Làm dâu Đức, 9X Việt được mẹ chồng đeo lắc chân, giặt đồ lót mang tận lên phòng
Sau khi sinh con, chị Uyên được mẹ chồng tặng cho chiếc lắc chân vô cực. Bà còn không ngần ngại đeo vào chân cho chị.
Hơn 1 năm kết hôn, chị Uyên Hallier (28 tuổi, TP. HCM) đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc bên ông xã Enrico Hallier (34 tuổi, Đức) tại Đức. Tổ ấm nhỏ của chị Uyên vừa chào đón thành viên mới đến với gia đình. Mặc dù sống riêng với gia đình nhà chồng nhưng hơn 1 năm qua chị Uyên luôn được bố mẹ chồng bảo bọc, yêu thương, chăm sóc như con gái ruột ở nơi xa xứ.
Chị Uyên và ông xã.
Trước khi lấy chồng sang Đức, chị Uyên là phóng viên tại TP.HCM. Chị và anh Enrico quen nhau trong một lần anh sang xử lý nhà máy nước ngọt bị hỏng nặng ở Việt Nam. Khi đó, chị đến đây phỏng vấn viết bài và có cơ hội gặp anh. Cả 2 chào hỏi vài câu, kết bạn Facebook với nhau nhưng cũng chẳng liên lạc gì vì chị Uyên đã có người yêu và sẽ đính hôn vào đầu năm tới. Tuy nhiên, như sự sắp đặt của ông trời, chị và bạn trai dừng lại vào đầu năm 2018 và cuối năm 2018, anh Enrico gửi tin nhắn chúc mừng Giáng sinh đến chị. Chính bởi tin nhắn này đã bắt đầu câu chuyện tình yêu của cả 2.
Chưa bao giờ nghĩ sẽ lấy chồng Tây và rời khỏi Việt Nam nhưng sau khi nhận được lời tỏ tình của anh và sự tư vấn của bạn thân, chị Uyên đã suy nghĩ lại về việc cho anh Enrico một cơ hội. Đặc biệt, như một sự trùng hợp trong giai đoạn đó, hãng nước ngọt ở Việt Nam liên tục hư khiến anh Enrico phải bay về Việt Nam công tác thường xuyên nên cả 2 có thời gian chính thức hẹn hò trực tiếp.
“Đến đầu năm 2019 hãng nước ngọt ở Úc hư và mình cũng đến Úc. Chúng mình lại hẹn hò ở Úc. Điều bất ngờ là anh cầu hôn mình ở Úc. Trong khi anh tranh thủ làm giấy tờ, mình tranh thủ học tiếng Đức để có A1 hoàn tất giấy tờ kết hôn. Sau 2,5 tháng mình thi đậu tiếng Đức và hoàn thành giấy tờ kết hôn. Đám cưới của mình diễn ra ở cả Việt Nam và Đức với đầy đủ gia đình, người thân”, chị Uyên chia sẻ.
Mẹ chồng sang Việt Nam ở 1 tháng dự lễ cưới của vợ chồng chị.
Đám cưới diễn ra ở Việt Nam là lần đầu tiên chị Uyên được gặp bố mẹ chồng. Đối với chị Uyên, câu chuyện của chị giống như cổ tích, ông xã và gia đình rất tốt khiến chị có mơ cũng không nghĩ tới. Trái với những lo sợ lần đầu tiên ra mắt, sự thân thiện của mẹ chồng và câu nói “Mẹ sẽ coi con như con gái của mẹ” làm chị xúc động. Và khi sang Đức, bố mẹ còn giúp đã giúp chị hòa nhập với cuộc sống những ngày đầu ở đây.
