Lâm Đồng: Cứ trồng 1 sào loài hoa này, hết năm “bỏ túi” 100 triệu
“Nếu đầu tư bài bản và cây không bị nhiễm bệnh thì 1 sào hồng môn có giá trị kinh tế bằng 1 ha cà phê”, anh Đoàn Mạnh Hùng (33 tuổi, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nói về lý do anh chọn cây hồng môn để phát triển kinh tế gia đình.
Theo anh Hùng, kinh nghiệm thực tế từ những người trồng hoa hồng môn ở Di Linh cho thấy, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở Di Linh rất thích hợp để trồng loại hoa này. Quan trọng hơn trồng hoa hồng môn đem lại thu nhập cao hơn rất nhiều so với cà phê nên anh Hùng quyết định chuyển từ cà phê sang trồng hoa hồng môn.
Mô hình trồng hoa hồng môn cho thu nhập cao của anh Hùng. Ảnh: T.Chu
“Năm 2016, tôi bắt đầu chuyển sang trồng hồng môn. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu rất cao, mỗi sào khoảng 500 triệu đồng, nhưng thời gian thu hồi vốn khá nhanh. Nếu cùng một chi phí đầu tư, trồng cà phê phải mất 10 năm mới hoàn vốn, thì trồng hoa hồng môn chỉ mất khoảng 3 năm là đã hoàn vốn, vì giá trị kinh tế mà hoa hồng môn mang lại trên cùng một đơn vị diện tích cao hơn hẳn cây cà phê”, anh Hùng cho biết.
Từ 1 sào hồng môn ban đầu đến nay anh Hùng đã phát triển lên 2,5 sào hồng môn, với 11.000 cây. Trang trại trồng hoa hồng môn của anh Hùng được đầu tư khá bài bản: nhà lưới, dàn bằng ống thép chống gỉ, hệ thống tưới bán tự động, luống trồng hoa kết bằng tấm bê tông và tấm ván ép…
Anh Hùng chia sẻ: “Với 11.000 cây hoa hồng môn, 1 tháng tôi thu hoạch được khoảng 5.000 bông, mỗi bông hiện có giá từ 5.000 – 7.000 đồng. Như vậy, sau khi trừ chi phí, 1 sào hoa hồng môn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng”.
Video đang HOT
Cũng theo anh Hùng, ở trang trại hoa hồng môn của anh, bông được thu hoạch thành nhiều đợt khác nhau. Trung bình cứ 1 tuần anh Hùng thu hoạch bông một lần. Bông thu hoạch đến đâu thì thương lái thu mua tới đó. Hiện tại, trang trại hoa hồng môn của anh Hùng có các màu: trắng, hồng, đỏ, xanh…
Chị Phạm Thị Thúy Ngọc – vợ anh Hùng tâm sự: “Trồng hoa hồng môn cũng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Chỉ cần chịu khó mày mò tìm hiểu qua kinh nghiệm của những người đi trước là cách trồng, cách chăm sóc, cũng như phát hiện và xử lý kịp thời các loại nấm bệnh”.
Theo chị Ngọc, ở xã Hòa Ninh, ngoài vợ chồng chị trồng hoa hồng môn, còn có 3 – 4 hộ nữa. Tổng diện tích đất trồng hồng môn trên địa bàn xã Hòa Ninh hiện vào khoảng 3 ha.
Nhận xét về mô hình trồng hoa hồng môn mang lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình anh Hùng và chị Ngọc, anh Nguyễn Đình Tiện, Bí thư Đoàn xã Hòa Ninh cho hay: “Những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của mô hình trang trại hoa hồng môn của Hùng là thực tiễn sinh động để tham khảo và vận dụng, nhằm mục đích phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Chúng tôi cũng đã đề nghị anh Hùng hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho những thanh niên trên địa bàn xã Hòa Ninh và thanh niên của 5 xã phía Nam huyện Di Linh có nhu cầu trồng hoa hồng môn và Hùng rất sẵn lòng”.
Theo Trịnh Chu (Báo Lâm Đồng)
Tỷ phú chuyên canh sầu riêng Dona hạt lép giữa vùng cà phê
Việc làm giàu của tỷ phú Nguyễn Nghĩa Nam (Thôn 16, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đến từ chuyên canh sầu riêng Dona trên diện tích đất trước đây vốn trồng cà phê
Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2002, ông Nguyễn Nghĩa Nam (sinh 1962) đưa cả gia đình rời Đồng Tháp lên lập nghiệp tại Thôn 16, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh. Gom góp vốn liếng dành dụm, ông Nam mua 7 sào đất vườn của dân trong vùng để trồng trọt, chăn nuôi làm kế mưu sinh.
