Lãi suất VND năm 2020 có giảm được không?
Năm 2019, tỷ giá, lãi suất đã trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng từ chính trường thế giới. Vậy xu hướng lãi suất sẽ diễn ra như thế nào trong 2020?
Năm 2019, tỷ giá, lãi suất đã trải qua nhiều biến động, phần lớn do các tác động tiêu cực từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sự ổn định kinh tế vĩ mô trong nước cùng với công tác điều hành tỷ giá thận trọng, linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phần nào “hóa giải” bớt áp lực và mang lại thành công ổn định cho thị trường ngoại hối, tỷ giá và lãi suất ở mức hợp lý.
Lãi suất 2019 đã được kéo giảm
Với góc nhìn của chuyên gia, nhiều ý kiến nhận định, 2019 là một năm đầy khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ với những diễn biến, ảnh hưởng của chính trường thế giới, song song với đó là sự leo thang căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Năm 2020, có nhiều tín hiệu để giảm lãi suất. (Ảnh minh họa: KT)
TS. Bùi Quang Tín phân tích, trong năm qua, trên thế giới có 30 ngân hàng Trung ương các nước giảm lãi suất cơ bản. Trong xu hướng ấy, Việt Nam đã có nhiều đợt giảm tương ứng.
Lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn đã giảm một số lần, mỗi lần giảm từ 0,5-0,25%. Ngoài ra, trần lãi suất huy động dưới 6 tháng đã giảm từ 5,5% xuống 5%. Lãi suất dưới 1 tháng không kỳ hạn, giảm từ 1% xuống 0,8%. Lãi suất trên thị trường mở giảm từ 4,5% xuống 4%. Đặc biệt, mới đây, NHNN đã yêu cầu giảm 0,5% lãi suất cho vay cho 5 lĩnh vực ưu tiên.
Cũng theo TS. Bùi Quang Tín, lãi suất của ngoại tệ năm qua không biến động nhiều vì nhu cầu USD của người dân không lớn. Cụ thể, trần lãi suất USD huy động là 0%, lãi suất cho vay USD ngắn hạn từ 3%-3,5%, lãi suất cho vay USD trung và dài hạn từ 4,5-6%…
Nhìn chung, năm 2019, mặt bằng lãi suất giảm trên tất cả các “mặt trận”, từ lãi suất điều hành đến lãi suất cho vay, lãi suất huy động…
Năm 2020, có nhiều tín hiệu để giảm lãi suất
Video đang HOT
Nhìn nhận về biến động lãi suất trong năm 2020, TS. Bùi Quang Tín cho rằng, sau động thái giảm lãi suất USD lần thứ 3 trong năm 2019 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), lãi suất VND tại một số ngân hàng đã giảm nhẹ. Điều này được kỳ vọng sẽ kéo lãi suất cho vay giảm thời gian tới. Việc FED liên tục cắt giảm lãi suất thời gian qua đã tác động tích cực lên thị trường ngoại hối, cũng như giảm bớt áp lực tỷ giá tiền đồng, kể cả trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm.
Ông Tín phân tích, mặc dù còn khó khăn trong việc tiết giảm chi phí đầu vào do phải tăng huy động kỳ hạn dài ngày để tái cơ cấu nguồn vốn, đáp ứng quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn tại Thông tư 19/2017/TT-NHNN, song nhiều ngân hàng đã tung ra gói tín dụng lãi suất ưu đãi để hút khách hàng cuối năm. Thêm vào đó, NHNN giảm thêm lãi suất tín phiếu lần thứ ba, hiện ở mức 2,25%/năm – đây cũng là điều kiện để các ngân hàng giảm thêm lãi suất, kích cầu tín dụng trong thời gian tới. Khi chi phí đầu vào giảm, doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất đầu ra cũng sẽ giảm theo.