“Lúc làm lễ cưới ở Việt Nam, mẹ chồng bay sang ở chung với mình một tháng. Mẹ giới thiệu nước Đức, văn hoá và nói sẽ yêu thương mình đúng nghĩa như một người con. Mẹ cưng mình như con gái, ôm nhau và đi bơi cùng nhau. Khi sang Đức, mẹ giúp mình làm quen, bảo mình việc đầu tiên phải học tiếng, việc thứ hai là phải học bằng lái ô tô ở Đức vì ở Đức không có xe máy như Việt Nam. Mẹ nói giỏi tiếng và biết lái ô tô rồi mình có thể làm gì mình muốn, đi đâu mình thích và bắt nhịp cuộc sống rất dễ dàng”, chị Uyên cho hay.
Không chỉ quan tâm, mẹ chồng chị còn vô cùng lãng mạn. Ngày chị sinh con đầu lòng, cả gia đình chồng lái xe đến nhà chờ chị đẻ ở bệnh viện về. Trong những dịp quan trọng, cả gia đình lại quây quần bên nhau chờ đợi động viên chia sẻ. Khi chị sinh xong, mẹ chồng còn tặng lắc chân có chữ vô cực với ý nghĩa tình yêu vô cùng to lớn và mãi mãi, rồi bà không ngần ngại tự mang lắc chân cho chị.
Bố mẹ giúp chị làm quen với cuộc sống ở Đức.
Video đang HOT
Bà mua tặng chị lắc chân và đeo cho chị.
Chị Uyên thổ lộ, trong gia đình Đức sống tình cảm yêu thương bảo vệ nhau giống như gia đình truyền thống Việt Nam giúp chị có cảm giác thân thuộc. Đối với chị, cuộc sống làm dâu ở Đức vô cùng nhẹ nhàng, cuối tuần nào cả nhà chị cũng quây quần ăn thịt nướng, uống bia Đức nói chuyện cho vui.
Sau khi kết hôn, mặc dù ở riêng nhưng bố mẹ chồng vẫn luôn nhắn tin, hỏi han chị. Khi chồng đi công tác, họ đưa chị về nhà chơi cho đỡ buồn. Ở nhà chồng, bố mẹ làm tất cả công việc nhà không cho chị động chân động tay, thậm chí giặt luôn cả quần áo cho chị.
“Lúc mình ở nhà bố mẹ chồng, mẹ mua đồ ăn để tủ lạnh cho mình thích ăn gì thì ăn, quần áo, đồ lót của mình mẹ giặt và phơi gấp lại đem lên phòng cho. Mẹ chồng đối xử với mình như 1 người con của mẹ chứ không phải là con dâu, mình cảm nhận được điều mẹ làm và quan tâm theo cách của mẹ. Chính mẹ cho mình cảm giác như đang sống trong một gia đình Việt Nam đầy ấm áp”, chị Uyên tâm sự.
Bố mẹ chồng giúp chị cảm thấy ấm áp khi ở xa quê.
Phong tục làm dâu Đức là độc lập tự do, bố mẹ chỉ cho lời khuyên chứ không can thiệp vào cuộc sống riêng con cái nên chị Uyên không gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, ngày Giáng sinh, Tết Tây ở đây cũng giống như Tết truyền thống Việt Nam nên chị cảm thấy rất thân thuộc. Khó khăn nhất với chị chỉ là chưa giỏi tiếng Đức, nói tiếng Đức như người bản địa để có thể bàn chuyện sâu, đùa giỡn với các thành viên trong gia đình khi tụ họp.
“Ở Đức Giáng sinh là lễ lớn nên tất cả các thành viên sẽ lái xe đưa vợ con về nhà ông bà ăn Giáng sinh và ăn Tết Tây. Sau đó mua quà đóng gói cẩn thận để dưới gốc cây thông trong nhà đến đúng đêm Giáng sinh sẽ mở. Cả ngày thì chuẩn bị rượu, bia và đồ ăn Đức như bánh mì, các món truyền thống, thịt nướng … Mọi người vui chơi, ăn uống quây quần cùng nhau rất vui. Gia đình mình không đi nhà thờ hoặc đi ra đường vào dịp Giáng sinh vì bố mẹ muốn thời gian đó quây quần bên con cháu. Điểm này giống như Tết truyền thống Việt Nam nên mình không thấy cô đơn chút nào. Thậm chí, sau đó mình còn được ăn 2 cái Tết, về Việt Nam đón Tết”, chị Uyên cho hay.
