Làm gì để giảm biến chứng do đái tháo đường?
Các biến chứng do đái tháo đường (ĐTĐ) thường rất nguy hiểm, gây tàn phế, thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong. Dưới đây là những cách giúp hạn chế những biến chứng đó.
ĐTĐ có thể gây ra các biến chứng gì?
Mắt: Bệnh ĐTĐ có thể làm tăng tỷ lệ các vấn đề liên quan đến thị lực đối với mắt, có thể dẫn đến mù lòa. Cụ thể là: đục thủy tinh thể; tăng nhãn áp; bệnh lý võng mạc.
Tim: Khi đường huyết tăng cao kéo dài nhiều năm có thể gây hại đến mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và tổn thương thần kinh. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Kèm theo đó, tăng huyết áp và tăng cholesterol làm nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Thận: Bệnh ĐTĐ làm tổn thương các mạch máu trong thận, từ đó dẫn đến tổn thương thận hoặc suy thận.
Chân: Lượng đường huyết tăng cao trong máu kéo dài dẫn đến sự lưu thông máu kém và tổn thương thần kinh, nếu đôi chân gặp phải các vấn đề như bị thương gây ra vết xước thì việc chữa lành thường chậm, có thể dẫn đến lở loét, hoại tử… Việc tổn thương thần kinh có thể làm mất đi cảm giác ở đôi chân, từ đó không cảm nhận được các tổn thương ở đôi chân nên thường dẫn đến nhiễm trùng nặng. Lúc này, giải pháp đưa ra là buộc phải cắt bỏ phần bị nhiễm trùng.
Thần kinh: Khi đường huyết cao dẫn đến biến chứng thần kinh do ĐTĐ, tổn thương thần kinh sẽ tạo cảm giác đau, ngứa, tê râm ran, đặc biệt là ở đôi chân.
Da: Bệnh nhân ĐTĐ có thể dễ nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm… ngoài da. Do lượng đường huyết cao nên các vết thương chậm lành.
Rối loạn cương dương: Nam giới mắc bệnh ĐTĐ thường có nguy cơ mắc rối loạn cương dương, do tổn thương thần kinh và tổn thương mạch máu nên lượng lưu thông máu đến dương vật kém.
Kiểm soát đường huyết chặt chẽ là cách tốt nhất giảm biến chứng của ĐTĐ.
Làm thế nào để giảm nguy cơ biến chứng do ĐTĐ?
Video đang HOT
Kiểm soát chặt chẽ đường huyết là cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh ĐTĐ. Người bệnh nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại đường huyết hằng ngày để theo dõi. Chỉ số đường huyết nên nằm trong các mức sau đây:
Trước bữa ăn: 70mg/dL-130mg/dL.
Sau ăn 2h: dưới 180mg/dL.
Kết quả xét nghiệm HbA1: HbA1C dưới 7% (mục tiêu HbA1C hợp lý cho người trưởng thành không mang thai).
HbA1C dưới 6,5% (nghiêm ngặt) dành cho người mới bị ĐTĐ, ĐTĐ type 2 đang được điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc metformin đơn độc và không mắc các bệnh về tim mạch – mạch vành.
HbA1C dưới 8% (ít nghiêm ngặt), thích hợp với các bệnh nhân có tiền sử bị hạ đường huyết nặng, biến chứng mạch máu nhỏ, bệnh ĐTĐ lâu năm.
Theo dõi huyết áp và cholesterol: Cố gắng giữ huyết áp dưới 140/90mmHg và cholesterol dưới 200mg/dL.
Đi khám thường xuyên: Bác sĩ có thể xét nghiệm máu, nước tiểu và các xét nghiệm khác để phát hiện các vấn đề do bệnh ĐTĐ gây ra. Nhiều biến chứng ĐTĐ không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nên việc đi khám thường xuyên, định kỳ là rất quan trọng.
Kiểm tra bàn tay và bàn chân mỗi ngày: Tìm kiếm các vết xước, vết cắt, vết loét, mụn nước hoặc các biểu hiện sưng đỏ ở chân. Rửa và lau chân khô bằng khăn sạch, mềm một cách cẩn thận mỗi ngày. Nên đi giày mềm khi đi dạo, không nên đi chân không. Vào mùa lạnh, nên đi thêm vớ để giữ ấm chân và luôn cắt móng chân sạch sẽ.
Chăm sóc da: Giữ làn da sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng bột talc ở những nơi da có thể chà xát vào nhau như nách. Hạn chế tắm vòi sen, tắm nước nóng hoặc sử dụng xà phòng và gel tắm. Dùng kem dưỡng ẩm cho da và dùng máy tạo độ ẩm trong phòng.
Thay đổi lối sống: Bỏ thuốc lá (nếu có hút), tuân thủ chế độ ăn hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ, tăng cường thể dục tùy theo tình trạng sức khỏe.
Phẫu thuật đục thể thuỷ tinh: Nhiều người bệnh đến viện khám khi đã muộn
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam tuy nhiên với sự tiến bộ của Y học, bệnh nhân sẽ được điều trị khỏi nếu đi khám sớm và phẫu thuật.
Nhiều bệnh nhân đến viện khám khi đã gần... mù
Theo các nghiên cứu, đục thể thuỷ tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả điều tra nhanh (RAB) tiến hành năm 2007 tại Việt nam, mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các nguyên nhân gây mù hai mắt trong dân số trên 50 tuổi.
Trong đó, đục thể thuỷ tinh do tuổi già là một nguyên nhân rất thường gặp đưa đến giảm thị lực ở người cao tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất.
Khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì.
