Lâm Đồng: Nuôi loài bò Tây đẹp như tranh vẽ, lãi mỗi năm hơn 1 tỷ
Ngoài việc nuôi bò sữa với năng suất từ 25 – 30 lít sữa/ngày/con thì ông Lê Minh Tuấn (55 tuổi, phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) còn nuôi thêm bò ngoại nhập siêu thịt như 3B (BBB), Brahman và Red angus thuần chủng của Úc và bò Chorolais của Pháp mang lại thu nhập từ 1,2 – 1,5 tỷ đồng/năm.
Chuyển đổi sang nuôi bò ngoại đúng lúc
Đến trang trại nuôi bò của ông Lê Minh Tuấn, PV Báo điện tử DANVIET.VN không khỏi ngạc nhiên bởi sự khoa học trong cách chăm sóc những chú bò ngoại của ông. Những chú bò sữa được chăm sóc trong từng ngăn, được ăn thức ăn sạch và đủ tiêu chuẩn, khẩu phần.
Dẫn PV DANVIET.VN đi trong trang trại bò sạch sẽ của gia đình mình, ông Tuấn vẫn không quên kể về những ngày xưa. “Trước đây, gia đình tôi cũng như mọi gia đình ở Bảo Lộc chỉ trồng và chăm sóc cà phê. Cũng là nhà có điều kiện ở địa phương nhưng tôi luôn muốn tìm tòi để có hướng đi mới, phát triển kinh tế gia đình. Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu và quyết định đầu tư thêm để nuôi bò sữa”, ông Tuấn tâm sự.
Bên trong trang trại bò sữa được thiết kế thoáng mát, khoa học của gia đình ông Tuấn.
Năm 2013, đánh liều dùng vốn tích cóp được, ông Tuấn quyết định đầu tư 120 triệu đồng mua 2 con bò sữa về nuôi thử. Sau 1 năm chăm sóc thì ngoài số tiền hơn 100 triệu đồng thu được từ bán sữa, ông Tuấn còn có thêm được 2 con bê con.
Bên cạnh việc đầu tư về giống, ông Tuấn còn phá bỏ 2ha cà phê để trồng cỏ làm thức ăn cho đàn bò. Sau một thời gian, nhận thấy nuôi bò sữa mang lại lợi nhuận cao và ổn định, ông Tuấn quyết định đánh liều thêm lần nữa cầm cố đất, nhà cửa để vay ngân hàng hơn 2 tỷ đồng để đầu tư nuôi thêm bò.
Ngoài ra, lão nông Lê Minh Tuấn tiếp tục đầu tư thêm hệ thống chuồng trại trên diện tích hơn 2 sào. Với thiết kế thoáng mát, các trang thiết bị chiếu sáng, hệ thống làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa lạnh, xung quanh trang trại đều được ông đầu tư lưới bắt ruồi, muỗi nên đàn bò của ông khỏe mạnh, đẹp như tranh, cho năng suất sữa cao.
Kiên trì, nếm “trái đắng”
Chia sẻ với phóng viên, ông Tuấn cho biết: “Để có được thành công, bất kể công việc gì, chúng ta đều phải kiên trì, không kể phải nếm “trái đắng” để được kết quả. Chính vì vậy, ngay từ ban đầu khi mới bắt tay vào nghề nuôi bò, tôi đã gặp không ít khó khăn để có được thu nhập như ngày hôm nay”.
Video đang HOT
Để có được thành công và thu nhập tốt với nghề nuôi bò, nhất là giống bò ngoại, ông Tuấn cho rằng cần phải kiên trì, không kể phải nếm “trái đắng”.
Ông Tuấn cho biết, bò sữa là loại động vật khá kén thức ăn. Đặc biệt, nếu không có các biện pháp phòng, chống thì bò hay bị bệnh viêm vú, ảnh hưởng đến chất lượng sữa là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, cần phải duy trì các chế độ ăn hợp lý theo các thời kỳ lấy sữa và nuôi thai của đàn bò để đảm bảo bò không bị bệnh, khỏe mạnh.
