Làm gì để cầm máu, giảm đau sau nhổ răng khôn?
Các trường hợp phẫu thuật răng khôn có thể trở lại với sinh hoạt thường ngày sau 3 – 4 ngày hoặc khoảng 1 tuần. Việc chăm sóc vết thương cũng ảnh hưởng đến quá trình “lành thương”.
Theo bác sĩ Lưu Hà Thanh (công tác tại Khoa Răng, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108), răng số 8 (răng khôn) là những chiếc răng cuối cùng xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành.
Nếu răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến những khu vực lân cận, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ răng nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề tiềm ẩn xuất hiện trong tương lai.
Răng khôn được xem là chiếc răng phức tạp nhất do răng thường mọc lệch, mọc ngầm gây đau và khó khăn trong việc phẫu thuật.
“Mỗi người sẽ sở hữu tối đa 4 răng số 8 (2 cái hàm dưới và 2 cái hàm trên chia đều cho 2 bên hàm). Tuy vậy, vẫn có nhiều trường hợp chỉ mọc từ 1 – 2 hoặc 3 chiếc, thậm chí là không có cái răng khôn nào”, bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Medaltec, cho biết thêm.
Theo bác sĩ Tuấn, tuy răng khôn thuộc hệ thống răng hàm nhưng dường như không đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn, bởi vì trước khi răng khôn xuất hiện thì chúng ta vẫn nhai nuốt thức ăn bình thường mà không gặp bất lợi gì.
Ngoài ra, có những người sở hữu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch còn khiến cho sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng lớn. Do vậy, nếu răng khôn của ai bị mọc lệch, mọc ngầm gây nhiều đau đớn và bất tiện thì nên tìm đến nha khoa để loại bỏ chúng.
Chăm sóc và vệ sinh ngày đầu sau nhổ răng
Video đang HOT
Theo các nha sĩ, việc nhổ bỏ và chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
Bác sĩ Hà Thanh lưu ý, ngay sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần cắn chặt miếng gạc đã được đặt trong miệng và để giữ chúng ở đúng vị trí vừa thực hiện nhổ răng, có thể bỏ gạc sau một giờ nếu máu được kiểm soát.
Nếu vùng phẫu thuật vẫn tiếp tục chảy máu, hãy tiếp tục cắn một miếng gạc mới thêm 30 – 45 phút để máu ngừng chảy hoàn toàn.
Bắt đầu súc miệng bằng nước muối sau 24 giờ sau kể từ khi phẫu thuật. Hãy chắc chắn rằng chỉ súc miệng nhẹ nhàng. Nên thực hiện các lần súc miệng này 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn.
Chảy máu sẽ xảy ra và không hiếm trường hợp chảy máu trong 24 – 48 giờ sau khi làm thủ thuật. Vì vậy, máu thực sự là một ít máu trộn với nước bọt.
Nếu chảy máu quá nhiều vẫn tiếp tục hãy thử điều chỉnh lại vị trí miếng gạc đang cắn. Nó có thể không gây đủ áp lực lên vùng mới nhổ răng. Ngồi thẳng lưng và tránh các hoạt động thể chất (vận động mạnh).
Dùng một túi nước đá liên tục trong một vài giờ để giảm sưng. Bệnh nhân có thể chườm 15 phút và nghỉ 15 phút. Nhưng không chườm đá liên tục vì có thể làm mặt bị bỏng lạnh. Nếu vẫn còn chảy máu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau. Bệnh nhân không cần quá lo lắng về việc bị đau sau khi hết thuốc tê. Các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân về các cách để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân hãy đảm bảo làm theo đúng các hướng dẫn.
Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt và không cần nhai nhiều như: bún, mỳ, cháo, súp… hoặc hãy cắt nhỏ thức ăn trước khi sử dụng. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm sữa chua, nước hoa quả để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.
Ngày thứ 2 sau phẫu thuật
Theo bác sĩ Hà Thanh, sưng tấy là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng. Tình trạng sưng tấy thường tồi tệ nhất trong 1 – 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật.
Bệnh nhân có thể giảm thiểu sưng tấy bằng cách chườm lạnh (phủ khăn) lên má bên cạnh vùng phẫu thuật. Áp dụng chườm 15 phút và nghỉ 15 phút trong 24 – 48 giờ đầu tiên. Đồng thời đảm bảo uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp giảm đau và sưng tấy
Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tiếp tục súc miệng bằng nước muối thường xuyên, ít nhất 2 – 3 lần/ngày. Bắt đầu vệ sinh răng miệng bằng bàn chải như bình thường (nhớ chải nhẹ nhàng và không làm bất cứ điều gì gây đau).
“Răng khôn được xem là chiếc răng phức tạp nhất do răng thường mọc lệch, mọc ngầm gây đau và khó khăn trong việc phẫu thuật. Chính vì vậy, việc nhổ bỏ và chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng rất quan trọng. Nếu sau khi nhổ răng có bất kỳ biến chứng nào hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại”, bác sĩ Hà Thanh lưu ý.
Mỗi ngày một chút gừng giúp bạn khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật
Trong thành phần gừng chứa nhiều gingerol, tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa các cơn đau nhức.
Gừng gia vị có dược tính mạnh
Trong y học cổ truyền, đây là vị thuốc khá quan trọng bởi nó có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, điều trị cảm cúm, cảm lạnh và một số bệnh khác vô cùng hiệu quả.
Trong thành phần của gừng có chứa hương thơm độc đáo là một trong những tinh dầu tự nhiên hay được sử dụng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa thì trong thành phần của gừng có chứa nhiều hoạt chất gingerol có khả năng chống viêm. Đồng thời, chất gingerol còn giúp chống oxi hóa mạnh mẽ tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Gừng giúp kháng viêm tốt cho xương khớp
Gừng trị ốm nghén
Khi mang thai nếu mẹ bầu uống trà gừng có thể giúp trị ốm nghén hiệu quả. Bởi trong gừng có hiệu quả cao trong việc phòng và điều trị chứng buồn nôn. Theo một nghiên cứu, khi bạn sử dụng từ 1.1 đến 1.5g gừng có thể giảm được triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, do gừng có tính cay nóng nên mẹ bầu không nên ăn nhiều kẻo gây nóng trong táo bón.
Giảm các cơn đau nhức
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì gừng đã được chứng minh có thể làm giảm các cơn đau nhức. Nếu bạn thường xuyên hấp thụ khoảng 2g gừng mỗi ngày thì sẽ giảm cơn đau nhức xương khớp. Ngoài ra, gừng còn có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả.
Gừng giúp trị ốm nghén
Gừng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư
Theo các chuyên gia nghiên cứu chia sẻ trong thành phần dinh dưỡng của gừngchứa hoạt chất 6-gingerol có khả năng chống ung thư khá linh hoạt. Nếu mỗi ngày một người thì việc dùng 2g gừng mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ở đại tràng.
Ngoài ra, gừng còn có tác động tích cực đến việc chống ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng và ung thư vú vô cùng hiệu quả.
Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ? Chấn thương chóp xoay vai là nguyên nhân phổ biến gây đau vai. Cơn đau có thể dai dẳng, nhức nhối và ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày. Những việc đơn giản như giơ tay lấy gì đó cũng khiến người mắc nhăn mặt vì đau. Chóp xoay vai là nhóm cơ và gân bao quanh khớp vai. Nó có chức...