Tỷ phú Nguyễn Nghĩa Nam (bên phải) đang giới thiệu mô hình trồng sầu riêng với lãnh đạo huyện Di Linh.Ảnh: T.D.Hồng
Từ cuối năm 2003, ông Nam bắt đầu cho thay dần cây cà phê già cỗi, giá trị thấp bằng việc trồng loại sầu riêng Dona hạt lép. Ông Nam không canh tác như nhiều hộ dân trong vùng là trồng xen sầu riêng với các loại cây trồng khác trên cùng một diện tích mà trồng chuyên canh cây sầu riêng Dona.
Ông Nam lý giải, phương thức nào cũng đều có cái "ưu" và có cái "nhược". Nếu vì "lấy ngắn nuôi dài" (trồng xen nhiều loại cây) thì cây trồng chủ lực (sầu riêng) chậm lớn, thời gian cho quả chậm và sản lượng kém hơn. Ngược lại, nếu đầu tư chuyên canh vừa dễ chăm sóc (bón phân, làm cỏ, tưới nước...) sầu riêng vừa nhanh cho quả, vừa đảm bảo chất lượng và sản lượng cao; vừa thuận tiện trong thu hoạch...
Toàn bộ giống sầu riêng trồng trên diện tích đất vườn được ông Nam mua từ Công ty Sản xuất, phân phối Dona và được công ty tư vấn kỹ thuật, phương pháp ghép cành, cách thức chăm sóc chu đáo... Đến nay, trong tổng số 80 gốc sầu riêng trong vườn ông Nam, đã có 70 cây cho quả trong 7 năm qua.
Ông Nam cho biết, giống sầu riêng Dona hạt lép cũng khá dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, nhất là loại đất bazan; qua co mau xanh khi còn non va chuyển sang mau xanh sang khi chin. Sầu riêng Dona cơm rất dày, có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ dễ chịu; có vị béo đặc trưng, vị ngọt vừa phải; đồng thời, có thể bảo quản thời gian lâu... nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại, sầu riêng Dona đã được xuất bán ra nhiều nước trên thế giới nên có giá cao nhất trong các giống sầu riêng khác.
Ông Nam chia sẻ, hơn 7 năm qua, khi vườn sầu riêng cho thu hoạch, đã đem lại mức thu nhập đột biến cho gia đình. Những năm trước, trung bình mỗi mùa, gia đình ông thu hoạch từ 25 - 30 tấn quả; ông thường bán quả cho các tư thương đến mua tại vườn, giá dao động từ 55 đến 80 ngàn đồng/kg. Song, từ năm 2017 đến mùa sầu riêng năm 2018 vừa qua, do giá sầu riêng tăng cao, nhất là sầu riêng hạt lép nên chủ vựa đến đặt cọc mua "trọn gói" vườn sầu riêng của ông Nam từ khi quả còn non.
Năm 2017, vườn sầu riêng của ông Nam đạt khoảng 27 tấn quả (thu gần 1,2 tỷ đồng); năm 2018, đạt sản lượng khoảng 35 tấn, ông Nam thu nhập gần 2 tỷ đồng...
Ông Nam còn "bật mí", hơn 5 năm trước, vợ chồng ông đã mua thêm 3 ha đất tại xã Đạ Rsal (huyện Đam Rông) trồng 350 cây sầu riêng Dona; đến nay, đã có 200 cây cho quả bói. Tỷ phú 56 tuổi này vui mừng tâm sự, vài năm tới, khi 150 cây sầu riêng Dona ở xã Đạ Rsal cho quả rộ, mức thu nhập của gia đình ông sẽ còn nâng lên...
Nhờ có mức thu nhập cao và ổn định, sau hơn 15 năm lập nghiệp trên quê hương mới, từ một hộ khó khăn, gia đình nông dân Nguyễn Nghĩa Nam vươn lên thành tỷ phú sầu riêng Dona từ việc chuyên canh loại cây này. Cũng nhờ đó, 4 đứa con của vợ chồng ông đều được học hành đến nơi đến chốn; hiện có 2 người con lớn đã tốt nghiệp đại học đang làm việc tại tỉnh Bình Dương; còn 2 con đang học đại học...
Năm 2017, vợ chồng tỷ phú này đã xây nhà mới khá khang trang, bề thế, tổng trị giá 2,7 tỷ đồng; mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt gia đình. Cuộc sống giàu có, hạnh phúc mở ra từng ngày đối với gia đình tỷ phú này.
Ngoài sản xuất giỏi, ông Nam còn là một đảng viên có uy tín, nhiều năm qua, ông được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư chi bộ thôn; đóng góp tích cực trong các phong trào thi đua, các hoạt động của địa phương...
Theo T.D.H (Báo Lâm Đồng)
Lâm Đồng: Tiết kiệm 50% nước tưới cà phê bằng công nghệ thông minh Tiết kiệm 50% lượng nước, kiểm soát được phân bón, giảm chi phí mà vẫn tăng năng suất cà phê là hiệu quả từ mô hình tưới nước bằng cảm biến và công nghệ thông minh đang được triển khai tại Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng có trên 170.000ha cà phê với sản lượng trên 450.000 tấn/năm, nhưng một phần diện tích này...