Lâm Đồng: Có một vùng đất trồng thứ na lạ ra trái khổng lồ, ai trông thấy cũng trầm trồ
Những cây na nhỏ nhắn cho trái to gấp 2-3 lần trái na truyền thống. Không cần chờ lâu năm như câu ca “trẻ trồng na, già trồng chuối”, chỉ gần 2 năm những cây na đã đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Trên đất đồi xĐông Thanh, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng), những cây na đang mang lại vụ mùa bội thu.
Trên mảnh vườn đồi của ông Trần Ngọc Huần, thôn Thanh Trì, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng), trên 100 cây na đang bước vào cuối vụ thu hoạch.
Ông Trần Ngọc Huần chia sẻ, đây là những cây na (mãng cầu) giống Thái Lan ông mới trồng từ năm 2018. Khác hẳn với cây na truyền thống, cây na Thái ra hoa ngay sau 12 tháng trồng.
Cây na Thái còn khá nhỏ, chỉ cao ngang ngực người lớn đã bắt đầu ra hoa kết trái. Vụ năm 2019, vườn na Thái ra hoa nhưng ông Huần cắt bỏ hết để dưỡng cây, chỉ để lại vài trái để đánh giá chất lượng.
Vụ 2020, vườn na Thái cho hoa, trái rất sai. Tới tháng 8/2020, ông đã thu được trên 1 tạ trái na Thái ngọt.
Thu hoạch na Thái Lan ở xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Video đang HOT
Ông Huần cho biết, mảnh đất trồng na Thái là đất đồi, vốn chuyên canh tác cà phê. Đất dốc nên cà phê năng suất cũng không cao. Vì vậy, sau khi tìm hiểu xung quanh, ông Huần quyết tâm trục hết cà phê, xuống giống na Thái.
Đây là giống na cho năng suất rất cao, trái nặng trung bình 500-600 gr, có trái tới gần 1 kg. Na Thái trái to, thịt dai, ngọt và ít hạt so với na truyền thống. Từ khi kết trái tới khi thu hoạch mất khoảng 4 tháng.
Na Thái ra hoa vào tháng Ba và chính vụ thu hoạch là tháng Bảy. Sau khi thấy na “mở mắt”, các mắt na nở đều là na già, có thể cắt được.
Na Thái cắt phải đảm bảo trái già nhưng chưa chín, vận chuyển đi xa dễ dàng và khó dập nát. Hiện vườn na Thái nhà ông Huần được thương lái thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg, có trái nào mua hết trái đó. Chỉ với gần 2 sào đất và trồng 100 gốc na, ông Huần thu được trên 50 triệu đồng.
Cây na Thái Lan, dưới bàn tay chăm sóc của ông Trần Ngọc Huần, đã chứng tỏ rất phù hợp với vùng đất bazan như Đông Thanh. Ông Huần cho biết, cây lớn khá nhanh, ít sâu bệnh. Cây na Thái yêu cầu đất ẩm nhưng không ngập úng, thoát nước tốt. Khi trồng cây phải bón lót bằng phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai và khi vào mùa cần bón bằng phân NPK loại tốt.
Cây na sợ nấm bệnh và côn trùng ăn lá, cần chú ý nấm bệnh nhất là vào mùa mưa. Khi kết trái, yêu cầu bắt buộc phải bọc trái bằng túi làm từ vải không dệt màu trắng. Túi vải giúp trái an toàn khỏi ruồi vàng đục trái và các sâu bệnh hại.
Cây na hai năm tuổi ra hoa và kết trái non rất nhiều nhưng ông Huần tỉa bớt, chỉ để lại 5-6 trái/cây. Ông chia sẻ, tỉa bớt trái vì cây còn nhỏ, ít trái sẽ giúp trái to đều và cây bền sức. Theo ông tìm hiểu, tới khi cây 5-6 tuổi, năng suất sẽ đạt 30-40 kg trái/cây.
Để đảm bảo cây phát triển tốt, thông thoáng, cần trồng mật độ thưa, tầm 50-60 cây/sào. So với cây trồng truyền thống như cà phê, cây na chăm nhàn hơn và cho thu nhập tốt hơn nhiều lần. Hiện ông Huần đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng na Thái Lan thay cho vườn cà phê năng suất thấp.
Ông Trần Văn Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) nhận xét, ông Trần Ngọc Huần là hộ nông dân sản xuất giỏi, chịu khó tìm tòi, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Ông là người đầu tiên mạnh dạn xuống giống cây na Thái Lan và đã có thu hoạch.
Lâm Đồng: Cho bơ "chung nhà" với cà phê, cây nào cây nấy sai quả như muốn gãy cành
Ông Trần Văn Xuất (52 tuổi, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã mạnh dạn trồng xen 600 cây bơ ghép các loại trong khu vườn rộng 3ha của mình. Cho thu hoạch hàng chục tấn bơ mỗi năm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Tăng thêm thu nhập
Trở lại nhà ông Xuất lần thứ 2, phóng viên chúng tôi không khỏi bất ngờ về sự phát triển của khu vườn bơ xen cà phê này. Lần đầu tiên, chúng tôi đến tham quan vườn của ông Xuất theo dự án VnSat của tỉnh Lâm Đồng. Đó cũng là lần phóng viên được chiêm ngưỡng vườn cà phê sai trĩu quả của ông Xuất. Lần thứ hai, lão nông này làm cho chúng tôi ngạc nhiên, bất ngờ xen lẫn khâm phục bởi những cây bơ quả sai như muốn gãy cành.
