Lãi vay ngân hàng sẽ giảm tiếp thế nào?
Một số ngân hàng đã thông báo về chương trình giảm lãi đợt 2 của mình với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch.
Vietcombank đã đưa ra tiếp chương trình giảm lãi vay đợt 2 cho khách hàng.
Mới nhất là Vietcombank, từ ngày 15/4, ngân hàng này giảm đồng loạt lãi vay đợt 2 cho những doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19.
Khác với đợt hỗ trợ trước giảm trên mức lãi suất, lần này, Vietcombank giảm 10% trên số tiền lãi phải trả của các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch, áp dụng đến hết 30/9. Với đối tượng chịu tác động gián tiếp, mức giảm là 5% đến 30/6.
“Tổng cộng, đợt hỗ trợ lần này tác động đến 90.000 khách hàng với quy mô tín dụng 300.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu tại Vietcombank. ối tượng áp dụng không bao gồm các khoản dư nợ đang được áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất của Ngân hàng”, đại diện Vietcombank cho hay.
Trước đó, từ giữa tháng 2/2020, Vietcombank đã triển khai loạt giải pháp ưu đãi khách hàng như giảm lãi suất cho vay đợt 1, vay mới với quy mô dư nợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất 4,5-5%/năm.
Cùng với đợt giảm lãi suất trên diện rộng lần này, Vietcombank tính toán các gói hỗ trợ ảnh hưởng đến 2.240 tỷ đồng trên tổng lợi nhuận của nhà băng này.
Thực trạng dịch bệnh Covid-19 tác động lên hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, các ngân hàng đã sớm vào cuộc cơ cấu, giãn nợ và giảm lãi suất cho khách hàng. ồng thời, mặt bằng lãi vay mới hiện nay cũng giảm 1-2,5%/năm.
Ghi nhận trên thị trường, tất cả các ngân hàng đều đã có động thái giảm lãi và cơ cấu lại khoản vay với khách hàng.
Video đang HOT
Có những ngân hàng làm sớm thì đã bước vào đợt giảm lãi lần 2 như Vietcombank, có những ngân hàng chậm thì cũng đã công bố chi tiết gói hỗ trợ của mình. ối tượng hướng tới không chỉ với doanh nghiệp, mà với cả các cá nhân.
Tại BIDV, bên cạnh việc cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng này còn giảm đến 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương do dịch bệnh làm ảnh hưởng đến thu nhập.
Trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm thêm mức lãi suất 2%/năm, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.
Với nhu cầu vay mới, BIDV có các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất giảm 2%/năm so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019.
Thời gian triển khai giảm lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) áp dụng đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
Với quy mô dư nợ lớn, ở đợt giảm lãi suất cho vay này, BIDV dự kiến giảm khoảng 2.400-3.000 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn.
Một cách đặc biệt hơn, Kienlongbank không giảm lãi, mà giảm đến 25% trên tổng số tiền lãi phải thanh toán cho hơn 85.000 khách hàng vay vốn trả góp ngày kể từ 3/4 – 30/6/2020.
Nam A Bank triển khai các gói giải pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến 15.000 tỷ đồng, bao gồm tái cấp tín dụng, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ.
Cụ thể, Nam A Bank ưu đãi giảm lãi vay 2%/năm so với hiện hành cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ lưu trú, nhà hàng quán ăn và xuất nhập khẩu (giữa Việt Nam với các nước thuộc vùng dịch)…
Mặc dù các nhà băng đã công bố giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ và ưu đãi lãi suất cho vay mới, song phản hồi từ phía doanh nghiệp cho biết, vẫn chậm được cơ cấu nợ, giảm lãi vay và khó tiếp cận vốn ưu đãi.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng có phản hồi về vấn đề này. Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, NHNN ra quy định chung, nhưng thực hiện sẽ do các ngân hàng chi từ “tiền túi” của mình.
Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, mỗi ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ một cách khác nhau, có ngân hàng hỗ trợ dàn đều, có ngân hàng hỗ trợ lớn hơn vào những khách hàng truyền thống hoặc khách hàng chiếm tỷ trọng vay lớn, có ngân hàng rà soát mức độ ảnh hưởng kinh doanh để quyết định mức hỗ trợ.
Vấn đề hiện tại là tính minh bạch và thời gian trong hỗ trợ, lãnh đạo các ngân hàng đều khẳng định sẽ làm nghiêm yêu cầu của Thống đốc và xử lý triệt để các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ với các khoản vay.
Thống đốc NHNN yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố thiết lập ngay số điện thoại đường dây nóng tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố để tiếp nhận và xử lý kịp thời, triệt để các kiến nghị, đề xuất và khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội trên địa bàn liên quan đến Thông tư 01.
Vân Linh
Mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ sẽ bị phạt cảnh cáo
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong đó, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ bị phạt đến 30 triệu đồng
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Mức phạt trên cũng áp dụng với một trong các hành vi: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt đến 250 triệu đồng hành vi xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Vi phạm một trong các hành vi: Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.
Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;...
Nghị định có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.
Chí Kiên
Theo baochinhphu.vn
Giảm trần lãi suất, các ngân hàng chịu tác động thế nào? Giảm trần lãi suất sẽ tạo áp lực huy động vốn lên hầu hết các ngân hàng, trong đó, ngân hàng quy mô càng nhỏ càng chịu áp lực lớn. Tuy vậy, trong số các ngân hàng quy mô nhỏ hơn lại có một số ngân hàng phải chịu áp lực lớn hơn do không còn nhiều dư địa LDR. Giảm trần lãi...