Làm dâu ở Đức, bố mẹ chồng không hề dạy hay nói với chị điều gì nhưng nhìn nề nếp gia đinh, từ cách sống của bố mẹ chị học được rất nhiều điều. Dẫu tuổi đã già nhưng bố mẹ chị luôn dành sự ngọt ngào, gọi nhau là em yêu. Khi tranh luận, bố chồng cùng vẫn gọi mẹ chồng chị bằng từ em yêu. Bố chồng còn hay chải đầu, sấy tóc cho mẹ chị khi tắm xong. Chính những điều đó đã giúp vợ chồng chị học hỏi được nhiều điều trong cuộc sống hôn nhân.
“Trong gia đình chồng mình, từ lớn đến bé nếu ai đó làm việc lớn hay bé cho nhau điều phải nói lời cảm ơn. Lúc qua mình nói anh nhà đưa cho cái áo khoác, bố mẹ phải nói lời cảm ơn, người nhận phải nói tiếng Đức là Danke schn, người đưa phải nói Bitte schn. Mình thấy từ người lớn đến con nít trong nhà đều thế. Điều nhỏ này ở gia đình Việt Nam bây giờ rất ít nghe thấy.
Còn con nít cứ đủ 15 tuổi trong gia đình muốn làm gì đó thì luôn phải hỏi ý kiến bố mẹ trước. Bố mẹ nói không thì chúng sẽ không làm. Mình thấy cách dạy con và con cái vâng lời rất hay. Đây không phải là mệnh lệnh mà là hỏi ý kiến, phân biệt đúng sai và vâng lời”, chị Uyên chia sẻ những điều mình học hỏi được từ bố mẹ chồng.
Theo chị Uyên, làm dâu Tây thoải mái nhất vì văn hoá ở đây không can thiệp cuộc sống riêng của con cái. Mặc dù không phải làm dâu nhưng theo chị nếu yêu thương, tôn trọng bố mẹ chồng và yêu thương chồng, chăm lo cho gia đình nhỏ của mình tốt thì chuyện làm dâu không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Làm dâu Thổ Nhĩ Kỳ, 8X Việt lần nào về nhà chồng cũng phải mang theo một thứ rẻ tiền
Ngày đầu ra mắt nhà chồng, chị Trà My khá áp lực vì nghe đồn mẹ chồng khá khó tính, đặc biệt chị biết được chuyện mẹ không thích bạn gái cũ của chồng.
2 năm chung sống, hiện tại chị Trà My và anh Emre Sigura (Thổ Nhĩ Kỳ) đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc ở Sài Gòn. Lấy chồng cách xa nửa vòng trái đất với phong tục, tập quán khác nhau nhưng chị My không hề áp lực chuyện làm dâu. Mỗi năm 10 ngày về quê chồng, chị được học hỏi rất nhiều điều ở gia đình chồng và cuộc sống ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chị Trà My và anh Emre.
Chị Trà My và anh Emre quen nhau qua ứng dụng hẹn hò vào tháng 12/2016. Khi ấy, chị 26 tuổi còn anh Emre 35 tuổi đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam được 1 năm.
Thời điểm đó, anh Emre chưa xác định sẽ ở Việt Nam lâu dài vậy mà kể từ khi gặp chị My - người con gái định mệnh của cuộc đời mình anh đã quyết định gắn bó với mảnh đất chữ S này, quyết định sẽ làm rể Việt Nam.
"Buổi hẹn hò đầu tiên cũng khá thú vị cho đến khi hôn chia tay ổng cắn môi mình chảy máu. Kiểu đàn ông mãnh liệt có chút bad boy thật sự rất hấp lực mình.
