Lãi suất ngân hàng Sacombank tháng 12/2020 mới nhất
Sang tháng 12/2020, trong khi lãi suất của nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm thì lãi suất Ngân hàng Saconbank vẫn giữ nguyên, chưa có biến động. Theo đó, mức lãi suất huy động cao nhất là 6,72%/năm.
Tháng 12/2020, mức lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nằm trong phạm vi từ 3,30% – 6,72%/năm, áp dụng cho kỳ kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng.
Trong đó, mức lãi suất cao nhất đang được Sacombank áp dụng là 6,72%/năm áp dụng cho chu kỳ 13 tháng, tính lãi hàng tháng.
So với tháng 11/2020, lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2020 chưa có biến động.
Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank tháng 12/2020. (Nguồn: Sacombank)
Ngoài gửi lãi suất tiết kiệm tại quầy, Sacombank còn công bố khung lãi suất tiết kiệm online tháng 12/2020. Theo đó, mức lãi suất tiết kiệm online tháng 12/2020 dao động trong khoảng 3.60% – 6.40%/năm, thấp hơn so với lãi suất tiết kiệm thường.
Cụ thể, mức lãi suất online thấp nhất được áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng là 3,60%/năm, và mức lãi suất tiết kiệm online cao nhất là 6,40%/năm dành cho kỳ hạn 36 tháng.
Video đang HOT
Bảng lãi suất gửi tiết kiệm online của Ngân hàng Sacombank tháng 12/2020. (Nguồn: Sacombank).
Đối với lãi suất cho vay được khá nhiều người quan tâm, nhất là thời điểm cuối năm, nhu cầu vay vốn, vay tiêu dùng, vay trả góp… của khách hàng cá nhân tăng cao thì sự biến động về khung lãi suất cho vay của Sacombank như thế nào?
Theo biểu lãi suất cho vay của ngân hàng Sacombank tháng 12/2020 cho thấy, khung lãi suất áp dụng cho các khoản vay giao động từ 6-8.5%/năm. Trong đó, thấp nhất là lãi suất vay với mục đích nông nghiệp, sản xuất kinh doanh và đáp ứng vốn linh hoạt với mức vay 6%/năm. Mức lãi vay cao nhất 8.5% thuộc về khoản vay thấu chi có đảm bảo, với thời hạn 1 năm và hạn mức linh hoạt.
Đáng chú ý, mức lãi suất cho vay mua nhà là 7,50%/năm với thời hạn lên tới 25 năm và hạn mức cho vay là 100% giá trị; mức lãi suất cho vay mua xe cũng được áp dụng 7,50%/năm với thời hạn 10 năm và hạn mức cho vay là 100% giá trị xe.
Lãi suất tiết kiệm online ngân hàng Sacombank tháng 12/2020. (Nguồn: Sacombank)
Vay tiêu dùng thông minh: Thời hạn vay ảnh hưởng đến lãi suất thực trả
Trong thực tế, rất ít người đi vay biết rằng lãi suất cuối cùng tính trên khoản vay sẽ phụ thuộc vào thời hạn thanh toán và tiền gốc trả hàng tháng mà họ lựa chọn.
Nhiều người đi vay có cùng thắc mắc, sau khi tất toán khoản vay và tính lại thì lãi suất thực tế lại cao hơn lãi suất thỏa thuận mà không biết rằng có rất nhiều yết tố có thể ảnh hưởng đến lãi suất thực trả như thời gian trả nợ hay tiền gốc trả hàng tháng.
Trên thực tế, thời gian trả góp chi phối rất nhiều đến mức lãi suất của khách hàng. Hầu hết các công ty tài chính đều cung cấp các khoản vay trả góp với mức lãi suất dao động trong khoảng từ 20 - 35% với thời gian trả góp linh hoạt từ 6 - 36 tháng. Tuy nhiên, người đi vay cần lưu ý rằng với cùng một khoản vay, thời gian vay càng dài đồng nghĩa với số tiền lãi mà khách hàng phải trả càng cao, ảnh hưởng đến lãi suất thực trả cao hơn. Thời gian lý tưởng nhất cho một khoản vay được các chuyên gia khuyên lựa chọn đó chính là 18-24 tháng.
Lãi suất thỏa thuận và lãi suất thực trả
Sở dĩ có sự hiểu lầm như vậy là vì sự chênh lệch giữa lãi suất thỏa thuận và lãi suất thực trả cuối cùng của một khoản vay. Nếu lãi suất thỏa thuận là lãi suất trên dự nợ giảm dần được thể hiện trên hợp đồng vay thì lãi suất thực trả là lãi suất thực tế khi khách hàng lấy tổng lãi cuối kỳ chia cho khoản nợ gốc ban đầu.
Trong thực tế, rất ít người đi vay biết rằng lãi suất cuối cùng tính trên khoản vay sẽ phụ thuộc vào thời hạn thanh toán và tiền gốc trả hàng tháng mà họ lựa chọn.
Thời hạn khoản vay và số tiền trả gốc ảnh hưởng đến lãi suất thực trả
Một ví dụ đơn giản cùng 1 khoản vay tại FE CREDIT trị giá 30 triệu đồng cùng lãi suất thỏa thuận là 40%, 2 người với khả năng trả nợ khác nhau sẽ cho ra mức lãi suất thực trả khác nhau.
Ví dụ trên cũng giải thích cho sự hiểu lầm phổ biến ở một số cá nhân khi đi vay, thường lấy tổng khoản phải trả chia cho lãi suất mà quên mất thời hạn thanh toán càng dài thì số tiền họ trả càng lớn.
Vay ngắn hạn, lãi suất càng thấp
Ai cũng biết, nếu vay dài hạn, người đi vay sẽ chủ động hơn trong tài chính, vừa đảm bảo trả nợ, vừa có tiền trang trải cho các chi tiêu, sinh hoạt. Tuy nhiên, để có mức lãi suất tốt nhất và tránh những rủi ro trong thời gian thanh toán, người đi vay nên cân nhắc những yếu tố sau:
Chọn thời gian vay từ 18-24 tháng để không phải chịu mức lãi suất quá cao.
Cân đối thu nhập hàng tháng của mình, số tiền trả góp hàng tháng không nên vượt quá 40% thu nhập hàng tháng.
Cố gắng trả phần gốc bằng hoặc nhiều hơn lãi phải trả hàng tháng. Điều này sẽ giúp bạn tất toán sớm khoản vay mà tổng lãi phải trả sẽ thấp hơn.
Chủ động và lựa chọn phương thức vay phù hợp với hoàn cảnh bản thân và năng lực tài chính của mình là cách tốt nhất để có được lãi suất thấp khi đi vay tiêu dùng. Đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn thời hạn thanh toán ngắn thay vì kéo dài khoản vay, sẽ giúp đảm bảo khả năng tài chính cũng như không phải chịu áp lực trả nợ về lâu về dài.
Nợ xấu, vừa giấu vừa run? Thông tin từ cuộc họp báo của NHNN ngày 22-9 cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD đang được duy trì ở mức dưới 2% có lẽ khiến không ít người bất ngờ. Bởi thực tế ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế, tiến độ tất toán các trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản...