Lãi vay đang chiếm 1,6% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng
Nếu so với quý 2/2018 thì chi phí trả lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp đã tăng 0,3%, chiếm 1,6% tổng chi phí sản xuất…
Nếu so với quý 2/2018 thì chi phí trả lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp đã tăng 0,3%, chiếm 1,6% tổng chi phí sản xuất. Trong đó, chi trả lãi tiền vay của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 1,7%; khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 1,1% và khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 0,7% tổng chi phí sản xuất.
Đây là số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố từ cuộc điều tra về xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý 3/2018.
Theo đó, kết quả khảo sát từ 5.300 doanh nghiệp đang hoạt động xây dựng tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy, có 67,3% doanh nghiệp đã vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, thấp hơn con số 69% của quý 2/2018.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vay vốn nhiều nhất với tỷ lệ 70,5%; khu vực doanh nghiệp nhà nước 60,2%, còn khu vực doanh nghiệp FDI có 36,3% doanh nghiệp vay vốn.
Chia theo ngành, các doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng vay vốn nhiều nhất với tỷ lệ 72,1%; doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 67,4%; doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng là 60,1%.
Trong số các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh, có đến 94,2% doanh nghiệp vay vốn từ hệ thống ngân hàng, chỉ có 5,8% doanh nghiệp vay vốn từ nguồn khác.
Trong quý 3/2018, khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng vay ngân hàng nhiều hơn quý 2/2018.
Video đang HOT
Cụ thể, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 95,8% doanh nghiệp vay vốn từ hệ thống ngân hàng; khu vực doanh nghiệp nhà nước là 91,5%; khu vực doanh nghiêp FDI có xu hướng vay ngân hàng ít hơn với 64% doanh nghiệp vay vốn.
Đánh giá về tình hình vay vốn ngân hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh quý 3/2018, có 79,4% doanh nghiệp nhận định việc vay vốn ngân hàng giữ ổn định và thuận lợi hơn so với quý trước; có 20,6% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn.
Đáng chú ý, trong quý 3, chi trả lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp chiếm 1,6% tổng chi phí sản xuất. Trong đó, chi trả lãi tiền vay của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 1,7%; khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 1,1%; khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 0,7% tổng chi phí sản xuất.
Nếu so sánh với quý 2 thì chi trả lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp trong quý 3/2018 đã tăng 0,3%. Trong đó, chi trả tiền lãi ở khu vực doanh nghiệp nhà nước cao đã cao hơn 0,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cao hơn 0,2% và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn 0,4% trong quý này.
Theo Duyên Duyên
Vneconomy
Việt Nam - nơi "đàn sếu lớn" đến sinh sôi
Dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đổi hướng nhiều dòng tiền đầu tư nước ngoài, nhưng câu chuyện thành công của các tập đoàn đã và đang kinh doanh ở Việt Nam sẽ khiến giới đầu tư toàn cầu phải quan tâm.
Mối quan tâm Việt Nam
Walmart, Amazon, HSBC, Metlife, Medtronic, Gilead Sciences... là những tên tuổi nằm trong Top 500 Fortune của Mỹ đã đến tham dự tọa đàm do Hội đồng Kinh doanh và Hiểu biết quốc tế (BCIU) tổ chức - nơi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về cơ hội đầu tư ở Việt Nam trong khuôn khổ chuyến đi New York (Mỹ) tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tuần trước. Trong số này, nhiều tên tuổi đã đặt chân đến Việt Nam, tham gia vào quá trình phát triển kinh tế nơi đây.
10 năm trước, Tập đoàn AES - một trong 200 doanh nghiệp năng lượng có doanh thu lớn nhất toàn cầu đã đầu tư ở Việt Nam, với tổng vốn 2 tỷ USD. "30 năm qua, Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nhất là những nỗ lực cải cách kinh tế giúp Việt Nam phát triển nhanh", ông Bernerd De Santos, Phó chủ tịch, Giám đốc điều hành AES nhận định.
Đối với ông Alex Dimitrief, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn GE Global, Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất của GE trên toàn cầu. Hay Tập đoàn Medlife cũng có kết quả khả quan khi bắt tay liên doanh với BIDV của Việt Nam từ năm 2014...
Hiện tại, các tên tuổi này tiếp tục nhìn thấy cơ hội kinh doanh ở nền kinh tế được dự báo đạt mức tăng trưởng GDP năm 2018 gần 7%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng cao...
Cụ thể, Medlife kỳ vọng vào kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đại diện Hãng Motorola quan tâm tới lĩnh vực xây dựng thành phố thông minh...
M&A vẫn là "đặc sản"
Cuộc gặp gỡ giữa người đứng đầu Chính phủ với các nhà đầu tư lớn của Mỹ diễn ra khi Việt Nam kỷ niệm 30 năm thu hút FDI. Nhưng, đây cũng là thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chuyển biến phức tạp, buộc giới đầu tư phải tính toán chiến lược phù hợp.
Tính từ thời điểm chiến tranh thương mại nổ ra (15/6/2018) đến giữa tháng 9, đã có hơn 14 tỷ USD rút khỏi các quỹ đầu tư thuộc thị trường mới nổi (Global Emerging Market Funds - GEM), trong khi các quỹ đầu tư ở Mỹ có thêm 1,6 tỷ USD. Theo thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), các thị trường chính khoán như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc đều bị bán ròng và cùng giảm điểm.