Sau buổi hẹn đầu tiên, mình thử hẹn ở nhiều môi trường để thử thách lớp tính cách người đàn ông này thì thấy anh rất thú vị, tốt bụng ấm áp trong vẻ ngoài lịch lãm và khá cool. Tụi mình nói chuyện cũng khá hợp và thấy có nhiều năng lượng khi ở bên nhau. 2 tháng sau, anh Emre chủ động tỏ tình, vậy là My đồng ý", chị My chia sẻ.
Tuy nhiên chuyện tình yêu của anh chị phải trải qua thử thách yêu xa khi chị quyết định đến Hội An 8 tháng để cân bằng cuộc sống sau thời gian dài làm việc tại công ty truyền thông quảng cáo. Cuộc sống ở Hội An thoải mái, hòa cùng thiên nhiên làm chị cảm thấy thư giãn, mở lòng và thấy rằng mình cần có thêm Emre trong cuộc đời thêm ý nghĩa. Đến tháng 6/2018, anh chị mới quyết định tổ chức đám hỏi về chung một nhà với nhau. Và chính thức cưới vào tháng 04/2019.
Được biết, sau khoảng 1 năm quen nhau, chị My về Thổ Nhĩ Kỳ ra mắt gia đình anh Emre. Chia sẻ về lần đầu tiên ra mắt gia đình anh, chị My cười bảo "chỉ một tính từ thôi, đó là "bèo nhèo" bởi khác với trong tưởng tượng của cô gái xinh đẹp lung linh trong ngày đầu ra mắt, chị hoàn toàn ngược lại.
"Từ Việt Nam qua Thổ Nhĩ Kỳ mình phải trải qua 2 chuyến bay 17 tiếng. Lần đó là lần đầu tiên bay xa nên đúng là hơi mệt, thêm nữa ba mẹ mình gửi quà trái cây Việt Nam toàn trái lạ so với người Thổ nên bị giữ lại ở sân bay phải giải trình các kiểu.
Về đến nhà mất thêm 1 tiếng ngồi xe, chưa kịp định hình đã thấy mọi người gồm cả bà ngoại chồng, ba mẹ chồng và cô chồng đã đứng đợi ngoài cửa "welcome back home". Người Thổ thường chào nhau bằng cách ôm và hôn rất nhiệt tình, mình vừa bước khỏi xe là bị ngợp và bất ngờ vì mọi người ùa ra ôm chồng mình nồng nhiệt vì nhớ. Quay qua ôm hôn mình mà lúc đó người ngợm thấy ghê quá", chị Trà My nhớ lại.
Nói đến đây chị My thổ lộ, trước khi về nhà chồng chị thấy mẹ chồng khá khó tính. Sau đó khi qua tới Thổ Nhĩ Kỳ nghe chồng nói mẹ không thích bạn gái cũ, chị càng căng thẳng hơn. Đặc biệt, khi gặp bạn bè chồng ai cũng hỏi thấy mẹ chồng sao làm chị càng áp lực hơn. Tuy nhiên, cuối cùng chị cũng đã biết chiêu để chinh phục mẹ chồng, đó là sử dụng ngôn ngữ bếp, cùng mẹ vào bếp.
"Sang Thổ lúc thời gian mùa hè nên mọi người khá chill, nhà anh cũng có người giúp việc nên mình không cần làm gì nhưng mình thích bếp nên đu theo mẹ chồng vào bếp, học được nhiều món bánh, salad kiểu Địa Trung Hải, sắp xếp bài trí bàn ăn, học được bí kiếp làm sốt cà chua từ mùa hè để dành ăn dần cho cả năm. Bữa ăn nào mẹ bày ra cũng chỉn chu. Nói chung là mọi cái nhờ trong căn bếp mà 2 mẹ con rất gắn kết và tự nhiên thân nhau hơn.
