Làm gì để bảo vệ con khỏi video độc hại
Các kênh video, ví dụ YouTube là nguồn tài nguyên tốt, giúp trẻ em học tập và giải trí nhưng cũng chứa nhiều nội dung độc hại, đòi hỏi mức độ giám sát cao.
Những năm gần đây, tình trạng trẻ em tiếp xúc với các video có nội dung không phù hợp trên Internet ngày càng nhiều, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mỹ từng ghi nhận những vụ việc trẻ em xem phải những video trong đó nhân vật hoạt hình có hành vi bạo lực với người thân.
Dù trẻ em vẫn xem tivi là chủ yếu, báo cáo năm 2017 của Tổ chức Common Sense Media (Mỹ) cho thấy mức độ sử dụng điện thoại và máy tính bảng của các bạn nhỏ ngày càng tăng lên. Vì màn hình nhỏ và trẻ dùng tai nghe, bố mẹ có thể không biết con em đang xem gì, từ đó khó lòng bảo vệ trẻ.
Ảnh: Shutterstock.
Những nội dung không phù hợp có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của đứa trẻ. Bản thân các em nhỏ cũng khó chịu khi vô tình gặp phải các video xấu, theo khảo sát năm 2010 trên trẻ em châu Âu.
Trong thời đại công nghệ, bố mẹ không thể cấm hoàn toàn con dùng Internet. Tuy vậy, phụ huynh sẽ hạn chế được tình trạng này nếu lưu ý những điều dưới đây.
Sử dụng ứng dụng trẻ em của các nền tảng video
YouTube Kids là ứng dụng được Google đưa ra vào năm 2015, phù hợp với trẻ từ 2 đến 8 tuổi. Ứng dụng miễn phí này có khả năng vô hiệu hóa chức năng tìm kiếm, lọc các từ khóa, hạn chế thời gian sử dụng của trẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thể sử dụng cho máy tính bàn và máy tính xách tay.
Bật chế độ hạn chế
Youtube cũng có chế độ hạn chế nhằm lọc ra “những nội dung có thể bị phản đối”. Bố mẹ chỉ cần kéo xuống dưới trang YouTube và bật nó. Đối với điện thoại, hãy vào mục cài đặt để bật chế độ này.
Hạn chế việc sử dụng tai nghe
Khi trẻ dùng tai nghe, bạn sẽ không thể biết liệu trẻ có đang tiếp xúc với những âm thanh bạo lực. Hãy cất tai nghe và ở đủ gần con để nghe thấy nội dung video.
Video đang HOT
Chuẩn bị sẵn các kênh cho con
Bạn có thể tạo tài khoản riêng trên nền tảng video cho con. Hãy xóa hết những nội dung xấu và thiết lập sẵn danh sách các kênh video mà bạn thấy phù hợp để trẻ không cần tìm kiếm mà vẫn có nhiều lựa chọn. Lưu ý, hãy thường xuyên kiểm tra lịch sử xem video của con để đảm bảo trẻ không tiếp xúc với thứ ngoài mong đợi.
Xem cùng nhau
Cách tốt nhất để đảm bảo con bạn không tiếp xúc với nội dung không phù hợp là xem cùng trẻ. Hãy ở cạnh con khi chúng sử dụng điện thoại, máy tính bảng để biết con đang xem gì. Bên cạnh đó, ngày nay, các loại tivi thông minh dễ dàng kết nối với điện thoại nên bạn cũng có thể hãy gợi ý con xem video trên màn hình lớn để tiện theo dõi.
Ngoài các điều trên, bố mẹ nên cảnh báo với trẻ rằng việc xem video online có thể khiến trẻ gặp phải một số nội dung không phù hợp. Hãy giải thích với trẻ rằng đây không phải lỗi của con và hướng dẫn các bé báo cáo vấn đề với nền tảng video.
Khi thấy các video xấu xuất hiện, chính bố mẹ cũng có thể gửi khiếu nại. Khi bị gây áp lực từ người dùng, các nền tảng video sẽ phải tự điều chỉnh thêm để bảo vệ trẻ em tốt hơn.
Con xem điện thoại suốt ngày, mẹ lập chiêu trị không quát mắng đòn roi, bé nghe răm rắp
Kể từ lần đó, cậu bé có được cho phép cũng không dám dùng điện thoại nữa.
Trong thời đại hiện nay, khối lượng công việc ngày càng nặng nề và quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp, rất khó cho các bậc phụ huynh để dành nhiều thời gian ở bên cạnh chăm sóc con cái. Không ít cha mẹ đã "giao phó" con mình cho chiếc điện thoại để chơi game hay xem phim hoạt hình,...
Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hậu quả vô cùng tay hại như ảnh hưởng đến thị lực, học tập giảm sút,... và dù cha mẹ nhắc nhở thế nào trẻ cũng không chịu nghe. Chính vì thế câu hỏi luôn khiến nhiều cha mẹ băn khoăn nhất đó là làm thế nào để con bớt dùng điện thoại đi?
Gần đây, câu chuyện "cai điện thoại" cho con trai vô cùng hài hước của một bà mẹ trẻ đã một phen gây bão cộng đồng mạng. Được biết, chuyện đã xảy ra cách đây khá lâu, tuy nhiên khoảng thời gian nghỉ dịch vừa qua trẻ ở nhà nhiều, nghiện điện thoại nên các bà mẹ lại thi nhau chia sẻ lại cách "cai nghiện" hiệu quả cho con.
Theo đó, vì cậu con trai sử dụng điện thoại quá nhiều nhưng hai vợ chồng chị đã dùng nhiều cách mà cậu bé vẫn một mực xem điện thoại. Dùng cả biện pháp mạnh là tịch thu điện thoại thì cậu bé lại ăn vạ, la hét, khóc lóc ầm ĩ.
Người mẹ vốn biết sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến trẻ nhỏ, đặc biệt là thị lực của trẻ. Vì vậy, sau nhiều lần suy nghĩ và tham khảo các ý kiến trên mạng, cuối cùng người mẹ đã nghĩ ra một cách chắc chắn có thể khiến con trai chị sẽ "cai" được điện thoại.
Tối hôm đó, khi con trai muốn xem điện thoại, người mẹ cho cậu bé xem thả ga. Cậu bé dán mắt vào điện thoại suốt buổi tối, đến khi ngủ, tay vẫn đang cầm chiếc điện thoại. Đó cũng là khi người mẹ bắt đầu hành động. Người mẹ này đã lấy phấn mắt của mình ra và tô đen lên hốc mắt của đứa trẻ, trông giống như quầng thâm.
Sáng hôm sau, cậu bé thức dậy, khi nhìn vào gương, thấy đối mắt thâm quầng của mình, cậu bé hoảng hồn khóc thét. Ngay lúc đó, người mẹ chạy đến và nhắc lại cho cậu bé nhớ những tác hại của việc xem điện thoại quá nhiều mà chị đã nhai đi nhai lại cho cậu bé nghe.
Kể từ lần đó, cậu bé có được cho phép cũng không dám dùng điện thoại nữa.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ, không ít bà mẹ học tập phương pháp độc đáo của người mẹ trẻ. Có mẹ thành công, nhưng cũng có một số phụ huynh thì không. Điều này phụ thuộc vào đội tuổi và độ nhận thức của trẻ. Vì vậy, đây không hẳn là một giải pháp hiệu quả.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề nghiện chơi điện thoại của trẻ em?
Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ nghiện điện thoại hay nghiện chơi game, cha mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:
Không nên đe dọa hay cấm trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Công nghệ không có lỗi, các biện pháp ép buộc không phải giải pháp tốt. Chính sự ngăn cấm mới chính là nguồn gốc gây nên sự mất tập trung của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân chính là do cơ thể con người luôn cần các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Trí não của trẻ cũng như vậy. Việc cấm đoán con trẻ sẽ làm chúng cả ngày chỉ nghĩ đến điện thoại và máy tính. Sự "thèm khát" do không được thỏa mãn ham muốn sẽ khiến trẻ bị mất tập trung mà thôi.
Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng Malaysia (Public Health Malaysia) cũng đã chia sẻ rằng các bậc cha mẹ không nên ngăn con cái của mình sử dụng điện thoại bằng cách dọa nạt trẻ. Tổ chức này giải thích rằng việc dọa con như thế có thể dẫn đến trải nghiệm đau thương cho trẻ và sẽ tồn tại mãi trong trí nhớ của chúng.
Thiết lập cho trẻ các nguyên tắc dùng điện thoại
Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng điện thoại. Cha mẹ vẫn nên cho trẻ tiếp xúc với điện thoại vì trong thời đại công nghẹ thông tin, sẽ rất thiệt thòi cho trẻ nếu chúng không biết cách sử dụng các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, điều quan trong là cha mẹ nên đặt ra các nguyên tắc khi sử dụng điện thoại.
Các bậc cha mẹ phải quản lý chặt chẽ con cái ngay từ khi còn nhỏ, cho trẻ sử dụng điện thoại di động vào một thời điểm cố định hàng ngày.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.
Mang đến cho trẻ những hoạt động giải trí khác
(Ảnh minh họa)
Muốn con cai điện thoại, cha mẹ thật sự không cần phải đe dọa con về tác hại của điện thoại như bà mẹ trẻ trong câu chuyện trên. Trên thực tế, cha mẹ chỉ cần tạo điệu kiền cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí khác như chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa, chơi các loại đồ chơi lành mạnh và kích thích phát triển trí não như xếp hình, lego,...
Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, cùng con đi tham quan, du lịch,... Các hoạt động này vừa có thể mang lại cho trẻ những trải nghiệm lý thú vừa khiến trẻ quên mất sự tồn tại của chiếc điện thoại di động.
Đừng đẩy con đến vực thẳm Thời gian vừa qua xảy ra một số vụ việc học sinh hành hung thầy, cô giáo khiến dư luận phẫn nộ. Thế nhưng sau khi mọi bức xúc lắng xuống thì ít ai còn để ý đằng sau đó là nhiều câu chuyện về giáo dục cần suy ngẫm. Cha mẹ hãy trao cho con đường về thay vì đẩy con đến...