Làm bánh cookies dâu tây thơm lừng tuyệt ngon
Đây là dạng cookies dẻo và kết hợp vị chua của trái cây tươi (có thể dùng dâu tây, phúc bồn tử hoặc cherry) giúp cân bằng vị béo của bơ và rất lạ miệng.
- 120gr bơ lạt để mềm
- 1 quả trứng gà
- 120gr dâu tươi
- 220gr bột mì đa dụng
- 180gr đường
- muỗng cà phê bột nở (baking powder)
- muỗng cà phê muối nở (baking soda)
Video đang HOT
- 1 muỗng cà phê tinh chất vani
- Xíu muối
- Dâu rửa sạch bỏ cuống cắt nhỏ
- Trộn chung các loại bột, rây mịn
- Bơ lạt mềm cho vào thố đánh với muối, đường cho bơ bông trắng và đường tan hết
- Cho trứng gà vào đánh cho hòa quyện
- Tiếp tục cho dâu và đánh đều là được. Không nên đánh dâu quá nát khi hoàn thành bánh, sẽ không còn cảm nhận được vị dâu tươi.
- Cuối cùng cho vani vào đánh cho hòa quyện, cho hỗn hợp vào bao bắt bông kem. Bắt bột ra khay nướng bánh đã lót sẵn giấy nến.
- Nướng bánh ở nhiệt độ 120 độ C trong vòng 45-60 phút đến khi bánh vàng mặt. Đối với loại bánh này, nướng nhiệt độ thấp để bánh còn giữ được vị trái cây bên trong, cũng như giúp bánh có độ dẻo bên trong, nhưng bên ngoài giòn nên cần thời gian nướng lâu hơn bình thường
- Bánh chín lấy ra rack làm nguội rồi cất vào hộp dùng dần
- Dùng chung với trà nóng rất ngon
Theo Thanhnien
Thương lắm cà na
Hồi tôi còn nhỏ, nội tôi nói: Xã Long Thắng, H.Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là nguồn gốc của trái cà na. Bởi thế mới có câu ca dao: "Long Thắng là xứ quê mùa. Đi thăm cháu ngoại cho "vùa" cà na".
Cà na dầm muối ớt
Mỗi lần về thăm quê bên Đồng Tháp, nội thường mua cà na ngâm nước muối đường về làm quà cho con cháu.
Hiện nay cà na có mặt khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với các lợi thế: bộ rễ bám đất rất chắc, mọc tự nhiên và phát triển rất tốt cạnh các con sông rạch mà không cần phải chăm bón bằng bất kỳ loại phân, thuốc nào.
Nội tôi kể: Mùa cà na hằng năm bắt đầu vào khoảng tháng bảy, tháng tám âm lịch, khi mùa nước nổi về. Cà na cho trái khoảng gần 2 tháng. Trái sống vỏ màu xanh đậm, vị chát; trái chín có màu vàng nhạt, vị chua.
Cà na mua về rửa sạch, chà dập trái để loại bỏ vị chát bên trong và tăng độ mềm dai của chúng. Sau đó, cà na được để ráo và tiến hành ngào với đường cát trắng để có hương vị thơm ngon vừa chua, vừa ngọt. Một cách khác là ngâm với nước muối đường.
Bây giờ đi đâu trong đầu mùa lũ cũng thấy cà na miền Tây, nhất là ở các chợ, trường học, khu dân cư, bến xe, bến tàu, quán nhậu... Ngoài các điểm bán cố định, cà na còn được các xe hàng rong bán lưu động trên đường phố, tất nhiên giá sẽ "nhỉnh" hơn. Loại hình mua bán thứ 3 cũng đang rất phổ biển, đó là bán cà na qua "mạng".
Chỉ cần một lời nhắn trên mạng là đã có "síp pơ" mang đến tận nhà với những trái cà na no tròn, hấp dẫn, được đặt trong các lọ nhựa, kèm theo một túi muối ớt đỏ rực, chỉ nhìn thôi đã đủ... chảy nước miếng. Đơn giản, dân dã, gần gũi, những trái cà na đến rồi lại đi và để lại hương vị quê hương chân chất, nhất là với những người đã sống và lớn lên bên cạnh những cây cà na quê mùa, như một lời nhắc nhở:
Quê hương mỗi người chỉ một. Thương lắm cà na ơi!
Theo Thanhnien
Khế chua trộn cá cơm khô Vị mặn mòi của cá cơm khô và của mắm quyện với vị chua dịu của khế hòa cùng vị ngọt của đường ngon khó tả thành lời. Gỏi khế trộn cá cơm ăn kèm bánh tráng nướng Đĩa gỏi khế chua trộn cá cơm khô được "ưu ái" trong bữa cơm, là món để cha chú lai rai với dăm ly rượu...