Bệnh viện Mắt T.Ư phối hợp với Sở Y tế tỉnh Thái Bình khám, phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco miễn phí cho 200 bệnh nhân thuộc các diện chính sách và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đục thể thuỷ tinh như: do tuổi già, chấn thương, tia xạ, đái tháo đường, chấn thương đụng đập, đục bẩm sinh...
Điều đáng nói, tỉ lệ người cao tuổi bị đục thuỷ tinh thể khá cao nhưng không phải ai cũng biết tìm đến bệnh viện để khám để bác sĩ chỉ định điều trị sớm. Bác sĩ ở Viện mắt T.Ư cho biết, nhiều bệnh nhân khi đến viện đã trong tình trạng mắt nhìn kém, có nguy cơ mù.
Có người âm thầm chịu đựng và nghĩ do tuổi tác mắt kém, không biết mình bị bệnh để điều trị. Cụ thể như, đầu năm 2020 đến nay, bệnh viện mắt T.Ư khám, điều trị cho hàng nghìn ca đục thuỷ tinh thể. Trong đó, chủ yếu từ độ tuổi 50 trở lên, có trường hợp suý bị mù nhưng đã được bác sĩ phẫu thuật thay thấu kính nội nhãn. Bệnh nhân đã nhìn tốt trở lại sau khi được điều trị.
Theo các chuyên gia, khi người bệnh bị đục thể thuỷ tinh sẽ xuất hiện vùng đục trên thể thuỷ tinh trong suốt, làm các tia sáng khi đi vào mắt sẽ bị lệch hướng hoặc cản trở. Người bệnh sẽ cảm giác nhìn qua màng sương khói, mờ mục, nhìn có quầng, màu sắc không rõ ràng.
Đến nay, không có loại thuốc nào được chứng minh có thể làm chậm lại, phòng ngừa hoặc chữa được bệnh đục thể thuỷ tinh. Do đó, bệnh nhân có thể thăm khám và được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp hiệu quả nhất, trong đó nhân mắt sẽ được thay bằng một thấu kính nhân tạo.
C họn thể thủy tinh nhân tạo nào?
Cùng với sự tiến bộ về phương pháp phẫu thuật, các loại thể thủy tinh nhân tạo cũng được cải tiến không ngừng. Nhiều loại thể thủy tinh nhân tạo mới ra đời đã góp phần cải thiện đáng kể thị lực của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Với những mẫu thể thủy tinh nhân tạo hiện đại, các biến chứng đã giảm đi đáng kể, đặc biệt là biến chứng sa lệch thủy tinh nhân tạo.
Theo các chuyên gia, hầu hết các loại thể thủy tinh nhân tạo dùng cho bệnh nhân đục thể thủy tinh đều là loại mềm, dùng súng bắn vào trong túi bao nên đường rạch nhỏ, không phải khâu, thị lực phục hồi nhanh sau mổ, có thể xuất viện ngay trong ngày. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng mắt bệnh nhân, tùy thuộc nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn giúp họ lựa chọn thể thủy tinh nhân tạo phù hợp nhất mang lại kết quả tốt nhất.
Trước khi mổ bệnh nhân sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm đầy đủ. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh hiện nay gồm: mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao; mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao và tán nhuyễn thể thuỷ tinh bằng siêu âm.
Trong đó, mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao được đánh giá ít biến chứng hơn và còn giữ lại túi bao thể thuỷ tinh để đặt thể thuỷ tinh nhân tạo. Mổ thể thuỷ tinh trong bao chỉ còn được áp dụng trong những trường hợp lệch thể thuỷ tinh nhiều. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho đục thể thuỷ tinh ở trẻ em và các trường hợp có rách bao rộng do chấn thương.
Mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao là phẫu thuật lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thuỷ tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau tại chỗ. Phương pháp này có ưu điểm là hạn chế các biến chứng sau mổ, đặc biệt là tăng nhãn áp, phù hoàng điểm dạng nang và bong võng mạc.
Một số thể thủy tinh nhân tạo hiện đại thường dung gồm Thể thủy tinh nhân tạo phi cầu; Thể thủy tinh nhân tạo điều chỉnh loạn thị...
Trong đó, các loại thể thủy tinh nhân tạo phi cầu giúp giảm bớt cầu sai cho hệ thống quang học của mắt. Thông thường giác mạc có cầu sai dương được bù trừ bằng cầu sai âm của thể thủy tinh khi tuổi còn trẻ. Tuy nhiên thể thủy tinh tự nhiên sẽ biến đổi dần độ cong theo tuổi và cầu sai dần trở về 0 và chuyển thành cầu sai dương.
Thể thủy tinh nhân tạo điều chỉnh loạn thị: các loại kính điều chỉnh loạn thị thường được đánh dấu trục và đo đạc hết sức chính xác. Việc đặt kính trụ trong túi bao cần đúng trục do cứ lệch trục 10 sẽ làm giảm đi 3% hiệu quả của công suất trụ.
Các chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng là người dân phải biết phòng ngừa căn bệnh này bằng cách duy trì thói quen khám mắt thường xuyên có thể giúp phát hiện đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở các giai đoạn sớm nhất. Ngoài ra, cần điều trị và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường; Có chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamin C, đồng, mangan, kẽm...
Cần hạn chế các yếu tố nguy cơ khác, ánh sáng tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đeo kính râm chặn tia cực tím khi đang ở ngoài trời. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu...
Suýt mù mắt do biến chứng đái tháo đường diễn tiến nhanh Đục thủy tinh thể là biến chứng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Bệnh diễn tiến nhanh và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. BS. CKI. Trần Hiếu khám cho người bệnh. Tăng đường huyết làm tổn thương các mạch máu Đái tháo đường làm tăng đường huyết do khiếm khuyết...