Lâm Đồng: Ông nông dân “liều” trồng thứ cà cà chua nghe tên là “muốn chạy”, ai ngờ lại thu tiền tỷ
Vụ đầu tiên, gia đình anh Đỗ Minh Hải (xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) xuống giống cà chua Runner. Cà chua này là giống cà chua cao sản thuộc dòng cà chua Beef, trái to vị ngọt, vỏ dày, cùi dày, tiện cho việc vận chuyển đi xa.
Giữa bạt ngàn cà phê, một nhà kính hiện đại, được đầu tư bài bản đang nuôi dưỡng những cây cà chua xanh tốt. Đầu tư hàng tỷ đồng để thay đổi cơ cấu cây trồng, một nông dân vùng sâu đã dám vượt qua giới hạn của bản thân, mang lại thu nhập cao bằng cây trồng cao cấp.
Vườn cà chua Runner chuẩn bị thu hoạch của gia đình anh Đỗ Minh Hải, (xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).
Đà Loan vốn là xã “chuyên canh” cà phê của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Dân cư trong xã chủ yếu sống bằng cây cà phê, thời gian gần đây có một số nông hộ chuyển dần một phần diện tích sang làm nhà lưới trồng rau.
Và hộ anh Đỗ Minh Hải, thôn Đà Thành, xã Đà Loan là một trong những hộ tiên phong nhất. Nhà kính của anh không phải nhà lưới tạm như hầu hết bà con xung quanh mà anh đã đầu tư một dàn nhà lưới cao cấp, áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại với số tiền không nhỏ.
Anh Đỗ Minh Hải cho biết: “Diện tích nhà kính gia đình mới xây dựng khoảng 4 sào, chi phí hơn 1 tỷ đồng với hệ thống tưới hiện đại. Ngay từ đầu, tất cả các phương tiện hỗ trợ như bộ châm phân tự động, bộ kiểm tra nhiệt độ, pH nước… đều được gia đình đầu tư lắp đặt đồng bộ, nên thuận lợi hơn rất nhiều trong việc canh tác cây trồng”.
Video đang HOT
Khu vực Đà Thành – nơi gia đình anh Đỗ Minh Hải cư trú vốn là đất trũng. Một vài năm, nước từ suối Đạ Quyn dâng lên là vườn lại ngập. Vì vậy, cây cà phê trồng đất này cũng èo uột, vàng lá, năng suất thấp do ngập nước.
Nhiều nông hộ đã cắt cây cà phê, chuyển qua một số cây trồng ngắn ngày như đậu, bắp. Anh Hải lại nghĩ, làm ăn phải tính đến chuyện lâu dài, có đầu tư mới có thu nhập tương xứng.
Vậy là anh tiến hành nâng đất, xây ta luy nâng cao hẳn khỏi mặt đất trũng, làm nhà kính hiện đại, đồng bộ hóa các phương tiện canh tác. Một dàn nhà kính hiện đại sẵn sàng cho cây trồng.
Vụ đầu tiên, gia đình anh Đỗ Minh Hải xuống giống cà chua Runner. Đây là giống cà chua cao sản thuộc dòng cà chua Beef, trái to vị ngọt, vỏ dày, cùi dày, tiện cho việc vận chuyển đi xa.
Trên diện tích 4 sào, gia đình xuống giống xấp xỉ 10.000 cây cà chua Runner, trồng hoàn toàn trên giá thể để đảm bảo canh tác đúng yêu cầu kỹ thuật.
Anh Hải chia sẻ: “Cà chua được trồng trong các túi giá thể, cách li hoàn toàn khỏi nền đất. Nước tưới nhỏ giọt được cắm thẳng vào từng gốc cà chua. Hệ thống tưới, châm phân hoàn toàn tự động, điều khiển qua app điện thoại…”.
Theo anh Hải, tùy thuộc vào thời tiết, thời điểm sinh trưởng của cây trồng mà tưới cho phù hợp, nắng tưới nhiều, trời mưa tưới ít hơn do lượng nước trong không khí cao. Phân cũng vậy, phân được pha trong bể riêng, hẹn giờ qua điện thoại và tưới hoàn toàn tự động.
