Lãi suất huy động giảm chưa tác động đến tỷ giá
Về mặt lý thuyết, hạ lãi suất huy động sẽ làm giảm giá trị đồng Việt Nam và đẩy tỷ giá lên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tỷ giá tăng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác…
Tỷ giá hiện dao động trong khoảng 23.250-23.300 VND/USD, tương đương thời điểm đầu tháng 3.
Chưa xuất hiện trở lại tâm lý găm giữ ngoại tệ
Tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, tuần từ 1/6 – 5/6, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh giảm nhẹ dần qua hầu hết các phiên.
Chốt phiên cuối tuần 5/6, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23.245 VND/USD, giảm 16 VND/USD so với phiên cuối tuần trước đó. Tỷ giá mua giao ngay và tỷ giá bán được NHNN giữ nguyên, lần lượt là 23.175 VND/USD và 23.650 VND/USD.
Tương tự, tỷ giá liên ngân hàng và trên thị trường tự do cũng có xu hướng giảm nhẹ trong tuần vừa qua.
Cụ thể, kết thúc phiên 5/6, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 23.245 VND/USD, giảm 35 VND/USD; tỷ giá tự do giảm 30 VND/USD ở chiều mua vào và 40 VND/USD ở chiều bán ra so với cuối tuần trước đó, giao dịch tại mức giá 23.250-23.280 VND/USD.
Nhìn chung, trên thị trường ngoại hối, xu hướng tỷ giá giảm được duy trì trong suốt tháng 5, khi tỷ giá VND/USD đã giảm mạnh 150-200 điểm, dao động trong khoảng 23.250-23.300 VND/USD vào thời điểm cuối tháng.
Song song với đó, tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm khoảng 200 điểm về quanh mức 23.300 VND/USD.
Như vậy, tỷ giá VND/USD hiện đã giảm về mức tương đương thời điểm đầu tháng 3 và chỉ tăng khoảng 0,5% tính từ đầu năm – mức khá ổn định so với đồng tiền một số quốc gia khác trong khu vực như THB (-5,5%), MYR (-4,9%), SGD (-4,8%), KRW (-6,3%), CNY (-2,5%)…
Video đang HOT
Thực tế, các yếu tố tác động tới tỷ giá đã có xu hướng dịch chuyển theo hướng thuận lợi hơn, đó là cân đối cung cầu ngoại tệ tiếp tục duy trì trạng thái thặng dư.
Trong bối cảnh cán cân thương mại thâm hụt khoảng 900 triệu USD, giải ngân vốn FDI giảm hơn 3% so với cùng kỳ 2019 (đạt 1,55 tỷ USD), nguồn cung ngoại tệ được hỗ trợ từ hoạt động M&A và tăng vốn diễn ra khá sôi động. Cân đối cung cầu ngoại tệ trong nước theo đó được duy trì ở mức thặng dư nhẹ khoảng 200 triệu USD.
Bên cạnh đó, tâm lý thị trường được củng cố vững chắc. Các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như doanh nghiệp, cá nhân cho thấy sự lạc quan vào khả năng thu hút các các dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn trong thời gian tới dựa trên những điều kiện thuận lợi như kiểm soát thành công dịch Covid-19, môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định so với các nước trong khu vực, xu hướng dịch chuyển của chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc…
“Mặc dù lãi suất huy động đã giảm mạnh tại các ngân hàng có vốn nhà nước và một số ngân hàng cổ phần, nhưng tín hiệu đáng mừng là chưa xuất hiện trở lại tâm lý găm giữ ngoại tệ – một vấn đề nhức nhối thường tạo áp lực lớn lên tỷ giá trước đây”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nói.
Song song với đó, áp lực từ môi trường quốc tế đã suy yếu khi các quốc gia hầu hết nới lỏng các biện pháp kiểm soát kinh tế so với thới điểm trước dịch.
Trong khi đó, quan hệ Mỹ – Trung dù có dấu hiệu nóng trở lại thời gian qua, nhưng không có nhiều diễn biến bất ngờ.
Theo đó, USD có xu hướng suy yếu khi nhu cầu tài sản trú ẩn giảm bớt, kéo chỉ số DXY trong tháng giảm khoảng 1,2% về mức 97,5 – thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. CNY cũng ghi nhận mức giảm giá khoảng 1% và chưa vượt qua ngưỡng 7,2.
Tỷ giá được dự báo duy trì đà ổn định
Diễn biến lãi suất USD trong tháng 5 duy trì ổn định ở mức thấp với kỳ hạn qua đêm – một tuần, quanh mức 0,1-0,4%/năm và kỳ hạn 1-3 tháng quanh mức 0,4-1,3%/năm.