Với dự báo chiến tranh thương mại sẽ khó sớm chấm dứt, giới đầu tư tài chính nói chung vẫn e dè với các tài sản ở nhóm thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, do đặc thù đầu tư chiến lược, dòng vốn M&A được dự báo sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, dù xu hướng nâng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng khiến nhà đầu tư tính toán cẩn trọng hơn. Chi phí vốn tăng, nhà đầu tư sẽ cân đối thận trọng hơn khi mang tiền đi đầu tư ở nước ngoài.
Có thể nhìn thấy điều này ở những động thái gần đây, khi các công ty quỹ tư nhân vốn ưa mạo hiểm và luôn thích thú với thương vụ mua lại nợ ở Việt Nam, như Warburg Pincus, KKR và TPG. Warburg Pincus dẫn đầu nhóm này, cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào các công ty Việt Nam. Tháng 3/2018, công ty này đã thực hiện khoản đầu tư tư nhân lớn nhất Việt Nam qua việc rót 370 triệu USD vào Techcombank ngay trước thềm ngân hàng này niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Trước đó, Warburg đã đầu tư 200 triệu USD, sau đó tăng lên 300 triệu USD vào Vincom Retail - chuỗi trung tâm mua sắm được định giá tới 3,5 tỷ USD.
KKR cũng hướng sự chú ý tới Việt Nam. Công ty quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu của Mỹ đã đầu tư vào Masan Group từ năm ngoái. Trong khi đó, Charlyle Group đã thành lập quỹ châu Á lớn chưa từng có, ở mức 6,65 tỷ USD. Còn Blackstone Group tuyên bố vào giữa tháng 6/2018 về việc hình thành quỹ đầu tư tư nhân tập trung riêng vào châu Á trị giá 2,3 tỷ USD...
Không chỉ là vốn
Trở lại với cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với khoảng 40 doanh nghiệp đầu đàn của Mỹ về các cơ hội đầu tư ở Việt Nam, điều mà Việt Nam mong đợi không chỉ nằm ở vốn, mà quan trọng là ý tưởng và sáng kiến. Bởi Việt Nam không muốn đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0, khi nền kinh tế Internet của Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 200 tỷ USD năm 2025, tương đương 6% tổng GDP khu vực (dự báo của tập đoàn Google và Quỹ Temasek). Đây là nền tảng thuận lợi, là thị trường đủ lớn cho đổi mới, đầu tư, phát triển các mô hình kinh doanh mới ở Đông Nam Á, cũng như Việt Nam.
Trong đó, môi trường start-up ở Việt Nam đang thay đổi mạnh. Làn sóng khởi nghiệp trong vài năm gần đây đã thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và việc gọi vốn của các start-up đã có phần dễ dàng hơn. Nhiều trung tâm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đã xuất hiện. Các start-up có thể nhận tiền đầu tư từ quỹ đầu tư nhà nước, các công ty lớn hoặc quỹ chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, Việt Nam mới nổi lên 1 start-up kỳ lân (unicorn - công ty được định giá 1 tỷ USD trở lên) là VNG, trong khi các nước trong khu vực có khá nhiều, như Grab (Malaysia), Gojek, Traveloka, Tokopedia (Indonesia); Lazada (Singapore)...
Trong chiến lược thu hút FDI tới, Việt Nam đang cần những ý tưởng, sáng kiến, công ty tiềm năng và đồng hành phát triển để... VNG không đơn độc trong danh mục start-up kỳ lân đến từ Việt Nam...
Anh Hoa
Theo baodautu.vn
Không để doanh nghiệp ngần ngại trước quyết định đầu tư Cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng nhìn rõ nét giá trị của mình trong tốc độ tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế, không chỉ ở các con số, mà quan trọng là trong các quyết sách của Chính phủ. Sự lu mờ của con dấu ... Kể từ ngày 10/10, số phận của con dấu doanh nghiệp thêm một bước...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Vị thế nước Đức cho an ninh châu Âu
Thế giới
19:18:55 17/04/2025
Những mỹ nhân Hoa ngữ càng lớn tuổi càng đẹp: Từng bị chê nhạt nhòa, nay 40+ lại đẹp đến khó tin
Sao châu á
19:17:02 17/04/2025
Người đàn ông vô gia cư bất ngờ trúng số độc đắc gần 26 tỷ đồng
Netizen
19:01:44 17/04/2025
Khởi tố 2 "yêng hùng" gây rối, đua xe
Pháp luật
18:36:47 17/04/2025
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid
Sao thể thao
16:25:59 17/04/2025
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"
Sáng tạo
16:23:29 17/04/2025
Sao Việt 17/4: Hòa Minzy hạnh phúc vì được tôn vinh trong "Việc tử tế"
Sao việt
16:05:42 17/04/2025
Động đất 5,2 độ richter, đàn voi nhanh chóng quây thành vòng tròn, biết lý do tất cả đều vỡ oà thán phục
Lạ vui
15:27:53 17/04/2025