Làm đẹp an toàn và hiệu quả với lô hội
Trước tiên, lấy lá lô hội tươi, rửa sạch, loại bỏ mép lá có răng cưa rồi ép lấy nước, sau đó lọc kỹ qua hai lớp vải bông mịn ta sẽ được một dung dịch dưỡng da nguyên chất khá tốt. Khi dùng, nhỏ 2 – 3 giọt dịch lô hội vào lòng bàn tay, nhỏ thêm 4 – 5 giọt nước sạch, rồi hòa đều và thoa trực tiếp lên da mặt. Dung dịch này không để được lâu, chỉ dùng trong khoảng 4 – 5 ngày.
Điều cần lưu ý là, có một số người làn da dễ mẫn cảm nên khi dùng dung dịch này có thể bị đỏ da và mẩn ngứa. Vì thế, trước khi dùng bạn nên tiến hành thử nghiệm tiếp xúc trên da. Cách làm đơn giản như sau: Lấy lá lô hội tươi, rửa sạch, cắt thành miếng dài chừng 3 cm, bóc bỏ vỏ ngoài rồi đặt lên mặt trong cẳng tay, dùng dây cố định lại, để qua một đêm, sáng hôm sau bỏ ra, nếu không có hiện tượng đỏ da hoặc mẩn ngứa thì có thể yên tâm sử dụng. Trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi cơ thể ốm yếu, da dễ mẫn cảm thì không nên dùng.
Cách khác
Tiến hành lần lượt các bước như sau : Lấy lá lô hội tươi rửa sạch rồi ép lấy nước; lọc kỹ dung dịch này qua vải bông mịn; đồng thời lấy dưa chuột tươi rửa sạch, ép lấy nước và lọc kỹ. Đập một quả trứng gà, cho 2 thìa cà phê dịch lá lô hội, 3 thìa cà phê dịch dưa chuột và 2 thìa cà phê đường đỏ, đánh kỹ; sau đó, cho vào hỗn dịch này một ít bột mì, trộn đều để được một thứ hồ dính. Mỗi tuần một lần, dùng hồ thuốc này bôi đều lên da mặt, trừ vùng quanh mắt và miệng, lưu thuốc trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Video đang HOT
Cả hai cách này đều có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, làm sạch da, thúc đẩy quá trình tân tạo da và chống lão hóa nên dùng để dưỡng da rất tốt. Lẽ dĩ nhiên, cả hai phương pháp đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rẻ tiền. Chỉ cần một chậu cảnh trồng vài cây lô hội, là bạn đã có đủ nguyên liệu để sử dụng lâu dài. Nếu bạn kết hợp dùng cả hai cách với nhau thì hiệu quả dưỡng da càng mỹ mãn.
Theo Blogsuckhoe
Rau đắng đất vị thuốc quý từ thiên nhiên
Chẳng cứ người miền Nam, hầu như người dân Việt Nam nào cũng biết đến rau đắng bởi lời ca của nhạc sĩ Bắc Sơn qua bài hát "Còn thương rau đắng mọc sau hè" đã "phổ biến" loại rau này ra khắp cả nước. Không đơn giản là một thứ rau dân giã, rau đắng còn gợi thương, gợi nhớ, đặc biệt với người ly hương.
Quy trình thu hái, bảo tồn dược liệu rau đắng đất.
Rau đắng quê hương!
"Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình, nhớ lũy tre xanh dạo quanh, khung trời kỷ niệm chợt thèm rau đắng nấu canh".
"Rau đắng" hay còn gọi là "rau đắng đất" mọc hoang nhiều ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Cây rất dễ sống, do khả năng phân nhánh khỏe nên thường mọc thành đám ở ruộng trồng ngô, khoai, sắn, ở bãi sông, nương rẫy và thậm chí ở ven đường đi. Thứ rau này tuy dễ kiếm nhưng lại hiếm khi bán ngoài chợ; thường là người dân tìm thấy, nhổ cả bụi, mỗi chỗ một ít đem về rửa sạch nấu canh ăn. Món lẩu cá kèo, lẩu mắm hay canh cá lóc, canh cá rô đồng... đặc sản miền Tây không thể thiếu rau đắng đất - thứ rau mới cho vào miệng thì có vị đắng, nhưng khi trôi xuống họng lại có vị ngọt khó quên. "À ơi... Canh rau đắng, cá rô đồng; Nồi cơm mẹ nấu à ơi... thơm nồng buổi trưa"; "Rau đắng ngọt lịm tình quê, anh đi lục tỉnh anh mê không về"... Rau đắng đã vào ca dao, theo câu hát ru đi vào tâm hồn người Việt như thế.