Trong khu vườn 3ha của mình, ông Xuất trồng chủ yếu là bơ 034, bơ booth, bơ hass, bơ pinkerton (bơ pin). Tất cả bơ trong vườn đều được lão nông này ươm bằng hạt rồi trồng trong vườn khoảng 2 năm. Sau đó, ông tiến hành dùng mầm của các loại trên ghép lên thân cây cũ. Những cây bơ được trồng bằng hạt sẽ có bộ rễ khỏe, sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh tốt. Sau khi kết hợp với mầm ghép sẽ cho năng suất cao, chất lượng quả cũng được đảm bảo.
Ông Xuất cho rằng, việc xen canh bơ với cà phê sẽ cho người dân một nguồn thu nhập nữa, hiệu quả hơn. Ảnh: P.V
"Hiện các xã viên đang thực hiện canh tác, chăm sóc bơ theo tiêu chuẩn VietGAP. Chúng tôi cũng đang cố gắng thực hiện các bước để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2020".
Ông Trần Văn Xuất - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Nam Ban
"Trên cùng một đơn vị diện tích là 1ha, nếu chỉ trồng cà phê thì sản lượng dao động trong khoảng 4 - 5 tấn cà phê nhân mỗi năm. Với giá hiện nay chỉ được tối đa 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đi cũng chẳng còn được là bao. Thế nhưng, trên diện tích này tôi xen canh thêm 200 cây bơ ghép nữa thì thu nhập sẽ tăng lên đáng kể. Mỗi gốc bơ 6 - 7 năm tuổi sẽ cho sản lượng khoảng 100kg trái. Như vậy, tôi sẽ có thêm 20 tấn bơ, trừ 50% chi phí đi thu nhập vẫn cao" - ông Xuất nhẩm tính.
Hiện nay, giá các loại bơ đã giảm 50% so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thế nhưng giá này vẫn ở mức người dân có thể chấp nhận được. Hiện bơ 034 có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg (70.000 đồng năm 2019), bơ booth có giá 20.000 đồng/kg (35.000 đồng/kg năm 2019), bơ pin có giá 15.000 đồng/kg (60.000 đồng/kg năm 2019), bơ hass có giá 22.000 đồng/kg (60.000 đồng/kg năm 2019).
Đến nay, trong khu vườn 3ha của gia đình mình, ông Xuất đã trồng xen canh 600 cây bơ các loại. Trong đó, 200 cây bơ 6 - 7 năm tuổi đang cho thu hoạch chính, 200 cây bơ nhỏ hơn đang cho thu bói. Trong năm 2019, gia đình ông Xuất đã thu hoạch được khoảng 5 - 6 tấn bơ các loại. Tuy nhiên, trong năm nay, dự kiến ông Xuất sẽ thu được từ 10 - 12 tấn bơ. Vừa qua, lão nông này đã thu được khoảng 4 tấn, còn khoảng 7 - 8 tấn bơ quả trên cây nữa sẽ được thu hoạch trong thời gian tới.
Hướng tới tiêu chuẩn VietGAP
Tay nâng những chùm bơ sai trĩu, ông Xuất chia sẻ với phóng viên: "Trong những năm vừa qua, gia đình tôi cũng giống như những gia đình khác ở địa phương, do giá cà phê xuống thấp, không đủ trang trải cuộc sống nên đã chuyển đổi, trồng xen cây ăn trái như sầu riêng, bơ, thanh long trong vườn. Trên cùng một đơn vị diện tích, nếu chỉ có cà phê sẽ không thu được bao nhiêu. Nhưng nếu có thêm bơ, sầu riêng sẽ có thêm một nguồn thu lớn khác. Chính vì thế, từ năm 2014, gia đình tôi cũng chuyển đổi và trồng thử nghiệm nhiều cây bơ trong vườn".
Tại thị trấn Nam Ban có nhiều người có cùng mô hình trồng cây ăn trái xen với cà phê. Vì vậy, năm 2019, ông Xuất cùng một số người đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Nam Ban. HTX được thành lập trên cơ sở từ một tổ hợp tác cà phê tại địa phương. Hiện, tổng diện tích cây ăn trái như bơ, sầu riêng, thanh long của HTX khoảng 85ha của 35 xã viên. Trong đó, 20ha trồng bơ của HTX được người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Xuất cũng cho rằng, trong thời gian sắp tới, bơ hass sẽ có tiềm năng để phát triển trên thị trường. Giống bơ này được các nước Nhật Bản, Mỹ, Úc, các nước Eu ưa chuộng do có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, 80% bơ xuất khẩu của thế giới là bơ hass. Tuy nhiên, hiện các tỉnh Tây Nguyên đang phát triển loại cây ăn quả này với diện tích lớn.Vì vậy, nếu nhà nước không có định hướng, chính sách đưa các nhà máy chế biến nông sản về các tỉnh khu vực Tây Nguyên thì người dân rất dễ lại quay vào vòng xoáy "trồng chặt, chặt trồng".
Thương lái lác đác, nông dân "thủ phủ" chuối xuất khẩu đứng ngồi không yên Dù đã vào vụ thu hoạch nhưng giá chuối xuất khẩu tại "thủ phủ" chuối Đồng Nai đang thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất khiến nông dân rơi vào cảnh thua lỗ. Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trảng Bom, địa phương có diện tích chuối lớn nhất tỉnh Đồng Nai, hiện thương lái thu...