Lãi suất tiết kiệm VPBank mới nhất tháng 11/2018 có gì hấp dẫn?
Mức lãi suất cao nhất hiện tại của VPBank là 7,2%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng VPBank trong tháng 11 vẫn tiếp tục duy trì theo biểu mẫu được thay đổi vào tháng 9
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng VPBank trong tháng 11 vẫn tiếp tục duy trì theo biểu mẫu được thay đổi vào tháng 9.
Theo biểu lãi suất hiện tại của ngân hàng, mức lãi suất tiết kiệm cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng lãi suất dao động từ 5% đến 7,2%/năm.
Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất của VPBank là 7,2%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.
Lãi suất huy động tại VPBank thay đổi theo kỳ hạn và số tiền gửi với các mức: dưới 100 triệu đồng; từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; từ 500 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng và từ trên 10 tỷ đồng. Mức chênh lệch trong khoảng 0-1%/năm.
Cụ thể, các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng như kỳ hạn từ 1 – 3 tuần có lãi suất giống nhau là 1%/năm.
Video đang HOT
Khách hàng gửi tiền kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng cho hai mức dưới 100 triệu đồng; từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng và từ 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng lãi suất 5,1%/năm, hai mức tiền còn lại lãi suất là 5,2%/năm.
Với kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng, khách hàng gửi tiết kiệm dưới 500 triệu đồng lãi suất 5,2%/năm, từ 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng lãi suất 5,3% và từ 5 tỷ đồng trở lên lãi suất 5,4%/năm.
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng lãi suất là 6,4%/năm cho mức tiền dưới 500 triệu đồng; 6,5%/năm cho mức tiền 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng và 6,6%/năm cho mức tiền từ 5 tỷ đồng trở lên.
Các kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng và 15 tháng lãi suất 7%/năm cho tất cả các mức tiền. Mức lãi suất 7%/năm tiếp tục được áp dụng cho khoản tiền gửi dưới 500 triệu đồng kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Cùng một kỳ hạn tiền gửi trên, khách hàng gửi tiền từ 500 triệu đồng đến dưới 5 tỷ đồng lãi suất là 7,1%/năm. Hai mức tiền còn lại lãi suất tối đa 7,2%/năm.
Ngày 28/9, VPBank đã nâng lãi suất hầu hết kỳ hạn tiền gửi. Mức điều chỉnh mạnh nhất là ở số tiền gửi nhỏ, tăng 0,4 điểm % từ 4,6% lên 5%, lãi suất cao nhất tại ngân hàng cũng tăng từ 6,9% lên 7,2% được áp dụng với kỳ hạn từ 18 tháng và số tiền trên 5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VPBank triển khai rất nhiều sản phẩm tiết kiệm khác như: Tiết kiệm bảo chứng thấu chi, chứng chỉ tiền gửi dài hạn ghi danh, tiết kiệm bảo toàn thịnh vượng, tiết kiệm gửi góp linh hoạt, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm kỳ hạn ngày và tiết kiệm trực tuyến.
Cẩm Thư
Theo vietnamfinance.vn
Ngân hàng "vào mùa" tăng lãi suất
Nối tiếp đà tăng trong thời gian gần đây, cuộc đua tăng lãi suất huy động vẫn chưa dừng lại, đặc biệt khi cả 4 ngân hàng lớn đều đã nhập cuộc.
4 ngân hàng lớn đồng loạt tăng lãi suất
Bảng lãi suất của Ngân hàng Vietcombank mới đây cho thấy lãi suất tiết kiệm được nâng thêm 0,1- 0,3% ở một loạt kỳ hạn dưới 1 năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn dưới 3 tháng của Vietcombank là 4,4%/năm, tăng 0,1 điểm phần trăm; kỳ hạn 3 và 6 tháng thêm 0,2 điểm phần trăm lần lượt là 4,8%/năm và 5,5%/năm. Các kỳ hạn trên 6 tháng giữ nguyên. Trong đợt tăng lãi suất gần đây, nhà băng này cũng đã tăng thêm 0,1 điểm phần trăm đối với lãi suất kỳ hạn trên 1 năm.
Tương tự Vietcombank, Agribank cũng nâng mạnh lãi suất ở kỳ hạn ngắn. Theo đó, lãi suất dưới 3 tháng đồng loạt là 4,5%/năm, tăng 0,2 - 0,3 điểm phần trăm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng nâng thêm 0,2 điểm phần trăm, lãi suất kỳ hạn 9 tháng thêm 0,1 điểm phần trăm. Trước đó, VietinBank và BIDV tăng thêm 0,2 điểm phần trăm với kỳ hạn ngắn.
Như vậy, đợt tăng lãi suất này, đặc điểm chung của nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước là đều tập trung vào kỳ hạn ngắn. Hiện lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng của các ngân hàng này đã tới 4,4 - 4,5%/năm, thay vì mức 4,1% duy trì một thời gian dài từ tháng 8 trở về trước; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 4,6% lên 4,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,3% lên 5,5%/năm. Ở kỳ hạn dài lãi suất hiện là 6,6% - 6,9%/năm và mức cao nhất đang là 7%/năm.
Nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ ngắn hạn.
Câu chuyện tăng lãi suất không mới, vì nó đã rải rác được các ngân hàng thực hiện từ mấy tháng nay, và diễn ra khá phổ biến ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Với nhóm "big4", việc tăng lãi suất cũng đã được triển khai, nhưng chưa thể hiện sự ráo riết để mức "dàn hàng" như thời điểm này.
Tuy nhiên, nếu so sánh với mức lãi suất cùng kỳ hạn của khối "big4" với nhóm cổ phần thì mặt bằng lãi suất mới tăng vẫn đứng thấp hơn. Dẫn số liệu cho thấy, lãi suất kỳ hạn ngắn dù có tăng, nhưng biên độ tăng hẹp, ông Nguyễn Hoàng Minh- PGĐ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện tốc độ huy động vốn tăng chậm hơn tốc độ cho vay, ví dụ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 9, huy động chỉ tăng 7,2%, trong khi tăng trưởng tín dụng đã đạt 11,5%, chưa kể về kỳ hạn, nguồn tiền huy động trung và dài hạn chiếm 18%, trong khi tín dụng trung và dài hạn chiếm tới 53%.
Bởi vậy, mặt bằng lãi suất biến động phản ánh chính cung cầu thị trường. Hơn nữa, thông thường vào quý IV, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao, nên việc tăng lãi suất huy động cũng là điều dễ hiểu. Đáng chú ý, hiện lãi suất cho vay cũng được một số nhà băng điều chỉnh thêm 0,2 đến 1%, đưa lãi suất cho vay ngắn hạn lên mức 7-9%/năm, còn lãi suất dài hạn là 9-12%/năm.
Nói về nguyên nhân của việc tăng lãi suất, các chuyên gia kinh tế cho rằng điều này thể hiện việc dự báo xu hướng thị trường của các ngân hàng trước áp lực lạm phát trong thời điểm cuối năm 2018 và đặc biệt là 2019. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại thế giới ngày càng căng thẳng, Trung Quốc sẽ chịu áp lực phá giá đồng Nhân dân tệ, qua đó làm áp lực lên các đồng tiền khác, bao gồm cả VNĐ cũng chịu ảnh hưởng. Việc đẩy lãi suất lên để nhằm nâng giá trị tiền đồng và qua đó hạn chế áp lực lên tỷ giá.
Thanh khoản hệ thống eo hẹp
Bộ phận phân tích của công ty Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) trong báo cáo của mình cho rằng động cơ chính để các ngân hàng nâng lãi suất là thanh khoản trong hệ thống kém đi. Lượng tài sản ròng trên thị trường liên ngân hàng đã kém đi kể từ giữa tháng 7, với giá trị hiện tại khoảng 220.000 - 250.000 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 100.000 tỷ đồng từ đỉnh vào đầu tháng 7.
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn vẫn ở mức cao mặc dù đã giảm trong tháng 9. Còn PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì dẫn số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy tính tới thời điểm 20-9-2018, tăng trưởng tín dụng đạt mức 9,52% so với tháng 12-2017, thấp hơn so với cùng kỳ hai năm trước (2016: 10,46%; 2017: 11,02%).
Bên cạnh đó, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng thương mại đạt 9,15%, cũng thấp hơn so với cùng kỳ hai năm trước. Chênh lệch lãi suất huy động-tín dụng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thanh khoản hệ thống eo hẹp trong Quý III/2018. Ngoài ra, việc NHNN bán ra ngoại tệ để bình ổn tỷ giá cũng làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng chậm hơn, dẫn tới thanh khoản eo hẹp.
"Một hệ quả tất yếu là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bị đẩy lên cao, đặc biệt trong khoảng thời gian từ giữa tháng Tám tới giữa tháng Chín. Lãi suất kỳ hạn qua đêm và một tuần nhiều thời điểm đã tiệm cận mức 4,70%, cao hơn khá nhiều cả dịp cận Tết Nguyên đán năm ngoái. Sự eo hẹp của thanh khoản hệ thống dẫn tới nhiều NHTM đã có động thái tăng lãi suất huy động...", TS. Thành phân tích.
Theo cand.com.vn
Lãi suất cho vay khó giảm trước nhiều áp lực Thời gian gần đây, một số ngân hàng thương mại (NHTM), kể cả ngân hàng lớn dù còn dư dả room tín dụng nhưng vẫn tăng lãi suất huy động để đáp ứng nguồn vốn cuối năm. Điều này càng gây sức ép lên lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp ngóng chờ hạ kể từ đầu năm. Doanh nghiệp ngóng đợi...