Anh Hải cũng cho biết, kỹ thuật viên của hãng phân bón, hãng giống cũng thường xuyên ghé qua vườn, tư vấn cho gia đình các kỹ thuật chăm sóc cây trồng phù hợp.
Dưới sự chăm sóc tận tâm, những cây cà chua Runner bắt đầu cho trái. Vào thời điểm tháng 11/2021, gia đình anh Hải đang cung cấp cà chua với giá xấp xỉ 30.000 đồng/kg.
Cà chua Runner trồng 65 ngày bắt đầu cho thu hoạch và thu liền trong 4-5 tháng, mỗi gốc có thể cho năng suất 8-10 kg. Và gia đình anh Đỗ Minh Hải đang đón quả ngọt đầu mùa từ sự đầu tư chính xác của mình.
Không chỉ có sự đầu tư của gia đình, anh Đỗ Minh Hải cũng nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Hệ thống châm phân hiện đại của gia đình anh được huyện Đức Trọng hỗ trợ một phần kinh phí.
Tuy sự hỗ trợ chỉ chiếm con số nhỏ trong tổng kinh phí đầu tư, nhưng cũng giúp gia đình ấm lòng giữa thời điểm đầu tư dồn dập.
Lâm Đồng dỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch COVID-19 từ TP.HCM đi Đà Lạt
Các chốt kiểm soát dịch trên QL20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng đã chính thức dừng hoạt động.
Người dân vào tỉnh Lâm Đồng từ TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam đã "nhẹ gánh" ùn tắc.
Sáng 27/12, thông tin từ Cục Quản lý đường bộ IV cho biết, các chốt kiểm soát dịch trên QL20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng đã chính thức dừng hoạt động từ hôm nay.
Chiều qua 26/12, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản về việc dừng hoạt động các chốt kiểm soát liên tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kể từ 6h ngày 27/12.
Theo UBND tỉnh, tính đến nay, tỉ lệ dân số trên địa bàn tỉnh tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 đạt 75,9% (trong đó, dân số trên 18 tuổi tiêm đủ liều vaccine đạt 96,1%). Nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh thống nhất với đề xuất của Sở Y tế về việc dừng hoạt động các chốt kiểm soát liên tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trước khi dỡ bỏ, chốt kiểm soát trên Quốc lộ 20 qua Lâm Đồng thường xuyên ùn tắc.
2 chốt kiểm soát dịch bệnh liên tỉnh được dỡ bỏ là chốt số 1 nằm trên đèo Chuối (quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), kiểm soát người dân vào tỉnh Lâm Đồng từ TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam.
Và chốt số 2 nằm tại xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương), kiểm soát người dân vào địa phương từ tỉnh Khánh Hòa. Trong các chốt kiểm soát dịch bệnh, chốt số 1 là chốt thường xuyên quá tải do lượng người vào tỉnh Lâm Đồng nhiều và tăng đột biến khi các tỉnh thành mở cửa đi lại, thực hiện bình thường mới.
Trước đó, tỉnh Lâm Đồng lập chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên đèo Chuối, tại Km 82 300 (QL20, huyện Đạ Huoai), kiểm soát người dân vào tỉnh Lâm Đồng từ TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam. Trong khi đó chốt số 1 trên QL20 là chốt thường xuyên quá tải do lượng xe cộ hướng đi Đà Lạt luôn đông đúc. Tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên hơn khi nhiều tỉnh, thành mở cửa đi lại, thực hiện bình thường mới khi đến chốt phải dừng khai báo y tế cùng lúc bằng 2-3 ứng dụng và giấy cam kết viết tay.
Du khách đổ về Đà Lạt cuối tuần, chốt đèo Chuối kẹt cứng Chốt kiểm dịch đèo Chuối, cửa ngõ Lâm Đồng, nằm trên quốc lộ 20 (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) kẹt cứng do đông du khách đi Đà Lạt. Xe ùn ứ tại chốt kiểm dịch số 1 đèo Chuối tối 17-12 - Ảnh: PHÚC QUÂN Trong 2 ngày 16 và 17-12, tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, người dân, du khách...