Lâm cảnh nợ nần vì… “vàng đen”
Chỉ sau 3 tháng mùa mưa kéo dài, tại Gia Lai đã có hơn 100ha tiêu đồng loạt chết vì bị úng nước. Cứ ngỡ rằng khi giá tiêu có chiều hướng tăng, người dân nơi đây sẽ vớt vát lại chút ít tiền giống, phân bón…, ai ngờ “ vàng đen” một thời lại tiếp tục đẩy người dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Tiêu úng nước chết trắng
Hai huyện có diện tích tiêu bị thiệt hại nghiêm trọng nhất là Ia Grai và Chư Sê. Thống kê ban đầu, khoảng trên 100ha tiêu ở 2 huyện này đang bị chết trắng cả vườn vì bị úng nước, và con số này vẫn chưa dừng lại.
Người dân ngao ngán nhìn những đống thân, rễ tiêu nằm chồng chất ở cuối vườn. Ảnh: T.H
Ngược về xã Ia Hrung (Ia Grai), chúng tôi có thể cảm nhận rất rõ sự buồn bã, chán nản trên khuôn mặt của mỗi người dân nơi đây. Sau hơn 3 tháng mùa mưa kéo dài, thay vì màu xanh của lá tiêu trộn lẫn với màu đỏ của từng chùm quả thì nhiều vườn chỉ còn trơ lại dây tiêu, rễ tiêu khô chất đống…
Dù đã đến kỳ trả lãi ngân hàng, thế nhưng ông Đào Văn Duyến (thôn Thanh Hà 1, xã Ia Hrung) cũng chỉ biết thở dài, ngao ngán nhìn vườn tiêu trống trơn của gia đình. Ông Duyến cho hay: “Trước đây, gia đình có vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng để đầu tư mua giống, phân bón trồng tiêu. Hơn 1.000 trụ tiêu Vĩnh Linh đến tháng 12 năm nay là có thể cho thu hoạch, cứ ngỡ sẽ có tiền trả nợ. Ai ngờ sau mấy tháng mùa mưa lại lâm cảnh trắng tay, đã thế mỗi ngày hai vợ chồng còn phải tất bật dọn dẹp, thu gom từng thân, rễ tiêu khô để đốt bỏ. Trước mắt, tôi cũng đang làm lại đất, trồng cà phê rồi xen các loại cây ngắn ngày như đậu, bắp…”.
Được biết, diện tích trồng tiêu ở mỗi vườn nhà đều được người dân đào mương thoát nước khá sâu. Tuy nhiên, mưa kéo dài, lượng nước tích tụ nhiều gây ngập úng vẫn khiến hàng chục ha tiêu tơ và tiêu đã cho thu hoạch đồng loạt chết trắng. Thậm chí, hàng nghìn trụ tiêu của một số hộ nhanh chóng héo rũ, chết cả vườn chỉ sau 1 tuần.
Bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng chỉ sau vài trận mưa, gia đình bà Lê Thị Liên (ở xã Ia Hrung) cũng đang rơi vào cảnh nợ nần. “Chỉ một tuần trong tháng 8 vừa qua, vườn tiêu khoảng hơn 1.300 trụ của gia đình tôi chết sạch, trong khi năm ngoái gia đình tôi thu được khoảng 200 triệu đồng. Trong vườn của tôi, tiêu 2, 3, 4 tuổi đều có cả, dù giá bán hiện đang giảm sâu nhưng mấy năm trước tiêu không bị chết nên cũng có lời. Mấy chục trụ tiêu năm 2 thì năm nay mới bước vào vụ thu chính thức, nhưng giờ đã bị úng nước chết hết. Trước khi xuống giống, chúng tôi đã đào mương thoát nước, mùa mưa năm nay cũng đã vét mương rộng và sâu hơn, nhưng nước vẫn ngập trong vườn. Toàn bộ chi phí từ giống cây, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hết mấy chục triệu giờ đổ xuống sông, xuống biển hết rồi. Tiền nợ ngân hàng giờ không biết lấy đâu mà trả”.
Video đang HOT
Bó tay vì… thiên tai
Theo thống kê của 2 Phòng NNPTNT huyện Ia Grai và huyện Chư Sê, tổng diện tích tiêu chết do bị úng nước là hơn 100ha. Cụ thể, tại huyện Ia Grai có khoảng 50ha tiêu chết ở các xã như: Ia Hrung, Ia Sao, Ia Yok…; huyện Chư Sê khoảng hơn 50ha, chủ yếu ở xã Chư Pơng. Tuy nhiên, con số này đang tiếp tục gia tăng sau khi trời nắng, chưa kể nhiều diện tích tiêu hiện đang có dấu hiệu vàng lá, thối rễ.
Ông Đào Lân Hưng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Ia Grai cho biết: “Tại huyện này thời gian vừa qua mưa lớn liên tục kéo dài nhiều ngày, gây ngập úng cho nhiều loại cây trồng như tiêu, cà phê, lúa nước… Sau khi nắm bắt được tình hình, chúng tôi đã phối hợp Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và BVTV, UBND xã, thị trấn hướng dẫn người dân tập trung nhanh chóng khơi thông dòng chảy, tránh tích tụ nước trong bồn, bằng mọi biện pháp thoát ngay nước trong hố trồng tiêu, cà phê… Bên cạnh đó, phòng cũng đang tiếp tục đôn đốc các xã, thị trấn rà soát, kiểm tra tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại cũng như triển khai các giải pháp khắc phục thiệt hại”.
Theo tìm hiểu của PV, tại thôn Hố Lao (xã Chư Pơng), gia đình ông Phạm Văn Hưng có hơn 3.000 trụ tiêu chuẩn bị bước vào thời kỳ thu hoạch cũng đã chết gần 2.000 trụ. Số trụ tiêu còn lại, đang có hiện tượng vàng lá, héo úa… Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn huyện đã có hơn 150ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh, trong đó có hơn 50ha hồ tiêu đã chết hoàn toàn sau thời kỳ mưa kéo dài và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hợp – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Sê cho hay: “Hiện tại, phòng đã nắm sơ bộ số diện tích tiêu chết trên địa bàn. Chúng tôi đang đôn đốc các xã nhanh chóng gửi số liệu cụ thể về phòng để có những biện pháp cụ thể. Qua khảo sát, kiểm tra, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến việc cây tiêu bị chết hàng loạt là do mưa kéo dài, nước không thoát kịp làm rễ cây bị ngập úng, dẫn đến thối và chết. Trước mắt, chúng tôi đã tuyên truyền vận động người dân tích cực khơi thông dòng chảy, tránh nước tích tụ lại dưới gốc cây. Những cây đã chết nên dọn dẹp sạch sẽ để không lây lan những mầm bệnh cho những cây khác…”.
Theo Danviet
2.000 tỷ đồng trôi theo mưa lũ, nhiều quốc lộ vẫn chưa thông tuyến
Thống kê bước đầu của tỉnh Thanh Hóa, đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại địa phương này. Mưa lũ đã cuốn trôi nhiều tài sản, công trình, hoa màu của người dân, ước tính thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, huyện biên giới Mường Lát vẫn chưa thoát khỏi cảnh bị cô lập.
Trong đợt mưa lũ từ ngày 28 - 31/8 vừa qua, tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các huyện miền núi như: Cẩm Thủy, Quan Hóa và Mường Lát. Trong đó, Mường Lát là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất.
Mưa lũ khiến nhiều bản làng tan hoang
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Có 10 người chết, 2 người mất tích và 2 người bị thương do mưa lũ; 307 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; hơn 13 nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước, 800 ngôi nhà bị đổ sập, bị cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng; 486 nhà đang trong tình trạng nguy hiểm phải di dời khẩn cấp.
Bên cạnh đó, 44 điểm trường bị ảnh hưởng và gần 200 phòng học, phòng chức năng bị ngập nước; hơn 3.500 ha lúa, 700 ha rau màu bị ngập; hàng trăm nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch bị sạt lở nghiêm trọng; trạm y tế, công trình công cộng, hệ thống thông tin viễn thông bị hư hại nặng nề.
Hạ tầng giao thông bị thiệt hại nghiêm trọng, khiến nhiều địa phương bị chia cắt cô lập kéo dài
Hiện còn nhiều bản, làng tại huyện Mường Lát vẫn bị cô lập, hàng ngàn gia đình đang trong hoàn cảnh rất khó khăn về nhà ở và cuộc sống. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Các ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện để sơ tán, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; giải tỏa ách tắc giao thông. Đồng thời, huy động hàng chục tấn gạo, mì tôm và nhiều vật dụng thiết yếu để cứu trợ cho các hộ dân sơ tán, bị cô lập ở các địa phương.
Hiện nay, các địa phương vẫn đang tập trung huy động lực lượng giúp nhân dân tu sửa, vệ sinh nhà cửa, trường học, trạm y tế, khắc phục các sự cố công trình giao thông, thủy lợi; tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch; thu gom diện tích cây trồng bị hư hỏng, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân.
Ngành giáo dục cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi trường học bùn ngập tận nóc.
Đến sáng nay, ngày 10/9, tuyến quốc lộ 15C, quốc lộ 16, đang bị tắc, huyện Mường Lát vẫn đang bị cô lập. Do đó, hàng cứu trợ vẫn chưa thể tiếp cận được với vùng tâm lũ này.
Do hậu quả mưa lũ tàn phá nặng nề, nhằm sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất cho nhân dân, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Trung ương hỗ trợ 900 tỷ đồng để khắc phục xử lý cấp bách các công trình thủy lợi, giao thông, giáo dục; di dời khẩn cấp dân ở vùng có nguy cơ sạt lở cao và xây dựng lại nhà ở cho nhân dân. Đồng thời, hỗ trợ 1.000 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân vùng thiệt hại do mưa lũ gây ra...
Chăn nuôi, sản xuất của người dân cũng bị thiệt hại nặng
Theo ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa: Sau đợt lũ lụt nghiêm trọng này, Thanh Hoá phải nhanh chóng hoàn trả lại toàn bộ hệ thống hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, đê điều, y tế, giáo dục bị hư hại...; khôi phục, xây mới các trường học bị đổ sập xong trước học kỳ II cho các cháu học sinh học tập ổn định; xây mới nhà ở cho trên 300 hộ dân bị lũ cuốn trôi trước Tết nguyên đán và lo sinh kế trước mắt và lâu dài cho người dân.
Trong chuyến kiểm tra tình hình thực tế thiệt hại do mưa lũ gây ra, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức trung ương đánh giá cao sự tích cực, khẩn trương khắc phục khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, chỉ ra một số giải pháp khắc phục lũ lụt cụ thể để ổn định cuộc sống cho người dân trước mắt cũng như lâu dài.
Công tác cứu trợ bà con vùng lũ gặp nhiều khó khăn
Khẳng định thiệt hại của nhân dân Thanh Hoá trong đợt lũ lụt này vô cùng lớn và nặng nề, ông Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thanh Hóa phải nắm chắc tình hình, bám sát cơ sở, nhanh chóng giải quyết khó khăn, vướng mắc trước mắt để ổn định đời sống cho nhân dân; không để một người dân nào không có lương thực, thực phẩm, nước sạch; không để một học sinh nào bị thất học...
Duy Tuyên
Theo Dantri
Giá nông sản hôm nay 14/8: Giá tiêu xuất khẩu giảm hơn 30%, giá cà phê giảm nhẹ Khảo sát giá nông sản hôm nay 14/8, giá cà phê hôm nay giảm nhẹ 200 đồng/kg, đưa giá cà phê về giao dịch ở mức 34.500 -34.900đồng/kg. Giá tiêu sau nhiều ngày biến động, đã ổn định trở lại. Hiện được giao dịch ở mức trung bình 50.000 đồng/kg. Giá cà phê vẫn đang ở mức thấp Giá cà phê giảm 200...