Làm ăn thua lỗ 800 triệu đồng, chàng trai lên đường đi bộ Xuyên Việt trong 65 ngày thử thách bản thân
‘Đi bộ xuyên Việt chưa bao giờ là đơn giản, nó là cả quá trình thử thách về sức khỏe, độ dẻo dai, tinh thần, đặc biệt là ý chí và đam mê’ - là dòng tâm sự đầu tiên mà Nguyễn Văn Hiệu (36 tuổi) viết ra, khi nhìn về chuyến đi 3 năm trước của mình – anh thực hiện hành trình đi bộ từ mũi Cà Mau ra Hà Nội.
Kinh doanh thua lỗ, khoản nợ 800 triệu đồng là ‘nguồn cơn’ của chuyến đi đặc biệt
Anh Nguyễn Văn Hiệu hiện đang là một YouTuber, có thu nhập từ Youtube. Bên cạnh đó, nguồn thu cũng có từ việc sản xuất các video, tvc quảng cáo cho các doanh nghiệp, một số các dự án du lịch khắp Việt Nam.
Nói về cái duyên đến với nghề, anh Hiệu kể lại: ‘Mình làm YouTube từ năm 2011, bản thân lúc đó không biết gì về quay, dựng phim nên chỉ đăng lại các sản phẩm của người khác. Chính sách của YouTube khi ấy không khó như bây giờ.
Năm 2013, mình bắt đầu chuyến đi đầu tiên tới Hà Giang bằng xe máy. Mình bắt đầu quay video để chia sẻ lại chuyến hành trình, cũng chính thức làm content YouTube.
Nhưng lúc đó kỹ thuật quay của mình tệ không để đâu cho hết, về tới nhà chẳng có được cảnh quay nào hẳn hoi. Tuy vậy, lần đi Hà Giang, được lang thang trên Mã Pì Lèng, Hoàng Su Phì… khiến mình mê mẩn với cảnh đẹp. Rồi mình bắt đầu nghiên cứu, mày mò cách quay phim, cách dựng video, các phần mềm quay phim. Tự học 100% trên Internet khoảng 6 tháng, sản phẩm làm ra tàm tạm chấp nhận được’.
Bắt đầu làm clip về những chuyến đi và chia sẻ với người xem, anh Hiệu cũng bị chê ‘tả tơi’, biết mình không có nghề nên anh chàng quê Bắc Giang vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Dần dần khán giả đến với anh đông hơn, anh kiếm được tiền từ chính những video do mình tạo ra: ‘Niềm vui đó khó tả lắm’.
Trên đà phát triển, năm 2014, Hiệu mở một công ty tại Hà Nội, tới cuối năm 2016, công ty rơi vào tình trạng khó khăn đến nỗi ông chủ không thể gắng gượng thêm được đành phải đóng cửa:
‘Thua lỗ khá nhiều, 800 triệu lúc đó với một người như mình là cả một con số lớn bởi mình xuất phát thuần nông, gia đình không phải giàu có gì. Mình nghĩ là mình cần làm điều gì đó giải tỏa tâm lý’ – đây cũng là nguồn cơn của kế hoạch Xuyên Việt.
Đi bộ để thử thách bản thân
Video đang HOT
Tháng 8/2017, lựa chọn đi bộ là hình thức cho hành trình Xuyên Việt của mình, chàng thanh niên 36 tuổi thú nhận: ‘Mình đi bộ để thử thách chính bản thân, vượt qua chính nỗi sợ của mình, nếu thành công mình sẽ làm được nhiều điều khác nữa’.
Để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi từ sức khỏe, tài chính, tinh thần, anh Nguyễn Văn Hiệu cũng có một kế hoạch chi tiết: ‘Về tài chính thì mình cũng đã chuẩn bị sẵn. Bản thân cũng đã từng trải qua quân ngũ gần 6 năm, có những chuyến hành quân xa nên mình cũng có kinh nghiệm trong việc trang bị cho mình.