Chưa chấp nhận những gì mình có, ông Tuấn tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại nuôi thêm hơn 80 con bò nhập ngoại chuyên lấy thịt.
Các loại bò siêu thịt của ông Tuấn đều là giống chất lượng như bò 3B (BBB), Brahman và Red angus thuần chủng của Úc, bò Chorolais của Pháp. Thức ăn của bò siêu thịt được ông Tuấn đã làm theo quy trình TMR – Total Mixed Ration.
Quy trình này đảm bảo cùng một lúc, bò được ăn các loại thức ăn khác nhau với khối lượng phù hợp nhu cầu, ổn định hệ vi sinh vật dạ cỏ, giảm các nguy cơ gây xáo trộn tiêu hóa, từ đó sử dụng hiệu quả lượng thức ăn ăn vào, nâng cao khả năng tăng trưởng của bò.
Với 150 con bò trong trang trại đã mang lại cho gia đình ông Tuấn nguồn lãi từ 1,2 – 1,5 tỷ đồng/năm sau khi trừ các chi phí.
Với quy trình TMR mà ông Tuấn áp dụng để vỗ béo đàn bò thịt, sau 10 – 12 tháng, đàn bò có thể đạt trọng lượng từ 600 – 700 kg/con. Sau khi xuất bán mang lại cho ông Tuấn nguồn lợi nhuận từ 13 – 15 triệu đồng/con.
Với 150 con bò trong trang trại đã mang lại cho gia đình ông Tuấn nguồn lãi từ 1,2 – 1,5 tỷ đồng/năm sau khi trừ các chi phí. Với khoảng 30 con bò sữa trưởng thành, ông Tuấn thu được từ 25 – 30 lít sữa/ngày/con. Hiện tại, toàn bộ sữa từ trang trại của ông Tuấn đều được Công ty Vinamilk ký hợp đồng bao tiêu, với mức giá 15 ngàn đồng/lít.
Hiện nay, bên trong trang trại của ông Tuấn luôn có 5 lao động, với mức thu nhập từ 6 – 6,5 triệu đồng/người/tháng. Săp tới, ông Tuấn sẽ tập trung vốn để mở thêm trang trại nuôi bò sinh sản, với quy mô khoảng 30 – 40 con bò nái.
Theo Danviet
Lâm Đồng: Chỉ trồng rau thôi, mỗi tháng lời gần 70 triệu đồng
Nhờ mạnh dạn đầu tư trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nên ông Trần Văn Nhĩ (phường Lộc Tiến, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã mang về thu nhập "khủng" mỗi năm lời hơn 700 triệu đồng. Các loài rau, củ, quả thực phẩm ông Nhĩ trồng ra được tin tưởng, đưa vào tiêu thụ mạnh tại siêu thị Coopmart Bảo Lộc và chợ Bảo Lộc.
PV Báo điện tử DANVIET.VN Gặp ông Nhĩ khi ông vẫn đang trong bộ quần áo lao động, vẫn đang chăm sóc trong khu vườn của mình. Nhìn ông Nhĩ, không ai nghĩ đây là một nông dân tỷ phú ở đất Bảo Lộc.
Ông Nhĩ cho biết, với 1ha đất thì trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc trồng cà phê truyền thống. Từ năm 2009, ông Nhĩ đã nhận thấy tại địa phương có rất ít các hộ dân trồng rau sạch, đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường tại chỗ, nhất là có thể đưa vào tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị. Chính vì vậy, ông Nhĩ đã quyết định chuyển đổi 1ha đất trồng cà phê của gia đình để trồng rau.
Ông Nhĩ bên những luống rau mồng tơi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trong trang trại trồng rau của mình.
"Vì thời điểm đó địa phương chưa ai làm rau sạch, rau an toàn nên rất khó khăn, mình thì mới làm kỹ thuật trồng rau VietGAP chưa có, kinh nghiệm trồng rau VietGAP cũng không. Chính vì thế tôi nghĩ, phải thử thì mới biết được nên đã tìm hiểu cách trồng rau sạch, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP để áp dụng tại vườn nhà", ông Nhĩ nhớ lại.
