Làm chủ “bộ óc” SG- 8V1
Với các thiết bị như giám sát hành trình, điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa… thì “bộ óc” của các thiết bị này hoàn toàn ngoại nhập. Hay nói cách khác, dù các thiết bị có nội địa hóa, nhưng con chíp xử lý bên trong các thiết bị trên đều của các hãng công nghệ nước ngoài. Nhưng qua 2014 sẽ khác, với con chip SG- 8V1 vừa được Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ( ICDREC) – ĐH Quốc Gia TPHCM chạy thử thành công hơn cả mong đợi, sẽ mở ra cánh cửa mới…
Chip SG-8V1 trở thành “bộ óc” xử lý khi được đưa vào máy giặt.
Hiện trong các thiết bị nói trên, chip PIC của Microchip, chip 8051 của Intel… vốn “độc quyền” trên thị trường, nhất là thị trường nội địa của ta mà nguyên nhân chính do trước đây ta chưa chế tạo thành công loại chip này.
Video đang HOT
Nhưng với SG-8V1, sản phẩm đặt hàng của Sở KH-CN TPHCM từ năm 2008, ICDREC đã hoàn thành sản phẩm vào những ngày cuối cùng của năm 2013. SG-8V1 cho phép tăng tốc độ xử lý lên nhiều lần và dung lượng bộ nhớ chương trình (nơi lưu giữ mã lệnh) cũng tăng so với yêu cầu ban đầu của dự án. Khi đặt hàng con chip này, Sở KHCN TPHCM đã kỳ vọng nó sẽ tạo ra ưu thế vượt trội về mặt kỹ thuật và giá thành rẻ hơn so với các chip cùng loại của các hãng trên thế giới. Điều này sẽ rõ hơn khi trong vài ngày tới, khi hội đồng khoa học thẩm định của Sở KH-CN TPHCM sẽ có những kết luận cụ thể, chi tiết hơn, là cơ sở khoa học tiên quyết của thành công.
Chip SG-8V1 nhỏ hơn chiếc sim điện thoại.
Bài toán đầu ra cũng được đặt ra. Bình quân giá thị trường của dòng chip 8 bit hiện nay khoảng 75.000 đồng/chip cho lô hàng trên 5.000 con chip, nhưng với SG-8V1 chỉ tầm 40.000 đồng/chip cho lô hàng trên 1.000 con. Riêng phân khúc sản phẩm giám sát hành trình cho ô tô và xe máy, ICDREC “chiếm lĩnh” 30.000 chip/năm, sản phẩm phổ dụng như điện kế điện tử cũng khoảng 300.000 chip/năm. Tính chung cho thị trường nhiều loại thiết bị dân dụng sử dụng vi xử lý 8 bit, tầm 1 triệu con chip/năm. Đến đây, bài toán ngoại – nội đã khá rõ ràng: khi mua 1 triệu con chip ngoại với giá 75.000 đồng/con tốn khoảng 75 tỷ đồng; trong khi đó so với SG-8V1 chỉ 40.000 đồng/con chip thì tốn 40 tỷ đồng, tức giảm được 35 tỷ đồng…
Có thể khẳng định rằng, SG-8V1 là sản phẩm có hàm lượng chất xám tích lũy cao, giá trị gia tăng lớn, góp phần tiết kiệm cho đất nước một lượng ngoại tệ rất lớn và quan trọng hơn, còn là sản phẩm đầu vào cho nhà máy chip mà thành phố đang gấp rút các công tác chuẩn bị cho việc đầu tư, xây dựng. Ở một góc nhìn khác còn cho thấy, Ban chỉ đạo chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM đang xây dựng các lộ trình cần thiết để ứng dụng SG-8V1 vào một số sản phẩm phổ dụng với sự phối hợp của các công ty công nghiệp thuộc thành phố… Thêm khẳng định, “bộ óc” SG-8V1 là sản phẩm đầy tiềm năng, khát khao sử dụng, ứng dụng công nghệ của chính mình làm chủ luôn là điểm đến chính đáng và điều này cũng dự báo, 2014 là năm bùng phát những ứng dụng vi mạch do chính chúng ta tạo ra và làm chủ công nghệ…
Theo SGGP
TP.HCM đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho ngành vi mạch
Ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM đang có những bước đi quan trọng ở khâu đào tạo nguồn nhân lực, khi vừa khai giảng Khóa đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1) vào sáng 27/2.
Các giảng viên và học viên tại lễ khai giảng.
Đây là Khóa đào tạo nằm trong dự án đào tạo thuôc chương trình "Phát triển công nghiệp Vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013 - 2020".
Khóa đào tạo này sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí từ Sở TT&TT TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) là đơn vị thực hiện. Thời gian đào tạo diễn ra trong 10 tháng, chuyên về thiết kế vi mạch tương tự.
Theo ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc ICDREC, thành viên Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TPHCM, khóa học này không đào tạo theo kiểu hàn lâm mà đào tạo ra những người biết làm việc một cách trực tiếp, chú trọng thực hành. Học viên sẽ được dạy đầy đủ công đoạn để thiết kế ra một con chip, được học và làm việc trên những phần mềm đắt tiền (bản quyền đến hàng triệu USD) mà các hãng trên thế giới như Toshiba hay Intel... đang làm. Bên cạnh đó, các học viên sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giáo sư tại các trường đại học kỹ thuật danh tiếng ở nước ngoài (Nhật Bản và Thụy Sỹ) cùng với những giảng viên tại các trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong nước và đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm của Trung tâm ICDREC. Các học viên khi thiết kế ra con chip, sẽ được gửi ra các nhà máy ở nước ngoài như TSMC hay Nhật Bản để sản xuất và thấy được kết quả thực tế việc học của mình.
Ông Hoàng cũng cho biết, với việc sử dụng những phần mềm đắt tiền cùng đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm như trên, chi phí tính ra cho một học viên khoảng 250 triệu đồng. Những học viên của khóa đào tạo này sẽ là "hạt giống" cho sự phát triển của công nghiệp vi mạch TP.HCM nói riêng và trên cả nước.
Theo ICTnews
Mẹo vặt để tiết kiệm điện trong gia đình Trong thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình đã quan tâm đến việc sử dụng điện tiết kiệm, và dưới đây là một số gợi ý giúp các gia đình giảm chi phí tiền điện hàng tháng hiệu quả. - Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện Đối với đèn chiếu sáng, cần sử dụng bóng tuýp gầy và compact thay cho...