Mang theo 3 bộ quần áo, hạn chế mang quần áo dài vì đi bộ cần trang phục thoáng một chút, chuẩn bị thêm: võng vải và màn, hai máy quay, laptop để tiện copy file và dựng phim.
Vài dụng cụ cá nhân: xà bông, bột giặt, thuốc men, hai cái mắc áo để treo quần áo sau lưng vừa đi vừa phơi. Sơ sơ vậy mà cũng phải 15kg trên vai đấy!’.
Trong chuyến đi dài hơi này thì những ngày đầu được xem là khó khăn nhất với anh. Nhất là khi lòng bàn chân bắt đầu phồng rộp da, tạo thành các bọng nước đau và rát. Hiệu phải dùng kim để chọc cho thủng lớp da đó, rồi rửa nước muối sát trùng, dùng bông gạc băng lại. Đêm mất ngủ vì đau và buốt.
‘Hôm sau cảm giác như không thể nhấc chân lên được. Xỏ vào giày không vừa nữa vì chân sưng to hơn, mình phải mua đôi giày khác cỡ lớn hơn thì mới đi được.
Ngày thứ 3, 4, 5, 6 nó như cực hình vậy. Có lúc mình nghĩ bỏ cuộc nhưng rồi nhớ lại mục tiêu ban đầu của mình đặt ra, lại gắng đi tiếp’.
Sau 65 ngày, Hiệu đặt chân đến Hà Nội, hoàn thành chặng đường ước tính khoảng 2500km với tổng chi phí 14.400.000 đồng. Phần vì đi bộ nhiều giày bị hỏng, phần vì chân sưng tấy nên cả chuyến hành trình, anh phải thay đổi và mua mới tất cả 6 đôi.
Người dân mình ấm áp lắm!
Nhìn là hơn hai tháng Xuyên Việt, điều mà nam YouTuber nhớ nhất là kỷ niệm với Cà Mau ngay trong ngày đầu tiên xuất phát: ‘Sau một ngày đi đường, mình xin ở nhờ nhà một người anh tên Dũng, dù không hề quen biết nhưng anh cho ở liền.
Anh là người dân chài lưới sống một mình. Ngày hôm đó, đi biển về có bao nhiêu tôm ghẹ ngon, anh để lại hết để mời mình. Anh bảo mời chú em một chầu cho ra trò, rồi mai lên đường khỏe chân.
Người dân đất mũi Cà Mau họ sống thân thiện lắm, buổi tối đó anh dẫn mình đi chơi mấy nhà quanh đó, đến đâu họ cũng làm đồ ăn để mời mình, mà toàn là thứ mà họ cho là ngon nhất’.
Những bữa ăn anh Hiệu được người dân Hiếu khách thiết đãi.
Tình cảm của người dân nói chung, của anh em ‘dân phượt’ ở các vùng nói riêng cũng là điều để lại ấn tượng lớn với Hiệu: ‘Vừa đi, mình vừa liên hệ với các bạn phượt ở các tỉnh nhờ hỗ trợ nơi ăn nghỉ, cái này mình vẫn trả phí nhưng sẽ được các bạn ý bớt chút’.
Hoàn thành chuyến đi cũng là khi Nguyễn Văn Hiệu đã vượt qua được nỗi sợ của chính mình. Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, anh chỉ ra một vài điểm nên lưu ý để một chuyến đi an toàn:
‘ Thứ nhất, các bạn cần có sức khoẻ tốt.
Thứ hai, kiến thức về đi bộ. Mình đi bộ sẽ luôn đi bên trái đường để phòng tránh các rủi ro. Vì khi bạn đi trái đường thì bạn sẽ quan sát được phía trước, còn phía sau bạn sẽ gần như không có phương tiện hay người đi sau bạn.
Thứ ba, chuẩn bị các loại thuốc cần thiết để tránh nhiễm trùng, hay cảm sốt dọc đường.
