Làm bánh trung thu không cần lò nướng dễ đến bất ngờ
Làm bánh trung thu không cần lò nướng là việc vô cùng đơn giản, thậm chí dễ đến mức khiến bạn không ngờ. Không chỉ dễ làm mà còn đẹp mắt và dùng lạ miệng thú vị nữa.
Bạn không tin ư! Tham khảo ngay chia sẻ sau đây với 8 cách làm mà Chuyên mục Món ngon đã tổng hợp lại, bạn sẽ bị thuyết phục ngay cho mà xem.
Làm bánh trung thu không cần lò nướng sẽ không phải là điều quá khó khăn cho những người thích nấu nướng. Ảnh Internet
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu
Bánh trung thu được làm ra vào cuối thời Nguyên trong phong trào khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn xảy ra ở Trung Hoa với mục đích để nhét mật thư vào vào trong ruột bánh.
Ở Trung Hoa thì tết trung thu là một ngày lễ tết để mọi người ăn mừng, nhớ về chiến thắng của cuộc đấu ranh chống các giai cấp thống trị. Còn ở Việt nam, tết
Trung Thu có ý nghĩa như bữa tiệc ăn mừng một vụ mùa tốt của một năm. Để cảm ơn trời đất thì bánh trung thu nước ta thường được làm với hình tròn hoặc hình vuông thay cho lời cảm ơn của những người nông dân đến trời đất và thiên nhiên đã ban cho một vụ mùa thuận lợi và tốt đẹp đến với họ.
Bánh trung thu có ý nghĩa thể hiện sự đoàn viên, đầy đủ thành viên của gia đình, cùng quây quần bên nhau sau bao ngày xa cách. Chính vì vậy tết Trung Thu còn có tên gọi khác là tết Đoàn Viên.
Bánh trung thu là điều không thể thiếu trong ngày tết Đoàn Viên hàng năm. Ảnh Internet
2. Về bánh trung không cần nướng bằng lò
Bánh trung thu không cần nướng là một biến tấu cực kỳ thú vị trong dòng bánh trung thu hiện đại. Ở loại bánh này có rất nhiều điều hay mà bạn có thể tìm thấy như:
Nguyên liệu phong phú Vị ngon đa dạng
Màu sắc bắt mắt
Làm bánh trung thu không cần lò nướng rất được ưa chuộng trong cuộc sống hiện đại, nhất là với các bà nội trợ trẻ hay các bạn trẻ thích những cái mới lạ, sự đơn giản độc đáo, dễ thực hiện và không tốn quá nhiều thời gian. Nếu bạn cũng là người rất bận rộn và muốn trải nghiệm những điều mới trong Tết trung thu năm nay, đừng ngại ngần thử làm bánh trung thu theo cách này nhé. Và dưới đây là 8 cách làm cực dễ để bạn tham khảo này.
Bánh trung thu hiện đại có nhiều loại bánh không cần nước rất đa dạng về vị đẹp mắt bởi màu sắc phong phú. Ảnh Internet
3. Làm bánh trung thu không cần lò nướng với 8 cách làm đơn giản dành cho bạn
Có rất nhiều công thức làm bánh trung thu khác nhau, đủ hương, đủ vị tha hồ lựa chọn. Hãy tham khảo 8 cách làm bánh trung thu không cần lò nướng ở dưới đây. Lưu ý nhỏ là bạn có thể điều chỉnh nguyên liệu cũng như lượng đường khi làm bánh để phù hợp khẩu vị của bạn và gia đình bạn nhé.
3.1. Cách làm bánh trung thu khoai lang tím
Không cần lò nướng, bạn cũng có thể tự làm cho mình những chiếc bánh trung thu khoai lang tím thơm ngon. Bánh Trung Thu có vị mới lạ này chắc chắn sẽ khiến nhiều người thích bởi phần nhân hạt sen ngọt bùi, dẻo quyện và vô cùng tốt cho sức khỏe.
3.1.1. Nguyên liệu
Vỏ bánh : 200g khoai lang tím
Nhân bánh : 100g hạt sen, 80g đường hoặc 2 thìa canh nước đường làm bánh dẻo hay bánh nướng, 1-2 thìa cà phê dầu ăn, 3 thìa canh bột bánh dẻo
Dụng cụ làm bánh : Khuôn làm bánh trung thu, Bát, thìa, muỗng, nồi đun, rây lọc
3.1.1. Cách làm
Bước 1 : Rửa sạch hạt sen, bỏ tâm hạt sen rồi cho vào nước hầm nhừ.