TS. Bùi Quang Tín cho biết thêm, năm 2020, xu hướng chung của ngân hàng Trung ương các nước là tiếp tục giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn. Dự báo năm 2019 – 2020, lãi suất trên thế giới sẽ giảm 0,1-0,5%, đó là chưa tính đến sự leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, rồi mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ – Triều Tiên…
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến bài toán lãi suất 2020
Nếu sự căng thẳng tiếp tục kéo dài, thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên được xem như là quá khứ, năm 2020 tình hình sẽ phức tạp không kém năm 2019. Khi đó, lãi suất cơ bản các nước nhiều khả năng tiếp tục giảm và một số nước cũng đang muốn giảm lãi suất cơ bản về âm. Song song với xu hướng đó, NHNN có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất điều hành.
Với lĩnh vực tỷ giá, theo nhận định của chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, năm 2020 sẽ là năm có nhiều biến động trên thế giới, bởi ảnh hưởng và tác động của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc do chưa đạt thỏa thuận. Cùng với đó, sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ; Việc Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Mỹ luận tội Tổng thống Donald Trump; Đảng Dân chủ đưa ra chính sách tăng thuế đối với người giàu… sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chính trị mà còn ảnh hưởng đến tài chính, kinh tế của thế giới.
Trong bối cảnh đó, lãi suất của Việt Nam cũng bị tác động. Tỷ giá sẽ có xu hướng tăng, bởi nếu cuộc chiến tranh thương mại không được giải quyết thì đồng NDT sẽ mất giá, Trung Quốc lại tiếp tục phá giá đồng NDT… Kinh tế Việt Nam đã và đang phải phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc, thành ra, nếu cuộc chiến tranh thương mại không giải quyết được thì khả năng tỷ giá sẽ tăng cao và không thể ổn định như trong năm 2019.
“Hiện nay, cách điều hành của NHNN mang tính linh hoạt, sử dụng đồng bộ các công cụ trên cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô để đồng hành cùng kinh tế thế giới, trong điều kiện chính trị thế giới căng thẳng. Trong chính sách tiền tệ có những công cụ: tỷ giá, lãi suất, omo, hạn mức tín dụng trên thị trường bắt buộc. Các công cụ này, trong năm mới, hy vọng NHNN sẽ sử dụng tích cực đồng bộ để giữ ổn định lạm phát dưới 4%”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói./.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Lãi suất cho vay sẽ ổn định cuối năm nay
Dù lãi suất huy động vẫn đang chịu nhiều sức ép tăng, nhưng lãi suất suất cho vay được dự báo vẫn ổn định trong cuối năm nay.
Lãi suất huy động đang chịu khá nhiều áp lực.
Lãi suất huy động vẫn tăng
Tại buổi họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2019 vừa diễn ra mới đây, đại diện NHNN Việt Nam đánh giá, về cơ bản mặt bằng lãi suất duy trì ổn định. Tuy nhiên trong báo cáo kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2019, Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV nhận định, lãi suất huy động tăng nhẹ trong quý 3. Theo đó, đến cuối tháng 8, lãi suất huy động ghi nhận mức cao nhất là 10% (chứng chỉ tiền gửi 5 năm của một số NHTMCP quy mô vừa và nhỏ), cao hơn so với mức cao nhất 8,5-8,6% hồi đầu năm.
Có 3 nguyên nhân đẩy lãi suất huy động tăng trong 3 tháng gần đây. Thứ nhất, các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng vào cuối năm. Thứ hai, các ngân hàng huy động vốn để đáp ứng quy định giảm dần việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn. Thứ ba, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Trên thực tế, hiện lãi suất huy động trên thị trường được phân hóa thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các NHTM Nhà nước lớn hiện đang có mặt bằng lãi suất huy động thấp nhất trên thị trường hiện nay. Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 4,5%-5%/năm; 6 tháng đến 9 tháng ở mức 5,5%-5,6%/năm; từ 12 tháng trở lên là 6,8%-7%/năm.
Nhóm thứ hai là các ngân hàng cổ phần lớn như ACB, Sacombank... hiện đang áp dụng lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng từ 5,3%-5,5%/năm; 6 tháng là 6,5% - 6,8%/năm; 9 tháng ở mức 6,6% - 7%/năm; 12 tháng là 7,0% - 7,5%/năm; 18 tháng là 7,4% - 7,8%/năm; từ 24 tháng trở lên là 7,7% - 8,0%/năm.