Thứ tư, không nên đi vào buổi tối sẽ rất nguy hiểm.
Nếu có thể hãy tìm thêm một người bạn đi cùng với mình, vì độc hành khá nguy hiểm ‘ – Hiệu nói.
Trước nhiều lời tâm sự của các bạn nữ, muốn thực hiện đi bộ Xuyên Việt nhưng vẫn lo ngại nhiều điều, anh khuyên: ‘Hãy chuẩn bị chu đáo, có thêm bạn đi cùng là điều tốt nhất, học những bài học để biết cách tự vệ, biết sơ cứu vết thương để khi xảy ra trên đường không bị lúng túng. Chọn nơi an toàn để nghỉ sau mỗi chuyến hành trình ‘.
Sau cùng, Hiệu mong rằng, trải nghiệm của mình sẽ phần nào tiếp thêm động lực cho những người cùng đam mê.
Bật mí kế hoạch trong thời gian tới, anh tiết lộ, trong tháng 10 này, anh sẽ đi du lịch bụi khắp Việt Nam. Chuyến đi dự định trong 300 ngày, anh mong có thể tới được nhiều địa điểm có cảnh đẹp và món ăn ngon.
Căn bếp khiến tất cả hoang mang bởi tìm mỏi mắt cũng không thấy bậc thang để bước lên
Đôi khi, việc đi nấu cơm cũng trở thành một thử thách đầy mạo hiểm!
Mới đây, một dân mạng đăng tải trên facebook bức hình chụp căn bếp nhỏ. Theo đó, căn bếp này được xây dựng theo cách thức vô cùng đặc biệt.
"Đi xem phòng trọ, lúc xuống cầu thang gặp phải cảnh này. Em muốn hỏi chút người ta lên chỗ nấu ăn bằng đường nào nhỉ", đây là những dòng chú thích đính kèm hình ảnh.
Theo đó, căn bếp được xây dựng trên cao. Nhìn từ cầu thang thì khoảng cách cũng thật sự rất lớn, khó có thể để người bình thường bước lên khu vực bếp dễ dàng.
Có lẽ, vì tiết kiệm diện tích nên gia chủ đã xây căn bếp ở lưng chừng cầu thang như vậy. Tuy nhiên, họ nên tính toán kỹ càng việc làm cách nào để bước lên nấu nướng.
Đấy còn chưa kể việc đôi lúc đang nấu thì bị trượt chân, rán đồ ăn bị bắn dầu mỡ có thể gây giật mình vô cùng nguy hiểm.
Căn bếp thật sự quá khó hiểu.
Bếp có bàn với đủ đồ nấu nướng, nhưng chuyện lên được gần bếp là điều chẳng hề dễ dàng, thậm chí nó còn là thử thách lớn. Dân mạng đã đưa ra nhiều bình luận khác nhau. Nhiều người cho rằng người thiết kế ra ngôi nhà ắt hẳn phải vô cùng sáng tạo mới dám làm khu vực bếp như vậy.
"Mình nấu nướng đang chiên cá mà dầu nó văng ra, mình nhảy lên một phát là xong luôn đó. Xây cái bếp gì kỳ cục, không thấy lối lên ở đâu luôn", một dân mạng bình luận.
"Cái này chắc phải đu dây nhảy qua hay bám rào sắt trèo sang, cắm sào đi đến hoặc trèo cửa sổ để tụt qua chứ làm gì có cách nào khác nữa", dân mạng khác viết.
"Thiên thần đồng phục" khoe sắc bên hoa hướng dương Với Thanh Hằng, cuộc sống luôn có những thử thách mà tự bản thân mỗi người cần vượt qua. Thanh Hằng nhìn nhận những điều đó với thái độ lạc quan, yêu đời. Khương Thị Thanh Hằng (sinh năm 2002, Hà Nam) từng được biết đến với những hình ảnh xinh đẹp trong bộ đồng phục và được dân mạng mệnh danh là...