Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tiếp tục giảm sâu
Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn được giảm tới 0,65 điểm phần trăm tại một số ngân hàng sau khi có quyết định cắt giảm một loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank vừa có thông báo giảm lãi suất huy động VND, với mức giảm từ 0,05 đến 0,2 điểm % so với mức lãi suất niêm yết hồi đầu tháng.
Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1 tháng đang ở mức 3,7%/năm, giảm 0,2 điểm % so với trước đó và thấp hơn rất nhiều so với mức trần mới 4%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 2 và 3 tháng giảm từ 4%/năm xuống 3,8%/năm, kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng từ 4,05%/năm xuống còn 4%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm từ 5,7% xuống còn 5,6%/năm, kỳ hạn 7 tháng giảm từ 5,95% xuống còn 5,7%/năm. Lãi suất tiết kiệm cho các kỳ hạn từ 8 đến 10 tháng cũng được điều chỉnh giảm 0,2 điểm% so với tháng trước.
Tại các kỳ hạn dài hơn, từ 18 tháng đến 36 tháng, lãi suất tiền gửi cũng được điều chỉnh giảm 0,1 điểm % so với tháng trước.
Mức lãi suất huy động VND cao nhất tại Sacombank hiện ở mức 7,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.
Video đang HOT
Tương tự, lãi suất tiết kiệm tại Saigonbank cũng được điều chỉnh giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn.
Tại kỳ hạn 1 tháng đến 2 tháng, lãi suất đang quanh mức 3,4% – 3,5%/năm, giảm tới 0,65 điểm % so với tháng trước.
Tại kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, lãi suất huy động cũng giảm từ 0,25 điểm% đến 0,65 điểm %.
Các kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng được huy động cùng mức lãi suất là 5,6%/năm, giảm 0,5 điểm % so với tháng trước.
Với các kỳ hạn dài từ 13 tháng đến 36 tháng đều được áp dụng chung mức lãi suất 6,9%/năm, giảm 0,4 điểm % so với tháng trước. Đây cũng là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại nhất tại Saigonbank tại thời điểm này.
Biểu lãi suất Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank ngày đầu tháng 10/2020 cũng có sự điều chỉnh giảm tại nhiều kỳ hạn ngắn.
Trong đó, lãi suất huy động cao nhất hiện nay là 7,2%/năm áp dụng đối với kỳ hạn 60 tháng và trả lãi cuối kỳ.
Các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 3 đến 5 tháng được áp dụng cùng mức lãi suất là 3,8%/năm, giảm 0,2 điểm % so với tháng trước.
Động thái của các nhà băng diễn ra ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) công bố quyết định giảm một loạt các lãi suất điều hành, có hiệu lực kể từ ngày hôm nay (1/10).
Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn sẽ được giảm từ 4,5%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3,0%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) giảm từ 3%/năm xuống 2,5%/năm.
Đối với trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn (dưới 6 tháng), NHNN cũng có Quyết định số 1729/QĐ-NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm còn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn do TCTD ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Đối với trần lãi suất cho vay ngắn hạn với các lĩnh vực ưu tiên, NHNN cũng ban hành Quyết định số 1730/QĐ-NHNN giảm mức lãi suất này từ 5%/năm xuống 4,5%/năm.
Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét giảm lãi suất hỗ trợ chi phí nguồn
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong điều kiện cần thiết sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn giúp các ngân hàng giảm chi phí để có thể cho vay với lãi suất ưu đãi.
Gói 16.000 tỷ đồng cho vay lãi suất 0% đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào (Ảnh minh họa).
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống từ đầu năm tới nay đang ở mức khá thấp do doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn, ít có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cập nhật tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2020 sáng nay (22/9), bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 16/9/2020, tín dụng toàn hệ thống mới chỉ tăng 4,81% so với cuối năm 2019, tương đương chỉ hơn 1/2 mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước (8,64%).
Về việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, lãnh đạo NHNN khẳng định, toàn ngành rất mong muốn và sẽ cố gắng tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
"Trong công tác điều hành, NHNN sẽ điều hành thanh khoản để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD giảm lãi suất, trong điều kiện cần thiết sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn giúp các ngân hàng giảm chi phí để có thể cho vay với lãi suất ưu đãi", Phó Thống đốc khẳng định.
Phó Thống đốc cũng cho biết, NHNN sẽ cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện cho các TCTD có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, chú trọng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi sau dịch.
Dù vậy, lãnh đạo NHNN cũng khẳng định sẽ không hạ chuẩn cho vay nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, tín dụng chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp hay tín dụng tiêu dùng cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
Sẽ xem xét sửa điều kiện cho vay gói 16.000 tỷ đồng
Liên quan đến gói hỗ trợ vay vốn 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN cho biết, cho tới nay mới chỉ có một doanh nghiệp đủ điều kiện vay. Tuy nhiên, do doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động nên đã không vay gói này.
Theo đó, gói 16.000 tỷ này đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào.
Theo phản ánh, không phải do doanh nghiệp không có nhu cầu mà do điều kiện giải ngân quá khắt khe khiến doanh nghiệp rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn này.
Theo đó, lãnh đạo NHNN cho biết, hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang được giao đầu mối trình Chính phủ xem xét sửa một số điều kiện tại Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn.
Giảm một loạt lãi suất, tiền gửi tiết kiệm sẽ ra sao? Với quyết định hạ lãi suất chỉ còn 4% cho kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm dưới 6 tháng, thì những người gửi tiết kiệm ngắn hạn sẽ khó nhận mức lãi thực dương. Với quyết định giảm một loạt các lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực từ ngày hôm nay (1-10), các công ty chứng khoán cùng...