Mẹ cũng để ý sợ mình ăn đồ ăn không quen nên hay hỏi dò chồng "nó ăn được không?". Ví dụ như bữa sáng người Việt quen ăn có đồ mặn mà bên này họ ăn vị ngọt, bánh mì mứt trái cây. Mình ăn 2-3 ngày thì được mà ăn nhiều hơn lại ngán. Mẹ thấy vậy đi mua xúc xích làm thêm cho mình quẹt với tương ớt.
Gia đình chồng cũng khá cởi mở và chịu ăn món Việt vì ông bà đã qua tham Việt Nam trước rồi. Đợt đó My mang bánh tráng qua định làm chả giò mà đất nước Hồi giáo không kiếm được thịt heo, phải thay bằng thịt bò, dùng cà rốt và hành tây cuốn vậy mà chiên lên ai cũng thích, nhất là mẹ chồng. Có một lần rất bất ngờ, trước khi bay về lại Việt Nam mình cuốn sẵn cho ba mẹ chồng để dành ăn mà không ngờ ông bà để dành tới 3 tháng sau mới lấy ra chiên ăn và chụp hình gửi lại nhân dịp sinh nhật ba chồng khiến mình rất xúc động.
Dù không ăn được mùi mắm nhưng sợ con dâu lạ vị, mẹ chồng mình cũng chuẩn bị mấy gia vị châu Á sẵn trong bếp như hoisin, nước mắm, tương nếu lỡ mình có cần nấu", chị My chia sẻ.
Lần đầu sang chị luôn mang theo lọ tương ớt để có thể ăn được đồ ở đây.
Mặc dù ở Thổ Nhĩ Kỳ ngắn ngày nhưng do đây là đất nước Hồi Giáo không có thịt heo, chỉ ăn thịt bò và cừu nên khoảng thời gian đầu chị gặp khá nhiều khó khăn trong chuyện ăn uống vì nhạy cảm với mùi. Không chỉ vậy, do đồ ăn Địa Trung Hải hay ăn với yaua, vị thiên về hương và khá lạt trong khi quen ăn đậm đà nên 2 lần đầu sang đây chị phải mang theo chai tương ớt cho có vị quen dễ ăn.
May mắn có mẹ chồng rất hiểu, quan tâm và tâm lý, mỗi lần cả nhà ăn thịt bò, mẹ hay hỏi "Để riêng miếng thịt con tự ướp được không?" Tuy nhiên, sau lần thứ 3 sang Thổ Nhĩ Kỳ, chị đã quen với vị ở thậm chí còn thấy nhớ vị của các món ăn.
Được biết, mỗi mùa hè chị My sẽ sang Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 10 ngày. Đến nay, chị cũng qua được 4 lần và chị vẫn thường hay nói vui một năm chỉ phải làm dâu 10 ngày.
Mỗi lần sang đây chơi, chị đều rất vui, cảm xúc bởi sự gắn kết với gia đình chồng ngày càng nhiều. Mặc dù không có nhiều hoạt động đi đây đi đó, chủ yếu là tắm biển Cesme, về nhà nấu ăn, nằm chill, gặp bạn bè thơ ấu của chồng nhưng chị nhìn thấy sự ấm áp yêu thương, tôn trọng của những người trong gia đình với nhau. Đặc biệt tuy nhà chồng ở rất xa nhưng chị thật sự cảm nhận mình có gia đình thứ 2, cảm nhận tình thương, sự gần gũi của ba mẹ và bà ngoại chồng, được có cảm giác là con nít, bảo bọc và chăm sóc mỗi lần về quê chồng. Không chỉ vậy, chị còn được bố mẹ chồng dẫn đi chơi với hội bạn U80 siêu cool của ba mẹ.