Thuốc từ rau đắng
Trong dân gian, từ lâu rau đắng đã được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm gan, làm mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả. Theo các tài liệu Đông y, rau đắng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, giải độc, nhuận tràng, dùng trong các trường hợp: nóng trong người, mẩn ngứa do gan yếu. Trong các bữa nhậu lai rai của người miền Nam, đĩa rau đắng đất vừa là thứ rau gia vị, vừa có tác dụng giải rượu rất hiệu quả. Rau đắng đất được coi là cây thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người bởi sự lành tính và những lợi ích tuyệt vời của nó.
GS.TS Đỗ Tất Lợi viết trong tài liệu "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam": rau đắng đất hay còn gọi là cây xương cá hay cây càng tôm là loài cây cỏ mọc bò gần sát mặt đất, lá nhỏ có bẹ chìa, hoa màu hồng tím mọc tụ 1-5 hoa ở kẽ lá. Rau đắng đất mọc khắp nơi tại các tỉnh của Việt Nam, thường mọc nhiều nơi ẩm ướt. Trong rau đắng đất có chứa 0.35 % tanin, Vitamin C (900mg% đối với cây khô kiệt), Catotin (39%), đường, tinh dầu và một ít ancaloit. Rau đắng có tính bình, không độc, lợi tiểu, sát trùng bàng quang, ăn nhiều có thể chữa đái buốt, sỏi thận, giải độc...
Thuốc bổ gan từ nguyên liệu sạch
Xuất phát từ việc rau đắng đất lành tính và có những công dụng tuyệt vời (nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc), kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây đắng đất chữa bệnh trong dân gian, Công ty dược phẩm Traphaco đã sử dụng rau đắng đất là một trong ba dược liệu chính sản xuất ra thuốc bổ gan Boganic. Dù cây rau đắng đất dễ sống, mọc hoang, nhưng để làm sao để cây rau này đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc với số lượng lớn, các cán bộ Công ty dược phẩm Traphaco đã hướng dẫn bà con nông dân phát triển cây rau đắng đất mọc hoang hóa thành cây dược liệu trồng tập trung, đặc biệt là hướng dẫn bà con thực hiện quy trình thu hái cây rau đắng đất theo tiêu chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc).
Trước đây, người nông dân thu hoạch cây đem bán không theo thời điểm cụ thể, phơi ngoài sân, thậm chí ngoài đường, trên mặt đất nên cây thường không "sạch", có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, không đảm bảo hàm lượng hoạt chất được cao nhất. Traphaco đã hướng dẫn bà con quy trình thu hái ở thời điểm tối ưu để rau đắng đất có hàm lượng hoạt chất đạt cao nhất; đồng thời đảm bảo được công tác bảo tồn phát triển cây thuốc. Đó là khi cây phát triển được từ 5 đến 7 tháng thì thu hoạch. Đây là thời điểm cây phát triển mạnh, đã ra hoa kết quả, hàm lượng hoạt chất đạt cao nhất. Việc thu hoạch vào thời điểm này còn có ý nghĩa bảo tồn cây thuốc bởi lẽ khi thu hái, người nông dân sẽ rũ sạch đất ra khỏi rễ, hành động này "vô tình" giúp phát tán hạt của cây ra xung quanh, vì thế vừa thu hoạch vừa đảm bảo công tác bảo tồn, phát triển được cây con mới từ hạt.
Rau đắng đất thu hái về được rửa sạch tại bồn rửa, rửa lại bằng máy rửa ozon, được phơi tại sân sạch, trên một tấm lưới ngăn cách tiếp xúc với mặt đất. Ban đêm, rau đắng đất được chuyển vào nhà kho cạnh sân phơi để tránh sương, mưa... Sau khi đem phơi, rau sẽ được đóng gói, ép kiện theo quy trình công nghệ để đảm bảo sạch. Từ nguyên liệu sạch này, các hoạt chất sẽ được chiết xuất, sản xuất thành thuốc chữa bệnh cho người dân.
Theo TPO
Chữa ho lâu ngày do nhiễm lạnh với cây hắc sâm Theo Y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt hơi đắng, tính hàn. Quy kinh phế, vị, thận. Huyền sâm được xếp vào loại thuốc thanh nhiệt giáng hỏa, sinh tân, Bà con thường thu hái rễ củ của cây hắc sâm (huyền sâm), về phơi khô để dùng dần. Theo Y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt hơi đắng,...