Vào thời điểm đó, khi trồng được rau rồi nhưng ông Nhĩ còn gặp rất nhiều rào cản. Việc chưa có kinh nghiệm nên mẫu mã, chất lượng cũng như sản lượng của rau, củ, quả trồng ra chưa được đảm bảo. Vì vậy, ban đầu để tiêu thụ được rau là bài toán đâu đầu của lão nông này.
Ban đầu, việc bán được sản phẩm là các loại rau, củ, quả thực phẩm trồng trong trang trại là rất khó khăn đối với gia đình ông Nhĩ.
Thời gian sau, khi kỹ thuật trồng rau an toàn VietGAP đã có, sản phẩm có mẫu mã đẹp thì giá cả lại lên xuống thất thường khiến ông Nhĩ lại càng gặp khó. Nhưng với quyết tâm của mình, ông Nhĩ đã không ngại mang rau đi để chào hàng, tìm mối rau nhằm tiêu thụ được sản phẩm.
Nhờ mẫu mã đẹp, rau có chất lượng nên rau của ông Nhĩ đã được các tiểu thương để ý. Hiện tại, rau trong vườn khi xuất bán ra thị trường đều được ông Nhĩ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và có dán nhãn chỉ dẫn địa lý, hộ sản xuất và ngày thu hoạch. Rau an toàn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Nhĩ cũng là sản phẩm quen thuộc tại siêu thị Coopmart Bảo Lộc và chợ Bảo Lộc.
Hiện nay, các sản phẩm rau của ông Nhĩ được bày bán tại siêu thị Coopmart Bảo Lộc và chợ Bảo Lộc.
"Với 1ha đất trồng các loại rau cải ngọt, cải cay, mùng tơi, tần ô, dưa leo, mướp đắng, xà lách của gia đình tôi luôn chăm sóc đạt chuẩn VietGAP, có dán nhãn chỉ dẫn địa lý, tên hộ sản xuất... Đặc biệt, ở đây chúng tôi hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học (BVTV). Nước tưới rau là nước ngầm không dùng nước tại các kênh, mương. Tiêu chí của tôi là luôn đặt sự an toàn của người tiêu dùng lên hàng đầu", ông Nhĩ khẳng định với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Với diện tích trang trại của gia đình, ông Nhĩ đã đầu tư bài bản hệ thống nhà lưới, lót li nông bên dưới và lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động thông qua điều khiển bằng điện thoại thông minh. Ngoài ra, trong trang trại trồng rau của gia đình, ông Nhĩ luôn có 8 công nhân lao động với mức lương khoảng 5,5 triệu đồng/tháng.
Một góc vườn rau được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Nhĩ.
Cầm trên tay những bó rau, ông Nhĩ tự tin trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN: "Mỗi năm, sau khi trừ các loại chi phí điện nước, phân bón, nhân công thì gia đình tôi thu lãi khoảng hơn 700 triệu đồng. Trung bình mỗi ngày, gia đình tôi cung cấp ra thị trường từ 500 - 700kg rau các loại. Trồng rau VietGAP sẽ khác và khó hơn trồng rau thông thường, chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng khi sản phẩm có đầu ra ổn định, khẳng định được chất lượng thì lợi nhuận sẽ cao".
Ngoài tự mình làm giàu từ rau sạch, hiện nay ông Nhĩ là Tổ trưởng Tổ hợp tác liên kết sản xuất rau an toàn tại địa phương với 16 hội viên và có hơn 10 ha trồng rau, củ, quả thực phẩm an toàn. Ông còn là 1 trong 39 nông dân xuất sắc của TP. Bảo Lộc được biểu dương, khen thưởng trong giai đoạn 2013 - 2018.
Theo Danviet
Nuôi bò bò sữa ở Mộc Châu chuồng trại sạch, bò khỏe, sữa nhiều Những năm gần đây, nhiều nông dân nuôi bò sữa ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư công nghệ xử lý chất thải, giúp các trang trại luôn sạch sẽ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giúp cho nghề nuôi bò sữa phát triển bền vững. Tiêu biểu như trang trại nuôi bò sữa của ông...