"Chồng mình sống xa nhà tự lập 16 tuổi nhưng luôn biết cách giữ liên kết với gia đình làm mình rất trân trọng. Vì điểm này mình thấy anh rất tình cảm và sống thiên về gia đình. Vì vậy mà khi cưới và dù ở xa, mỗi ngày tụi mình đều nhắn tin, hay gửi hình, clip vui vui với ba mẹ. Mỗi tuần đều đặn gọi điện cập nhật thông tin hỏi thăm nhau. Những dịp đặc biệt như sinh nhật, mình được giải thưởng ở công ty hay thăng chức, ba mẹ đều gọi chúc mừng và nhắn tin rất tự hào. Mình nấu ăn thì chồng chụp lại gửi ba mẹ và giới thiệu món và nói chuyện làm cho mọi người gắn kết nhau", chị My cho hay.
Mỗi năm chị chỉ phải làm dâu 10 ngày.
Dù ở ít ngày nhưng chị My cũng học hỏi được rất nhiều phong tục tập quán nơi đây. Là người luôn muốn được biết và hiểu văn hóa nên bố mẹ chồng chị luôn giải thích thêm cho chị về những điều mới lạ, dạy cho chị việc chị chào hỏi bằng tiếng Thổ. Chị được trải nghiệm đám cưới của người Do Thái ở nhà thờ Do Thái với tục đạp vỡ ly trong ngày cưới để cuộc hôn nhân sẽ không tan vỡ được hay tờ giấy đăng ký kết hôn được ký ngay trong nhà thờ với sự chứng kiến của cha, gia đình, bạn bè nhưng cả 2 vợ chồng sẽ không biết được ai giữ tờ giấy đó. Bên cạnh đó, chị cũng biết được những điều kỵ ở Thổ Nhĩ Kỳ như không để nón trên bàn vì đó là điềm không lành.
"Tết người Do Thái theo lịch Do Thái mỗi năm tầm tháng 8, 9. Họ cũng tổ chức 3 ngày chính, cũng có tục người lớn lì xì người nhỏ dù con cái hay cháu lớn và có tập tục quăng trái lựu để mong nhiều may mắn cho năm mới. Dù không ăn Tết tại Thổ nhưng tới ngày này mình với chồng cũng ra ban công ném lựu và cầu nguyện. Cũng giống như người do Thái khắp nơi, ngày đó mình cũng thường nấu cá cho bữa tối và gọi điện về chúc mừng năm mới cả nhà", chị My cho hay.
Mọi người trong gia đình vô cùng yêu quý chị.
Chị My bộc bạch, mặc dù ban đầu nghe đồn mẹ chồng khó tính nhưng nhờ có chiêu, lẽo đẽo theo mẹ chồng vào bếp nên chị gần gũi và rất thương mẹ. Chị cũng không hề có khoảng cách với ba chồng. Dẫu chồng hay làm nũng mẹ, chạy lại hôn mẹ trước mặt vợ nhưng chị không bận tâm bởi sau đó anh lại qua hôn chị và luôn dành sự yêu thương cho mẹ với vợ cân bằng.
Là người may mắn có được bố mẹ chồng luôn yêu thương, và tôn trọng tuyệt đối với sự lựa chọn của chồng nên chị tin trong bất kỳ mối quan hệ, đặc biệt mối quan hệ "mẹ chồng nàng dâu" mà nhiều người lo ngại chỉ cần tạo niềm tin và sự kết nối thường xuyên sẽ luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp.
Mẹ Việt làm dâu Đức: Cưới ở nơi sang nhất Sài Gòn, được mẹ chồng 90 tuổi giặt đồ cho Bố chồng không thích con trai lấy người nước ngoài nên đám cưới của cô San Hô và ông xã Hermann không có sự xuất hiện của gia đình nhà chồng. Ngày nào cũng vậy, cô Nguyễn Thị San Hô (57 tuổi) thích nhất khoảng thời gian 15h30 khi cả nhà: bố mẹ chồng, vợ chồng cô và các con cùng nhau thưởng...