Làm cơm cháy bằng nồi chiên không dầu, ăn vừa giòn thơm lại không dầu mỡ!
Những miếng cơm cháy giòn tan, thơm bùi pha chút cay mặn chắc hẳn sẽ là một món ăn vặt ngon miệng.
Nguyên liệu làm cơm cháy:
200g cơm nấu chín
10g mè đen
5g bột thì là
1 quả trứng
15ml nước tương
5g bột ớt
3g muối
Một ít dầu ăn.
Video đang HOT
Cơm cháy là món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người đau dạ dày và tiêu hóa kém, giúp thấm bớt dịch trong dạ dày. Ngoài ra, cơm cháy còn chữa tiêu chảy kéo dài, dùng cho người ăn kém, chậm tiêu hóa, những người bị các bệnh lý dạ dày, ruột…
Món cơm cháy thông thường được làm từ gạo nếp và chiên giòn ngập dầu nên chứa lượng calo cao. Tuy nhiên, với món cơm cháy tự làm tại nhà bằng nồi chiên không dầu là loại cơm được làm từ gạo tẻ và sử dụng vô cùng ít dầu ăn. Nên nếu ăn cơm cháy này với lượng hợp lý thì không những tốt cho sức khỏe mà còn không làm bạn tăng cân.
Cách làm cơm cháy bằng nồi chiên không dầu
Cho cơm nguội vào thố, thêm trứng, muối, ớt bột, bột thì là, mè đen và nước tương vào.
Cách làm cơm cháy bằng nồi chiên không dầu
Trộn đều các nguyên liệu sau đó đổ cơm đã trộn vào túi đựng thực phẩm.
Dùng thanh cán để cán cơm thành tấm với độ dày khoảng 1cm. Sau khi cán xong, dùng kéo cắt bỏ lớp túi bên trên cơm.
Dùng dao cắt cơm thành từng miếng vuông nhỏ. Lót một lớp giấy bạc vào khay nướng của nồi chiên không dầu. Quét một lớp mỏng dầu ăn lên giấy bạc rồi xếp cơm đã cắt vào. Chiên cơm ở 200 độ C trong 15 phút là được. Khi chiên được 7-8 phút thì quét một lớp mỏng dầu ăn lên trên bề mặt cơm (hoặc dùng bình xịt để xịt lên trên cơm).
Thành phẩm:
Món cơm cháy truyền thống là được chiên giòn trong dầu ăn. Nhưng với cách làm cơm cháy bằng nồi chiên không dầu bạn hạn chế được tới 98% lượng dầu ăn sử dụng đó. Món cơm cháy này rất ngon miệng, tốt cho sức khỏe.
Để làm được mẻ cơm cháy như trên bạn sẽ chi phí tối đa khoảng 10.000 đồng và khoảng 30 phút thực hiện mà thôi.
"Đặc sản" một thời khốn khó
Cháy cơm sẽ tự tróc ra khỏi nồi, óng màu cánh gián, thơm mùi mắm mỡ. Món này cứ phải ăn ngay, ăn nóng mới thật ngon.
Thế hệ tôi, hẳn ai cũng cảm thấy mình giàu có, cái giàu ở đây là giàu về hiểu biết, về cảm xúc và về kí ức. Bởi, thế hệ chúng tôi đã được trải qua ít nhất hai thời kỳ xã hội, đủ để thấy rõ từng thứ thay đổi thế nào.
Ký ức rõ nét nhất về căn bếp của nhà tôi ngày xưa là cơm cháy, nói chính xác hơn là món "cháy cơm". Ngày xưa nấu cơm nồi gang, đốt mùn cưa, rơm hoặc củi. Để có được nồi cơm chín đều là không dễ. Nấu không khéo thì cháy hoặc khê cả nồi, nên cháy cơm thực ra cũng không phải món xa xỉ như bây giờ, có khi còn là nỗi ám ảnh của cả nhà!
Ngày xưa, "cháy cơm" không phải là món xa xỉ như bây giờ mà là nỗi ám ảnh của cả nhà.
