Lãi suất huy động sẽ tăng nhưng không quá 0,5%
Đa phần các ngân hàng đã dùng hết phần lớn room tăng trưởng tín dụng trong các tháng đầu năm. Do đó room tín dụng các tháng cuối năm sẽ thấp hơn nhiều so với đầu năm. Điều này khiến cho việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng sẽ được giới hạn ở mức không quá nhiều.
Một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động trong những ngày gần đây
Báo cáo chiến lược 9 tháng vừa được Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố ngày 16/10 chỉ ra rằng, thanh khoản hệ thống ngân hàng trong quý III đã trở nên eo hẹp hơn so với quý II do tăng trưởng tín dụng đã cao hơn so với tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 (bao gồm tổng lượng tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành đang lưu thông, tiền các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương và tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng).
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9, tín dụng đã tăng 9,52% so với cuối năm 2017 trong khi tổng phương tiện thanh toán M2 mới tăng 8,74%. Diễn biến này khiến cho chênh lệch giữa phần tăng thêm của M2 và phần tăng thêm của tín dụng chỉ còn 96 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 9, thay cho mức 238 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 6 vừa qua.
Báo cáo của BVSC nhận định, thanh khoản hệ thống đã bị ảnh hưởng đáng kể từ sự eo hẹp trong thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự tăng cao của lãi suất liên ngân hàng, liên tục duy trì quanh mức 4%/năm cho các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán BVSC, có hai nguyên nhân chính khiến NHNN chủ động rút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống ngân hàng, khiến M2 tăng trưởng chậm lại.
Thứ nhất, NHNN định hướng thực thi chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ hơn nhằm đối phó với nguy cơ lạm phát tăng mạnh.
Thứ hai, là giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND. Khi cung không còn quá dư thừa, VND sẽ lên giá trở lại so với USD.
Video đang HOT
Ngoài ra, lãi suất cho vay liên ngân hàng neo ở mức cao (trên 4%) khiến chi phí vay tiền đồng tăng, qua đó giúp giảm bớt hiện tượng đầu cơ USD trong hệ thống ngân hàng.
Những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng đã bắt đầu dẫn truyền sang thị trường 1 (huy động vốn từ dân cư). Điển hình như các ngân hàng Bản Việt, SHB, Techcombank, Vietbank… đã điều chỉnh biểu lãi suất với mức điều chỉnh từ 0,1-0,3% tùy từng kỳ hạn.
Trong quý III, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,6-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5-7,3%/năm. Lãi suất cho vay hầu như không biến động trong quý.
Về cơ bản, BVSC cho rằng mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng thêm trong thời gian tới, tuy nhiên mức tăng sẽ được giới hạn ở mức không quá nhiều (dưới 0,5%).
Nguyên nhân chủ yếu là do cầu tín dụng cuối năm sẽ thấp hơn 6 tháng đầu năm. Cụ thể, room tăng trưởng tín dụng cho năm nay chỉ là 15% trong khi đa phần các ngân hàng đã dùng hết 2/3 hạn mức tăng tín dụng trong 6 tháng đầu năm. Việc tăng lãi suất có thể cũng sẽ tập trung ở các kỳ hạn dài khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bị giảm xuống còn 40% kể từ đầu năm 2019.
Khải Kỳ
Theo baohaiquan.vn
Ngân hàng tự xoay xở kiếm lãi khi room tín dụng hạn hẹp
Với tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng trong cả năm khoảng 17%, không phải mọi cái tên đều có đủ hạn ngạch để đẩy mạnh cho vay những tháng cuối năm. Vì vậy, các ngân hàng bắt đầu tìm nhiều cách xoay xở gia tăng nguồn thu.
Là một trong những ngân hàng có dư nợ tăng cao trong nửa đầu năm nay và hiện đã cạn room tín dụng, TPBank cho biết sẽ cố gắng để tăng các nguồn thu từ dịch vụ, các nguồn thu ngoài lãi khác để bù đắp cho tín dụng khi cạn dư địa cho vay, kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý để vẫn đảm bảo kết quả kinh doanh như dự kiến là 2.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. 6 tháng đầu năm, TPBank lãi hơn 1.000 tỷ đồng trước thuế.