Bước 2 : Xay hạt sen với đường cho thật nhuyễn, sau đó bắc chảo lên bếp, đun lửa nhỏ, xào hỗn hợp cho đến khi thấy hỗn hợp dẻo đặc lại thì cho dầu ăn vào, trộn đều.
Bước 3 : Hấp chín khoai lang tím, bỏ vỏ rồi giã nhuyễn. Sau đó lọc qua rây để loại bỏ xơ và khoai được nhuyễn mịn, cho vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 30 phút.
Bước 4 : Vo hạt sen và khoai lang tím thành các viên tròn, viên khoai lang có kích cỡ gấp đôi phần nhân hạt sen.
Bước 5 : Nặn dẹt phần khoai lang, cho viên nhân hạt sen vào giữa, vo tròn rồi cho vào đóng khuôn tạo hình. Vậy là bạn có thể thưởng thức ngay bánh trung thu khoai lang tím rồi.
Bánh trung thu khoai lang tím rất đơn giản lại vô cùng tốt cho sức khỏe của cả gia đình bạn. Ảnh Internet
3.2. Bánh trung thu dẻo ngũ sắc
Bánh trung thu dẻo ngũ sắc rất dễ làm lại vô cùng bắt mắt với những màu sắc vô cùng tự nhiên và hương vị thơm ngon khó cưỡng.
3.2.1. Nguyên liệu
Vỏ bánh : 700g bột làm bánh dẻo, 400g đường, 700ml nước, 30ml nước hoa bưởi, 15ml dầu ăn, 30ml nước cốt chanh, 1 củ khoai lang tím, 1 củ dền, 15g bột cacao, 8g bột trà xanh.
Nhân bánh : 500g đậu xanh đãi vỏ (hoặc hạt sen, khoai môn), 80g đường, 80ml dầu ăn, 20ml mạch nha, trứng muối (nếu bạn thích).3.2.2. Cách làm
Bước 1 :
Đun sôi khoảng 10′ hỗn hợp nước với đường, rồi để nguội.Luộc chín củ dền và khoai tây tím, sau đó bóc vỏ và lần lượt xay nhuyễn ra.Hòa tan riêng bột trà xanh và bột cacao với một chút nước.
Bước 2 :
Cho nước, nước cốt chanh, dầu ăn, nước hoa bưởi vào tô cho hòa quyện với nhau.Cho từ từ 600gr bột bánh dẻo vào tô, nhào đến khi bột nhuyễn đều.Chia bột thành 5 phần. Bạn sẽ pha màu vào 4 phần bột, phần còn lại giữ nguyên màu trắng.
Bước 3 :
Video đang HOT
Bạn cho 1 thìa canh khoai tím đã xay nhuyễn vào phần bột, nhào cho đều màu, thêm bột áo nếu cần.Muốn có bánh trung thu màu hồng, bạn cho 1 thìa canh củ dền vào bột.Bánh trung thu màu xanh khi bạn cho bột trà xanh hòa cùng nước trộn với bột. Còn với màu nâu, bạn dùng bột cacao và làm tương tự như trên.
Bước 4 :
Bạn ninh đậu xanh cho mềm ra. Cho 1 ít dầu ăn vào chảo và cho nhân đậu xanh vào. Khi thấy nhân ướt, bạn có thể cho vào vài thìa bột làm bánh dẻo. Trước khi tắt bếp, trộn đều bột cùng mạch nha.Khi nhân đã nguội, vo nhân thành từng viên. Nếu bạn có sử dụng trứng muối thì hấp chín trứng và cho vào giữa nhân. Nặn bánh trung thu dẻo theo tỷ lệ vỏ – nhân là 2:1.
Bước 5 : Bọc phần vỏ ra ngoài viên nhân đậu xanh thật cẩn thận sao cho phần vỏ phủ đều. Sau đó cho bánh vào khuôn đã thoa chút bột. Dùng tay ấn chặt bánh xuống, sau đó gỡ bánh ra khỏi khuôn. Chỉ những công đoạn đó thôi bạn sẽ có ngay những chiếc bánh trung thu dẻo đầy màu sắc.