Nhóm thứ ba là các ngân hàng cổ phần nhỏ hiện đang có lãi suất huy động cao nhất trên thị trường hiện nay. Theo đó, lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng đã được các ngân hàng này đẩy lên kịch trần 5,5%/năm; trong khi kỳ hạn 6 tháng cao nhất là 7,5%/năm; 9 tháng cao nhất là 8,0%/năm; 12 tháng cao nhất là 8,3%/năm; 18 tháng cao nhất là 8,5%/năm; từ 24 tháng trở lên cao nhất là 8,6%/năm. Thậm chí, lãi suất tiền gửi online còn được cộng thêm 0,1%.
Không chỉ đẩy lãi suất huy động tăng cao mà không ít ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao ngất ngưởng nhự Vietcapitalbank trả lãi suất tới 10,2%/năm cho chứng chỉ tiền gửi 60 tháng.
Trước thực tế này, NHNN đã lên tiếng nhắc nhở động thái tăng lãi suất huy động của các TCTD, và khẳng định sẽ theo dõi để có biện pháp xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN.
Lãi vay khó giảm đồng loạt
Trên thực tế, sau động thái chấn chỉnh nói trên của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động đã ngừng tăng, song không hề có dấu hiệu giảm. Thậm chí, lãi suất huy động còn được dự báo sẽ có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm nay, đặc biệt là lãi suất huy động kỳ hạn dài.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, lãi suất huy động đang chịu khá nhiều áp lực. Đầu tiên do các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng thường cao hơn trong các tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, NHNN đang đề xuất tiếp tục giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo lộ trình về còn 30% trong 2-3 năm tới (Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Việc siết chặt hơn nữa việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn đã làm gia tăng áp lực huy động vốn trung- dài hạn, đẩy mặt bằng lãi suất huy động tăng.
Ngoài ra, tỷ giá trong nước cũng đáng chịu nhiều áp lực do đồng USD vẫn đang có xu hướng mạnh lên, trong khi đồng CNY lại rớt giá mạnh do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong bối cảnh đó, các TCTD buộc phải duy trì lãi suất huy động ở mức cao để thu hút người gửi tiền VND.
Mặc dù lãi suất huy động đang chịu nhiều sức ép, nhưng lãi suất cho vay được dự báo sẽ tiếp tục ổn định do lãi suất huy động tăng chủ yếu tập trung ở các ngân hàng nhỏ và cũng chỉ rơi vào các kỳ hạn trung - dài hạn; trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng quốc doanh (vốn chiếm tới 50% thị phần h*y động và cho vay) vẫn duy trì ổn định ở mức thấp.
Đặc biệt, việc các ông lớn ngân hàng thương mại nhà nước giảm tiếp lãi suất cho vay cũng là một cái "neo" chắc chắn để lãi suất cho vay không tăng.
Ngoài ra, quyết định giảm 0,25% các mức lãi suất điều hành của NHNN trong thời gian vừa qua được kỳ vọng sẽ hô trợ thanh khoản, giúp ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
Công ty chứng khoán SSI cho rằng, việc lan tỏa xu hướng lãi suất từ thị trường 2 sang thị trường 1 trong quý 4/2019 sẽ chậm, hoặc chưa thể xảy ra. Có nghĩa mặt bằng lãi suất cho vay nhiều khả năng sẽ được duy trì ổn định như hiện tại, chứ khó có thể giảm như lãi suất liên ngân hàng.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn kỳ vọng, nếu một số ngân hàng lãi lớn như dự báo, sẽ tung ra các gói tín dụng với lãi suất cho vay ưu đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong những tháng cuối năm nay.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Lãi vay sau Tết Nguyên đán Canh Tý sẽ thế nào? heo Công ty chứng khoán SSI, sau Tết Nguyên đán Canh Tý, lãi suất huy động có thể giảm tiếp 0,5- 1%, từ đó kéo giảm lãi suất cho vay. Lãi suất huy động bình quân kỳ hạn từ 3-6 tháng Lãi suất huy động giảm tiếp? Theo SSI, chính sách tiền tệ của NHNN đang dịch chuyển theo hướng hỗ trợ tăng...