Lại thêm 6 người biểu tình Myanmar thiệt mạng
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, 6 người biểu tình Myanmar đã thiệt mạng ngày 3/3.
Người biểu tình bị xịt hơi cay ở Myanmar. Ảnh: AP
Những người trên thiệt mạng sau khi bị lực lượng an ninh Myanmar nã đạn. Theo nguồn tin y tế, 4 người bị bắn chết trong một cuộc biểu tình ở Myingyan – thành phố miền trung Myanmar. Hai người nữa thiệt mạng ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai nước này.
Sự việc xảy ra khi biểu tình ở Myingyan biến thành bạo lực. Một bác sĩ cho biết một nạn nhân ở Mandalay bị bắn vào đầu, một người bị bắn vào ngực.
Theo một nhân chứng, ít nhất 10 người đã bị thương trong đụng độ với lực lượng an ninh.
Video đang HOT
Ngày 3/3, biểu tình cũng tiếp diễn khắp Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Người biểu tình dùng lốp xe và dây thép gai để dựng rào chắn các con đường chính và cản cảnh sát.
Trước đó, ngày 28/2, có tới 18 người thiệt mạng và trên 30 người bị thương trong biểu tình.
Căng thẳng chính trị và biểu tình đường phố ở Myanmar bùng phát từ đầu tháng 2, sau khi quân đội bắt giữ Tổng thống Win Myint và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức cấp cao khác thuộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Quân đội cáo buộc đã có gian lận quy mô lớn trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020, mà theo đó NLD đã giành đa số ghế tại cả lưỡng viện Quốc hội. Tuy nhiên, Ủy ban Bầu cử liên bang Myanmar đã bác bỏ cáo buộc này.
Các nguồn tin ngoại giao ngày 2/3 cho biết Anh đã đề xuất Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp kín về tình hình tại Myanmar vào ngày 5/3 tới.
Trước những bất ổn và căng thẳng chính trị ở Myanmar, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chia sẻ và bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ quốc gia thành viên này vượt qua thời điểm khó khăn này.
Ngày 2/3, các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước thành viên ASEAN đã tổ chức hội nghị không chính thức để thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar. Tham dự cuộc họp có tất cả các Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN, trong đó có ông Wunna Maung Lwin – người được quân đội Myanmar chỉ định làm Bộ trưởng ngoại giao nước này. Cuộc họp do Brunei, quốc gia đang đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2021, chủ trì. Hội nghị trực tuyến này đã kết thúc với việc ra tuyên bố Chủ tịch ASEAN.
Thêm hai người chết trong biểu tình Myanmar
Hai người thiệt mạng ở Mandalay hôm nay khi cảnh sát nổ súng để giải tán những người phản đối cuộc đảo chính quân sự.
Hàng trăm cảnh sát và binh lính tập trung tại xưởng đóng tàu Yadanarbon ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở Myanmar, khiến các cư dân sống xung quanh lo ngại rằng giới chức cố gắng bắt các công nhân vì biểu tình phản đối đảo chính.
Giới chức đụng độ với công nhân và người dân sống gần xưởng trong vài giờ. Một số người bị thương nghiêm trọng được đưa đến bệnh viện sau khi cảnh sát nã súng để giải tán đám đông. AFP đưa tin rằng cảnh sát đã bắn đạn thật, đạn cao su và bi sắt.
"20 người bị thương và hai người đã chết", Ko Aung, lãnh đạo cơ quan cấp cứu tình nguyện Parahita Darhi ở thành phố, cho biết. Một bác sĩ tình nguyện xác nhận có hai trường hợp tử vong. "Một người bị bắn vào đầu chết tại chỗ. Một người khác chết sau đó với vết thương ở ngực", ông nói.
Một người bị thương sau khi cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình ở Mandalay ngày 20/2. Ảnh: Reuters .
Hôm 19/2, cô gái Mya Thwate Thwate Khaing, 20 tuổi, tử vong sau 10 ngày điều trị tại bệnh viện vì bị bắn vào đầu khi tham gia biểu tình phản đối đảo chính ở thủ đô Naypyidaw. Đây là người biểu tình đầu tiên thiệt mạng từ khi phong trào chống đảo chính tại Myanmar bắt đầu.
Hàng nghìn người tụ tập tại những giao lộ lớn ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar hôm nay để cầu nguyện cho cô gái trên đường phố, thắp nến và đặt hoa hồng cạnh băng rôn in ảnh cô.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. Họ tiếp quản chính quyền với lý do có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, khi đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường trong những ngày qua để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội. Quân đội đã sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để giải tán.
Suu Kyi bị giam với cáo buộc nhập khẩu trái phép bộ đàm và vi phạm luật quản lý thiên tai. Bà vẫn chưa xuất hiện trước công chúng từ khi bị giam. Luật sư cho hay bà Suu Kyi đã gặp một thẩm phán qua cuộc gọi video nhưng các luật sư không thể tham dự vì chưa được cấp giấy ủy quyền. Cố vấn Nhà nước Myanmar dự kiến xuất hiện trong phiên điều trần ngày 1/3.
ASEAN tổ chức cuộc họp đặc biệt về tình hình Myanmar Theo hãng tin Kyodo ngày 26/2, các nguồn tin ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cho biết khối sẽ tổ chức cuộc họp đặc biệt cấp Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên trong tuần tới để thảo luận về tình hình Myanmar. Xe quân sự tuần tra trên đường phố tại Mandalay, Myanmar, ngày 3/2/2021. Ảnh:...