Với màu sắc sặc sỡ , bánh trung thu dẻo ngũ sắc rất được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các bạn nhỏ. Ảnh Internet
3.3. Bánh trung thu dẻo lá dứa
Bánh trung thu dẻo lá dứa luôn hấp dẫn bởi màu xanh nhạt đẹp mắt và mùi thơm lá dứa thoang thoảng. Không cần đến lò nướng bạn cũng có thể thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon, bổ dưỡng vào ngày tết Trung Thu sắp đến này rồi.
3.3.1. Nguyên liệu
Cho vỏ bánh : 460g bột bánh dẻo, 1,5 lít nước đường bánh dẻo, 1/2 muỗng cà phê tinh dầu lá dứa, 1 muỗn cà phê nước hoa bưởi, 60ml dầu ăn (chọn loại dầu có màu nhạt)
. Cho nhân bánh : 250g đậu xanh đã đãi vỏ, 170g đường, 60g bột bánh dẻo 100ml dầu trộn, 30g mứt bí thái nhỏ, 1/3 muỗng cà phê muối.3.3.2. Cách làm
Phần nhân bánh
Bước 1 : Ngâm đậu xanh với nước ít nhất 3 tiếng trước khi làm, sau đó vo sạch. Nấu chín đậu xanh cùng với khoảng 600ml nước lạnh và muối.
Bước 2 : Cho đậu xanh còn nóng cùng đường vào máy xay nhuyễn
Bước 3 : Cho hỗn hợp ấy vào chảo không dính cùng hỗn hợp dầu ăn pha và bột bánh dẻo, bắc lên bếp sên với lửa vừa. Khi nhân quyện lại một khối không dính nồi thì cho mứt bí vào sên thêm 5 phút nữa là tắt bếp. Để cho nhân hơi nguội rồi vo viên.
Phần vỏ bánh
Bước 1 : Cho nước đường, dầu ăn, tinh dầu lá dứa, nước hoa bưởi vào một cái bát, sau đó cho bột bánh dẻo từ từ vào, khấy đều nhẹ nhàng.
Bước 2 : Khi bột quyện thành 1 khối, dùng tay nhồi bột cho bột mịn. Lấy màng thực phẩm bọc bát bột lại để ít nhất 6 tiếng hay qua đêm.
Bước 3 : Sau khi có bột để qua đêm, bạn chia bột ra từng phần theo cân nặng của khuôn. Với loại bánh dẻo, nếu bạn dùng khuôn 200gr thì nhân là 80gr còn bột là 120gr.
Bước 4 : Lấy viên bột ấn dẹt xuống, cho nhân đậu xanh đã vo viên vào giữa rồi vo tròn lại.
Lưu ý : Nên rắc một ít bột khô vào khuôn để chống dính, sau đó cho viên bột có nhân vào khuôn, dùng lòng bàn tay ấn mạnh xung quanh. Sau đó gõ nhẹ một góc khuôn rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra.
Bánh trung thu dẻo lá dứa vừa ngon miệng lại vừa giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Ảnh Internet
3.4. Bánh trung thu kem lạnh kiểu Nhật Bản
Một biến thể đặc biệt của bánh trung thu, không giống với những cách làm truyền thống. Những chiếc bánh trung thu kem lạnh đến từ Nhật Bản này với hương vị thơm ngon khác lạ chắc chắn sẽ khiến người thưởng thức nghiền cho xem.
3.4.1. Nguyên liệu
100g bột nếp,
140g đường trắng,
200ml mật ong,
200ml nước lọc,
250g mứt xoài,
50g kem vani, bột bắp.
3.4.2. Cách làm
Bước 1 : Cho 100g bột nếp, mứt xoài, 140g đường, mật ong và 200ml nước lọc vào 1 cái tô, khấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa tan.
Bước 2 : Cho hỗn hợp bột vào nồi hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho bột chín. Khi thấy bột chín bạn lấy ra dùng phới trộn đều. Rắc bột vào khay sau đó cho hỗn hợp bột chín đổ vào khuôn. Rắc thêm bột bắp lên trên rồi giàn đều bột ra. Để 5 phút cho bột nguội.
Bước 3 : Sau khi bột nguội, bạn cắt bột làm 6 – 8 phần bằng nhau, cho vào màng thực phẩm.