Đại diện một số ngân hàng khác cũng cho biết, trong bối cảnh room tín dụng hạn hẹp, cùng với việc tăng thu từ dịch vụ, họ sẽ đẩy mạnh thu hồi nợ để bảo đảm đạt chỉ tiêu kinh doanh.
Chẳng hạn, tại OCB, dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng đã tăng 9,8%, đạt 52.901 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2018 và gần kịch kim hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp vào đầu năm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, Ngân hàng tự tin với mục tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm 2018 ở mức 2.000 tỷ đồng trước thuế, khi con số này nửa đầu năm nay là trên 1.300 tỷ đồng.
Theo đó, dù room tín dụng còn lại không nhiều, Ngân hàng vẫn có hướng đi trong việc mở rộng tín dụng nhỏ lẻ, phân tán, đang được xem là phân khúc tín dụng tốt nhất hiện nay. Mặt khác, đẩy mạnh tín dụng ở lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, khi OCB đang có dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nông sản ở Tây Nguyên.
Dù dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng mới tăng trưởng hơn 8% trong 8 tháng đầu năm nay, gần đạt một nửa mục tiêu cả năm, nhưng không ít nhà băng trong nhóm đầu đã tăng trưởng gần hoặc vượt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp từ đầu năm 2018.
Trong đó, với LienVietPostBank, TPBank, OCB, ACB, VIB, HDBank, MBBank..., dư nợ tín dụng tính đến cuối tháng 6/2018 đã tăng trên 10%, thậm chí có nhà băng đạt 15 - 16% như LienvietpostBank, TPBank.
Vì vậy, để có thể tăng cường hoạt động tín dụng trong những tháng còn lại của năm, nhất là mùa kinh doanh cao điểm, ngân hàng phải chuyển hướng cho vay từ khách hàng lớn sang phân tán, nhỏ lẻ.
Trong đợt chấp thuận cho tăng vốn lên 12.886 tỷ đồng mới đây, NHNN yêu cầu ACB có trách nhiệm kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2018 nhằm đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của NHNN, trong đó lưu ý, dư nợ tín dụng năm 2018 không bao gồm dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ủy thác của tổ chức khác, không phải tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của NHNN.
Thực tế, ACB cũng là ngân hàng tập trung mạnh hoạt động với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và lĩnh vực bán lẻ. Giai đoạn 2019 - 2024, Ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng tín dụng chậm lại, bình quân hàng năm là 15%.
Đến cuối quý II/2018, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 56% tổng số tiền vay, trong khi tỷ lệ này tại khu vực SME và doanh nghiệp lớn lần lượt là 33% và 10%.
Tuy nhiên, ACB hiện mạnh về cho vay tiêu dùng có bảo đảm, thay vì tín chấp. Số dư cho vay không có bảo đảm khoảng 900 tỷ đồng, chỉ bằng 0,41% tổng dư nợ.
Trong khi đó, LienvietpostBankcho biết, Ngân hàng vẫn còn dư địa cho vay trong nửa cuối năm, khi một số khoản vay lớn đến hạn sẽ mở ra hạn ngạch mới cho tín dụng tăng trưởng.
Tuy nhiên, việc giới hạn tăng trưởng 14% so với kế hoạch đầu năm của nhà băng này từ 20 - 21% ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động và buộc Ngân hàng điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận năm 2018 giảm 30%.
Thực tế, trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã đặc biệt chú trọng xây dựng các gói cho vay dành riêng cho phân khúc khách hàng nhỏ lẻ, với cơ chế linh hoạt và nhiều ưu đãi.
Vì đây là phân khúc khách hàng thường có lãi suất cao hơn, giúp cải thiện phần nào NIM (biên lãi ròng) của ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng bị giới hạn.
Cụ thể, lãi suất của các khoản vay nhỏ thường cao hơn 1 - 2% so với các khoản vay khách hàng lớn. Thậm chí, với các khoản vay tiêu dùng, lãi suất có thể cao gấp đôi so với cho vay doanh nghiệp, giúp bù đắp khả năng sinh lợi cho ngân hàng khi dư địa hạn hẹp.
Thùy Vinh
Theotinnhanhchungkhoan.vn
Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu Tính đến ngày 27/9, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 10,08%. Nhìn vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra hồi đầu năm nay là 17 - 18%, ngành ngân hàng khó hoàn thành, khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm. Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, một lãnh đạo cao cấp Vụ Tín...