Làm điều “sung sướng” này mỗi trưa, coi chừng… chết sớm
Có lẽ không có gì sung sướng bằng một giấc ngủ trưa “thẳng cẳng” sau một buổi sáng làm việc mệt nhọc. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới, giấc trưa thoải mái có thể làm tăng 30% nguy cơ chết sớm do mọi nguyên nhân.
Công trình dẫn đầu bởi tiến sĩ Zhe Pan, đến từ Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Y Quảng Châu (Trung Quốc), vừa công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Sleep Medicine. Nghiên cứu này dựa trên 313.651 người (57,8% là nữ giới, 39,9% có ngủ trưa), được thu thập nhờ hệ thống dữ liệu sức khỏe quốc tế Mediline, Embase và Cochrane.
Giấc ngủ trưa thoải mái, kéo dài hàng giờ liền có thể khiến bạn… chết sớm, đặc biệt là nếu bạn là người trẻ tuổi – ảnh minh họa từ Internet
Kết quả cho thấy những người có thói quen ngủ trưa dài trên 1 giờ có nguy cơ chết sớm do mọi nguyên nhân cao hơn 30% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch – nguyên nhân gây chết sớm hàng đầu ở nhiều quốc gia – lên đến 34% so với người ngủ trưa ngắn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mức gia tăng nguy cơ này chỉ được xác định ở người đã ngủ tương đối đủ ban đêm (trên 6 giờ).
Nếu so sánh với người không ngủ trưa thì nguy cơ chết sớm sẽ cao hơn 22% ở người trẻ tuổi và cao hơn 17% người lớn tuổi.
Trong khi đó, nếu bạn có giấc ngủ trưa ngắn (30 đến 45 phút, hoặc có thể ngắn hơn), sức khỏe tim mạch được cải thiện rõ ràng và tuổi thọ cũng gia tăng. Nguyên nhân của lợi ích này chưa rõ ràng nhưng có bằng chứng cho thấy giấc ngủ trưa dài làm tăng mức độ viêm trong cơ thể và liên quan đến các bệnh cao huyết áp, tiểu đường và sức khỏe thể chất kém.
Tiến sĩ Pan gợi ý vào những ngày quá mệt mỏi, bạn vẫn có thể ngủ trưa dài một chút nhưng hãy giữ nó ở mức an toàn là dưới 1 giờ.
Người trẻ và khỏe làm lây lan virus, người già và yếu gánh hậu quả
Sự lây lan của dịch Covid-19 đang ngày càng được thúc đẩy bởi những người ở độ tuổi 20, 30 và 40, với nhiều người trong số họ không biết rằng mình đã bị nhiễm virus.
"Điều này làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm đối với nhóm người dễ bị tổn thương như người già, người bệnh cần điêu trị lâu dài, những người sống trong khu vực đông dân cư và nơi có hệ thống y tế yếu kém", Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Takeshi Kasai nói trong cuộc họp báo hôm 18/8, theo Reuters.
Tại Hàn Quốc, số người dương tính liên quan đến nhà thờ Sarang Jeil đã tăng lên 438, trong đó có 282 ca ở Seoul. Đến nay, chỉ khoảng trong số 4.000 tín đồ của nhà thờ này được xét nghiệm, với 16% kết quả là dương tính.
Yonhap cho biết Sarang Jeil hiện là ổ dịch lớn thứ hai Hàn Quốc, sau giáo phái Tân Thiên Địa, nơi xuất phát của 5.214 người dương tính với Covid-19 hồi tháng 2.
Giới trẻ xếp hàng vào một hộp đêm ở Helsinki, Phần Lan, hôm 15/7 sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ đối với các nhà hàng, quán bar, hộp đêm. Ảnh: Reuters.
Tại Nga, khoảng 30 người, hầu hết là vũ công ba lê, của công ty múa ba lê Mariinsky nổi tiếng thế giới đã nhiễm Covid-19. Gần 300 vũ công khác đã được yêu cầu tự cách ly tại nhà.
Trung Quốc báo cáo 22 ca nhiễm Covid-19 mới hôm 18/8, tất cả đều là ca nhiễm "nhập khẩu". Trong đó, 17 bệnh nhân không có triệu chứng, so với ngày hôm qua là 37 người. Không có ca tử vong nào.
Bang Victoria, tâm dịch ở Australia, ghi nhận 222 ca nhiễm mới, con số thấp nhất trong 1 tháng qua, và 17 ca tử vong hôm 18/8. Trong số 17 ca tử vong có 13 ca là những người chăm sóc người cao tuổi. Bang đã yêu cầu tất cả người dân đi xét nghiệm ngay khi có các triệu chứng.
New Zealand đã loại trừ thực phẩm và hàng hóa đông lạnh là nguồn gốc của đợt tái bùng phát khiến Auckland phải áp lệnh phong tỏa trở lại.
Thế giới đến nay có gần 21,9 triệu người nhiễm Covid-19 và hơn 774.000 người tử vong. Gần 13,8 triệu người đã khỏi bệnh.
Khi dịch bệnh "tấn công" người trẻ Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cao tuổi. Thế nhưng, trên thế giới và tại Việt Nam đã ghi nhận những người trẻ mắc Covid-19 và tử vong vì bệnh này. Đa phần người trẻ tử vong do Covid-19 đều trên những bệnh nền có sẵn, như: Tim mạch, suy thận, đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp... Do...