Bước 4 : Lấy từng phần vỏ bánh ấy cho vào cái chén hay ly nhỏ, cho kem vani vào giữa rồi túm các mép bột lại.
Bước 5 : Dùng dây thun cột chặt rồi cho vào tủ đá khoảng 1 tiếng là có thể dùng được rồi nhé các bạn.
Thay đổi khẩu vị ngày tết Trung Thu bạn có thể bắt tay vào làm món bánh trung thu kem lạnh Nhật Bản đầy mới lại này. Ảnh Internet
3.5. Bánh trung thu rau câu vị bơ
Hãy thử làm bánh trung thu bằng bột rau câu đi. Chắc chắn sẽ khiến bạn và gia đình thích thú với vị mát lạnh lại béo ngậy tan ngay trong miệng khi ăn chúng.
3.5.1. Nguyên liệu
300g trái bơ, 250ml
sữa tươi có đường,
120ml nước cốt dừa,
10g bột rau câu dẻo,
100g đường trắng.
3.5.2. Cách làm
Bước 1 : Cho 50ml sữa tươi cùng 3g bột rau câu, 30g đường trắng vào nồi, khuấy tan để bột rau câu nở. Cho thêm nước cốt dừa vào nấu cho sôi thì đổ ra khuôn. Để thật nguội cho rau câu đông cứng
. Bước 2 : Sau khi rau câu đông cứng, đổ ra khuôn nhỏ để làm nhân bánh trung thu. Xay bơ cùng 200ml sữa tươi không đường, đường cho nhuyễn. Sau đó cho thêm 100ml sữa tươi vào nồi cùng 7gr bột rau câu nấu sôi. Cho toàn bộ phần bơ vừa xay vào nồi, khuấy đều lên, tắt bếp.
Bước 3 : Đổ hỗn hợp đó vào đầy 1/3 khuôn, đợi se mặt thì cho nhân rau câu cốt dừa vào chính giữa. Tiếp tục đổ hỗn hợp bơ vào cho đầy khuôn. Đợi cho rau câu nguội bớt thì đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ để rau câu đông cứng.
Bước 4 : Nhẹ nhàng dùng dao lấy ra khỏi khuôn bánh, thưởng thức ngay vị thơm ngon của những chiếc bánh trung thu rau câu mát lành.
Bánh trung thu vị rau câu vị bơ vừa lạ miệng vừa dễ làm, chẳng cần dùng đến lò nướng. Ảnh Internet
3.6. Bánh trung thu chiên
Một loại bánh khác lạ cho ngày tết Đoàn Viên này đây, bánh trung thu chiên sẽ là sự lựa chọn mới lạ và ngon miệng. Hãy cùng trổ tài làm bánh trung thu chiên cho cả gia đình bạn trong ngày tết này nhé.
3.6.1. Nguyên liệu
300g Bột mì,
80g nước,
90g đường trắng,
100g Bơ lạt,
300g đậu đỏ,
500g dầu ăn.
3.6.2. Cách làm
Bước 1 :
Ngâm đậu đỏ ít nhất 10 tiếng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đổ nước ngập mặt, đun sôi rồi ninh đậu với lửa nhỏ trong 1 tiếng.Khi đậu mềm nhừ, tăng lửa ở mức vừa rồi cho 80gr đường và 100gr dầu ăn vào đảo trong vài phút đến khi nhân nhuyễn mịn thì nhấc khỏi bếp.Vò viên nhân đậu đỏ thành những viên tròn 30g (khoảng 10 viên).
Bước 2 : Trộn đều 300g bột mì với 80g nước, 10g đường và 100g bơ lạt. Khi bột đã mịn rồi thì dùng màng nilon bọc thực phẩm để ủ bột trong vòng 30 phút.
Bước 3 : Khi được bột đã ủ thì chia bột thành 20 phần bằng nhau (mỗi phần 15gr). Cán bột thành hình chữ nhật dài rồi cuộn lại. Phủ khăn trên bột sau 10 phút rồi đem ra cắt mỏng.
Bước 4 : Cán bột thành những miếng tròn mỏng vừa phải. Đặt nhân đậu đỏ vào hai miếng bột đặt chồng lên nhau và gói phần nhân lại, miết bột nhẹ nhàng sao cho kín và không để hở nhân. Vo tròn từng chiếc bánh và khía nhẹ các đường lên thân bánh.
Bước 5 : Cho bánh vào dầu, cần để dầu ngập bánh với lửa nhỏ đến khi bánh nở bung như đóa hoa sen và có màu vàng đậm thì vớt ra để ráo dầu. Bạn có thể thay thế nhân đậu đỏ bằng những nhân mà bạn thích và cách làm bánh trung thu chiện cũng vẫn sẽ tương tự như vậy.
Bạn hãy thử trổ tài làm món bánh trung thu chiên, chắc chắn sẽ rất được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Ảnh Internet
3.7. Bánh trung thu dẻo không ngọt
Giải pháp cho những người ăn bánh trung thu sợ tăng cân là đây. Hãy cùng thử làm bánh dẻo không ngọt với 3 lớp nhân cực kỳ hấp dẫn theo công thức dưới đây nhé.
3.7.1. Nguyên liệu
Vỏ bánh : 130g bột nếp làm bánh dẻo, 180g đường bột, 35g shortening, 130ml nước lá dứa.
Phần nhân bánh : 1 lòng đỏ trứng, 100g đường, 15g bột mì rây mịn, 20g bột ngô, 20g bột sắn, 50g nước cốt dừa đặc, 75g sữa tươi, 15g bơ, 500g nhân hạt sen lá dứa, 8 lòng đỏ trứng muối, một ít màu thực phẩm màu vàng.3.7.2. Cách làm
Bước 1 : Cắt nhỏ 8 cây lá dứa, cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước trong khoảng 15′ – 20′. Sau đó lọc nước đã đun qua rây và để nguội.
Bước 2 :
Bạn rây bột nếp với đường vào bát, sau đó cho shortening vào trộn đều. Tiếp tục cho thêm nước lá dứa vào, nhào đều tay thành một khối dẻo mềm.Chia bột thành từng phần nặng 60g, viên thành hình tròn.
Bước 3 :
Để làm phần nhân custard: Đánh đều hỗn hợp lòng đỏ trứng, đường, bột mì, bột ngô, bột sắn, nước cốt dừa, sữa, bơ và màu vàng thực phẩm cho đến khi tất cả hòa quyện.Đổ hỗn hợp vừa đánh sang khay hấp, trong 30′ ở lửa trung bình. Sau đó, bạn lấy nhân đã hấp ra trộn đều và nhào đến khi thành một khối bột tròn mịn. Lăn phần nhân thành một khối dài, cắt thành mỗi miếng nhỏ nặng 35g và lăn tròn.
Bước 4 : Tách lòng trắng ra khỏi trứng muối, đặt lòng đỏ hấp trong 10′ ở lửa vừa rồi để nguội.
Bước 5 :
Chia phần nhân hạt sen lá dứa thành từng miếng nặng 50g, viên tròn và ấn dẹt xuống. Phần nhân custard đã viên ở trên ta cũng ấn dẹt và cho trứng muối vào giữa, rồi bọc kín đều.Cuối cùng, ta cán mỏng vỏ bánh, cho từng viên nhân vào bọc kín, phủ thêm bột nếp bên ngoài để vỏ bánh đỡ dính và mềm hơn. Cho các viên bột vào khuôn bánh trung thu, ấn đều tay xuống là xong.
Bánh trung thu dẻo không ngọt là lựa chọn hoàn hảo cho những người không muốn tăng cân trong ngày tết Trung Thu này. Ảnh Internet
3.8. Bánh trung thu nướng bằng nồi cơm điện
Hãy cùng thử thay thế lò nướng bằng nồi cơm điện khi làm trung thu các bạn nhé.
3.8.1. Nguyên liệu
Phần nước đường : 600g đường phèn, 400ml nước, 1 đến 2 quả chanh, 50g mạch nha, 40ml nước tro tàu
Phần vỏ bánh : 1 gói bột làm bánh trung thu, 50ml dầu dừa, 1 đến 2 quả trứng gà, 2 thìa cà phê ngũ vị hương.
Phần nhân : 300g đậu xanh, 200g đường trắng, 1 gói bột làm bánh dẻo, 50ml nước cốt dừa, 1 ít bơ hoặc dầu ăn.3.8.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Làm nước đường
Khi thực hiện công đoạn này bạn cần phải rất cẩn thận vì nước đường quyết định rất nhiều đến độ ngon của bánh trung thu.
