Làm đúng chuẩn, gạo Việt Nam có thể xuất khẩu với giá 3.000 4.000 USD/tấn
Đó là khẳng định của ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty nông nghiệp công nghệ cao Trung An tại buổi tọa đàm trực tuyến “Xuất khẩu châu Âu với lợi thế EVFTA: Hàng Việt cần gì?” do Dự án Hàng Việt Nam chất lượng cao – chuẩn hội nhập thực hiện ngày 3/9.
Dù đã tăng lên đáng kể, nhưng giá xuất khẩu gạo vẫn chưa tương xứng với giá trị thực
Sau khi EVFTA có hiệu lực, Công ty Trung An đã ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng gạo thơm sang EU với giá FOB (giao tại tàu) là 1.080 USD/tấn. Trong khi trước khi có EVFTA, mức giá xuất khẩu cao nhất mà công ty ký được cũng chỉ ở mức 800 USD/tấn.
Ông Bình chia sẻ: “Văn hóa thương mại của Việt Nam rất kém, cứ mở cửa được thị trường nào thì lại đua nhau giảm giá để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Trong khi thực tế mức giá 1.080 USD/tấn không phải là cao và vẫn chưa đúng với giá trị thực. Nếu là đúng chuẩn, người châu Âu sẵn sàng trả mức giá 3.000 – 4.000 USD/tấn cho gạo hữu cơ của Việt Nam “.
Theo ông Bình, trước mắt Trung An chưa tính tới chuyện lãi nhiều hay ít, mà tập trung đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu. Trong dài hạn thì phải nâng cao giá trị lên để tương xứng với chất xám, công sức mà người nông dân và doanh nghiệp bỏ ra.
Video đang HOT
Trung An đang đàm phán với Pháp về việc để thương hiệu Trung An lên bao bì sản phẩm và đã được chấp nhận. Do đó, thời gian tới gạo Việt Nam sẽ được lên quầy kệ siêu thị châu Âu với chính thương hiệu Việt Nam.
Hiệp định EVFTA: Một tháng cấp trên 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ đi EU
Từ ngày 1-31/8 vừa qua tính từ khi EVFTA chính thức vận hành, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU.
Công nhân Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)
Bộ Công Thương cho biết trong vòng một tháng kể từ ngày 1-31/8 vừa qua tính từ khi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) chính thức vận hành, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU.
Theo đó, các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, càphê, hàng dệt may, túi xách, valy, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan...
Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh; trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
Theo Bộ Công thương, dù trước đó có một số doanh nghiệp xuất khẩu quan ngại về việc màu nền trên C/O không đúng là màu xanh lá cây, có thể ảnh hưởng đến việc hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào một số thị trường EU, nhưng Bộ đã lập tức trao đổi với đầu mối của EU về vấn đề này.
Chính vì vậy, kể từ ngày 31/8 vừa qua, phía EU đã chấp nhận các C/O với màu nền hiện tại như mẫu mà Việt Nam đã thông báo tới EU.
Việc này cũng đang được EU thông báo tới cơ quan hải quan các nước thành viên để đảm bảo các C/O theo mẫu hiện tại mà tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sẽ không bị từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.
Nhận định từ các chuyên gia cho thấy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam được cắt giảm thuế cao như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử...
Với EVFTA, hàng hóa xuất xứ Việt Nam sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa xuất xứ từ các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU.
Thực tế số liệu cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 kể từ khi EVFTA có hiệu lực cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, triển khai những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về quy tắc xuất xứ, nghiên cứu, hiện đại hóa việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ...
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với phía EU để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định.
Trường hợp doanh nghiệp cần thêm thông tin về thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa, đề nghị Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cục Xuất nhập khẩu qua địa chỉ email co@moit.gov.vn hoặc xnk-xxhh@moit.gov.vn để được hướng dẫn./.
Cơ hội khẳng định vị thế gạo Việt Nam Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến cả năm 2020 chỉ đạt 6,5 triệu tấn. Nhiều khả năng, Việt Nam có thể vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo. Một điểm đáng mừng hơn là thời gian vừa qua, có thời điểm giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam vượt Thái Lan do nhu cầu thế giới tăng cao và...