Chị tôi thuộc tuýp phụ nữ thuần Việt. Những việc vặt hay chăm sóc mọi người trong nhà chị đều đảm đương trọn vẹn. Món cháy cơm của chị cũng khiến tôi nhớ mãi không quên. Vừa nấu cơm vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa trông em, nhưng chị luôn nhớ khi nồi cơm cạn là ra "vần" cho nồi cơm chín đều, chỉ có một ít cháy.
Cháy cơm nồi gang thì chẳng cần tả nhiều, lớp cháy mỏng vàng rộm, giòn thơm. Mỡ lợn thời đó với nhà nghèo "quý như vàng", nhưng thi thoảng vì chiều thằng em là tôi mà chị vẫn lấy một ít để làm món cháy cơm thêm phần hấp dẫn. Khi cơm chín, chị xới hết cơm sang nồi khác, để lại phần cháy mỏng ở đáy nồi, rồi rưới đều một thìa mỡ lợn và một ít mắm lên trên và lại đặt lên bếp. Tiếng củi lửa cùng tiếng cháy nổ giòn tí tách thật kích thích các giác quan.
Cơm cháy với lớp cháy mỏng vàng rộm, giòn thơm đầy hấp dẫn (Ảnh minh họa).
Người ta bảo "đói mờ mắt" nhưng người tôi thì mới nghe tiếng tí tách trong nồi thôi là sáng bừng cả mắt. Cháy cơm sẽ tự tróc ra khỏi nồi, óng màu cánh gián, thơm mùi mắm mỡ. Món này cứ phải ăn ngay, ăn nóng mới thật ngon.
Thằng em thì lúc nào cũng vòi vĩnh món mới, còn chị thì lại hay mềm lòng chiều các em. Chỉ cần nghe thấy món gì hay, món gì lạ là chị tìm hiểu và làm bằng được. Đơn giản như món "Kho quẹt" ở tận miền nam mà chị tôi cũng làm bằng được cho thằng em nhỏ. Cũng chính vì thế mà chị luôn cực kỳ quan trọng với tôi.
Ở bên chị, tôi hiểu rằng dù chỉ là vài muỗng nước mắm, vài muỗng đường, một chút tiêu, một chút hành khô, một chút tóp mỡ là có ngay món kho quẹt đựng trong nồi đất bé như lòng bàn tay. Nhưng khi làm phải chú tâm và đặt cả tấm lòng của mình vào trong đó thì kho quẹt mới vừa miệng và sánh đẹp.
Cơm cháy ăn cùng chút kho quẹt là "ngon hết sẩy" (Ảnh minh họa).
Chị tôi thường nói bí quyết để có nồi kho quẹt ngon là phải có miếng mỡ gáy heo, luộc qua rồi xắt hạt lựu, rán lấy tóp mỡ béo giòn nhưng không ngấy. Nếu lười biếng mà dùng dầu ăn thay thế là hỏng bét. Kho quẹt ngọt ngọt béo béo lại cay cay thấm đẫm từng hạt cơm cháy giòn tan. Nói thôi cũng đủ thấy nhớ, đủ để ứa nước bọt rồi. Kho quẹt không chỉ ngon "hết sẩy" với củ quả luộc mà còn "trên cả tuyệt vời" với cơm cháy.
Cuộc sống dân dã, những món ăn thân thuộc luôn chứa đựng những ký ức ngọt ngào. Mỗi món ăn thời khốn khó (nay thành đặc sản) đâu chỉ là chuyện ăn uống.
Nhớ hoài cơm cháy... Bao năm rồi, tôi vẫn không quên được mùi vị ấy, mùi của khói củi vườn, lá cây khô, vị của lúa gạo đồng quê, nắng mưa chất phác quyện hòa trong miếng cơm cháy vàng giòn của tuổi thơ nơi quê nghèo. Đó là những năm tháng người quê tôi còn nhọc nhằn ra vườn gom lá khô, củi mục về chất...