Lấy nước cốt chanh bỏ hạt còn với nước tro tàu thì hòa với nước lọc.Đường phèn khuấy tan với nước rồi sau đó cho vào nồi và đun sôi mở nắp trong khoảng từ 10 đến 20 phút.Khi hỗn hợp đường sôi được tầm 25 phút thì để lửa nhỏ và cho cốt chanh vào đun tiếp khoảng từ 30 đến 40 phút. Cho kẹo mạch nha và nước tro tàu vào cùng, đun tiếp khoảng từ 20 phút rồi tắt bếp, để nguội.
Bước 2 : Làm nhân bánh trung thu
Ngâm đậu xanh từ 3 đến 4 tiếng với nước ấm cho đậu được mềm và lọc hết vỏ đi.Sau đó cho đậu xanh vào nồi, đổ nước ngập mặt đỗ, đun cho đến khi cạn nước, cho đậu xanh chín mềm.Dùng một cái thìa dẹt nghiền cho thật mềm đỗ xanh cho đến khi thành một khối đậu mịn. Bạn cũng có thể cho vào máy xay, xay cho thật nhuyễn.Cho đường, nước cốt dừa, 2 đến 3 thìa cà phê bột làm bánh trung thu, một chút dầu ăn và cho vào một nồi nhỏ và sên cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
Bước 3 : Làm vỏ bánh trung thu
Trộn nước đường đã có ở trên với lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, 1 đến 2 thìa cà phê ngũ vị hương. Để bột bánh không bị vón cục khi đổ vào hỗn hợp trên thì bạn nên rây chúng qua rây bột cho mịn, đổ từ từ từng đợt một, vừa đổ vừa khuấy cho bột được trộn đều mà không bị vón lại.Rải một lớp bột chống dính lên, sau đó nhào bột khoảng 4 đến 6 phút cho khối bột thật mịn và đều, rồi lấy màng bọc thực phẩm bọc lại, bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh tầm từ 20 đến 30 phút cho bột nghỉ.
Bước 4: Nặn bánh
Chuẩn bị một vài tấm giấy nến, lau sạch phần bên trong nồi rồi sau đó lót phần giấy nến lại.Bạn nên làm nóng nồi cơm trước bằng cách bấm nút “Cook” rồi sau đó dùng chổi phết một lớp bơ hoặc dầu ăn xuống đáy nồi rồi lót phần giấy nến lên.sau khi cho bột bánh vào khuôn rồi thì xếp bánh vào nồi, khoảng cách giữa các bánh xa nhau để tránh bị dính rồi bấm nút nấu. Thường với nồi cơm sẽ có chế độ nấu tầm 35 đến 50 phút, bạn đợi cho đến khi nồi cơm chuyển sang chế độ giữ nóng thì tiếp tục ấn nút cook để nướng lần hai.Mỗi lần nồi cơm chuyển sang chế độ nóng, bạn mở nắp rồi quết lên trên bề mặt bánh lớp nước đường còn sót lại để bánh được thơm và có độ giòn nhất định.
Đơn giản, không cần đến lò nướng bạn cũng có thể thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon bằng nồi cơm điện. Ảnh Internet
Các bạn thấy đó, làm bánh trung thu không cần lò nướng không phải là điều không thể thực hiện như chúng ta từng nghĩ. Với 8 cách làm bánh trung thu trên,
Chuyên mục Món ngon hy vong, bạn sẽ tìm cho mình được một công thức làm bánh phù hợp nhất để trổ tài. Và chắc chắn nhờ đó, bạn cùng gia đình có thể thưởng thức vị bánh trung thu thơm ngon, lạ miệng lại đẹp mắt do chính tay bạn làm trong dịp Trung thu đầm ấm năm nay.
Mẹo làm nhân thập cẩm bánh trung thu đúng vị
Là một đầu bếp làm bánh chuyên nghiệp, chị Nguyễn Thu Quỳnh mới đây đã có những chia sẻ hữu ích đến cộng đồng về cách làm nhân thập cẩm trong bánh trung thu thơm ngon đúng vị truyền thống.
Bên cạnh vai trò là cô chủ của một cơ sở kinh doanh bánh ngọt và chè được nhiều người biết đến, hiện nay Nguyễn Thu Quỳnh còn tham gia giảng dạy, mở các khóa đào tạo kỹ năng làm bánh và nấu chè chuyên nghiệp trên cả nước với hình thức online và học trực tiếp tại cơ sở.
Cô gái trẻ tài năng Thu Quỳnh
Qua quá trình tìm hiểu về các kỹ thuật làm bánh chuyên nghiệp và thường xuyên mở lớp đào tạo kỹ năng làm bánh, đầu bếp Thu Quỳnh đã đúc kết được những kiến thức hữu ích về kỹ thuật làm bánh trung thu chuẩn vị truyền thống. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chị Thu Quỳnh về kỹ năng làm nhân thập cẩm trong bánh trung thu đảm bảo chuẩn vị, thơm ngon và ngọt bùi.
Về nguyên liệu, tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình thì chúng ta sẽ thêm bớt hoặc sử dụng những nguyên liệu khác nhau. Chị Thu Quỳnh hoàn toàn không quy định rõ ràng về những nguyên liệu cụ thể bắt buộc phải có trong bánh trung thu. Tuy nhiên, khi làm nhân bánh thì bạn nên lựa chọn những nguyên liệu tươi mới, đảm bảo được chất lượng tốt nhất, đặc biệt là các yếu tố về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, nếu bạn là người tỉ mẩn thì chị Thu Quỳnh khuyên rằng mọi người nên tự làm các nguyên liệu để cảm nhận được tất thảy công sức bỏ ra khi làm bánh.
Cách làm nhân bánh nướng chuẩn vị
Để làm được nhân bánh trung thu mang hương vị cổ truyền thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như chuẩn bị các loại hạt, chuẩn bị nước sốt, sử dụng thêm bột nếp...Cụ thể, đầu bếp Thu Quỳnh đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này.
Yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm đến chính là cách chuẩn bị các loại hạt để làm nhân bánh như hạt điều, hạt dưa, hạt bí xanh, hạt vừng... Đối với các loại hạt này thì bạn nên lựa chọn cách rang trên chảo nóng khoảng từ 3 - 5 phút cho đến khi hạt vàng nhẹ và ngậy mùi thơm. Việc làm này sẽ giúp nhân bánh thập cẩm có được mùi thơm tự nhiên.
Làm nhân thập cẩm bánh trung thu cần lưu ý nhiều chi tiết
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Ngoài ra, bạn cũng nên đập vụn các loại hạt trước khi trộn với các thành phần khác của nhân, kể cả hạt vừng nhỏ. Việc đập vừa giúp tỏa được mùi thơm của hạt, vừa giúp hạt mềm hơn và tạo thuận lợi cho việc nặn nhân bánh cũng như không gây khó chịu cho người ăn.
Tiếp theo, chị Thu Quỳnh cũng lưu ý mọi người nên trộn nhân bánh với hỗn hợp nước sốt trộn nhân để giúp bánh không bị khô, hạn chế tình trạng khó nặn nhân bánh. Tuy nhiên, phần nước sốt cũng không nên quá lỏng vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh trung thu thành phẩm.
Các sản phẩm bánh trung thu chất lượng từ tiệm bánh Thu Quỳnh
Tiếp theo, chị Thu Quỳnh cho rằng nhân bánh trung thu về cơ bản đã có vị ngọt từ hạt sen và mứt bí rồi nên mọi người không nên cho thêm đường. Nếu có thì chỉ nên thêm một chút để tạo vị ngọt đậm hơn nếu bạn là người ưa ngọt.
Chắc hẳn với những chia sẻ trên từ đầu bếp Nguyễn Thu Quỳnh, bạn đọc đã có được những kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình làm nhân bánh trung thu, từ đó có thể yên tâm trổ tài làm bánh tặng người thân trong dịp tết trung thu sắp tới.
Hương vị mới từ những chiếc bánh Trung thu Momiji độc đáo Trải qua bao năm tháng, những chiếc bánh Trung thu ngày nay được cải tiến, mang nhiều hương vị độc đáo, mới lạ và tinh tế. Mỗi chiếc bánh Trung thu Momiji là sự hòa quyện tinh tế của các nguyên liệu như trứng muối mịn màng vừa đủ độ đỏ au, vị ngọt dịu của trà sữa trân châu, các loại hạt...