Giá trị giao dịch bình quân phiên trong tháng 5 đạt khoảng 26.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 8% so với mức của tháng trước và 4% của cùng kỳ năm trước. Các giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở kỳ hạn qua đêm – 1 tuần, chiếm khoảng 91% tổng khối lượng giao dịch.
Một nghiên cứu của Ban Kinh doanh vốn BIDV nhận định, nhìn chung, các yếu tố tác động lên lãi suất USD trong tháng 5 không có nhiều thay đổi so với tháng trước.
Cụ thể, lãi suất LIBOR các kỳ hạn 1 tuần – 3 tháng trên thị trường quốc tế có xu hướng giảm khoảng 5-30 điểm trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp (0-0,25%/năm).
Ngoài ra, Fed cũng đã công bố việc duy trì các công cụ để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho đồng USD.
Tính đến ngày 28/5, bảng cân đối tài sản của Fed đạt hơn 7.000 tỷ USD, tăng khoảng 60% kể từ đầu năm đến nay. Đáng chú ý, thanh khoản USD trong nước trong trạng thái dồi dào khi chênh lệch cho vay USD ước tính mở rộng mạnh khoảng 2 tỷ USD trong tháng 5.
Dự kiến trong tháng 6, thanh khoản USD liên ngân hàng sẽ duy trì xu hướng ổn định với lãi suất bình quân quanh mức 0,1-0,3%/năm kỳ hạn qua đêm – 1 tuần và 1-1,2/năm với kỳ hạn 1 – 3 tháng khi các yếu tố tác động nhìn chung chưa có nhiều thay đổi so với tháng 5.
Dự trữ ngoại hối lên tiếp tục tăng cao kỷ lục do hoạt động xuất siêu cùng với lạm phát được kiếm soát, giúp VND giữ vững giá trị so với USD.
Trong tháng 5, mặc dù tiếp tục nhập siêu do các thị trường xuất khẩu chính chưa hoàn toàn trở lại bình thường, nhưng tổng thể 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu gần 2 tỷ USD.
Khi giai đoạn xấu nhất của dịch bệnh đã qua đi, kinh tế hồi phục, hoạt động xuất khẩu sẽ được cải thiện, tỷ giá sẽ tiếp tục diễn biến thuận lợi.
Ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam và Nhóm 5 nước ASEAN – Nam Á nói: “Dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục duy trì trạng thái tích cực, cho dù nguồn kiều hối bị ảnh hưởng do thị trường xuất khẩu lao động chịu tác động bởi đại dịch Covid-19″.
Một lãnh đạo cao cấp BIDV nhận định, trong tháng 6, tỷ giá VND/USD được dự báo duy trì đà ổn định, dao động trong khoảng 23.200-23.300 VND/USD.
Tâm lý lạc quan, niềm tin vững vàng đối với triển vọng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có hiệu ứng lấn át những yếu tố rủi ro tiềm ẩn từ môi trường quốc tế với nhiều vấn đề lớn như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, biểu tình phân biệt chủng tộc tại Mỹ hay triển vọng u ám của kinh tế toàn cầu dưới tác động của dịch bệnh”, vị lãnh đạo BIDV nói.
TS. Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng, nếu chưa xuất hiện một cú sốc có thể đe dọa trực diện đến nền tảng vĩ mô trong nước thì thị trường ngoại hối nhìn chung sẽ khó biến động mạnh.
Trong khi đó, kỳ vọng hoạt động xuất khẩu có thể khởi sắc hơn giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại, qua đó cải thiện cân đối cung – cầu ngoại tệ với mức thặng dư ước tính có thể đạt khoảng 300-400 triệu USD.
Lãi suất ngân hàng năm 2020 sẽ như thế nào?
Tác động của sự điều chỉnh lãi suất điều hành trong giai đoạn tháng 9 - 10 và 11/2019 sẽ được dần phản ánh trong nửa đầu năm2020. Ngoài ra, dư địa để NHNN có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2020 là còn khá nhiều khi lãi suất thực (đã trừ lạm phát) vẫn ở mức tương đối trong khu vực.
Công ty chứng khoán KB Securities vừa có báo cáo nhận định về kinh tế vĩ mô năm 2020, trong đó nhận định chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục duy trì nới lỏng.
Cụ thể, nhóm phân tích đánh giá tăng trưởng cung tiền và tín dụng sẽ tương đương năm 2019, tức là ở mức lần lượt là 13% và 14%. Ước tính mức tăng thêm cung tiền trong năm 2020 vào khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng khoảng 13%.
Xu hướng đẩy mạnh cung tiền vào hệ thống (trung bình khoảng 1 triệu tỷ đồng/năm) được duy trì từ năm 2016 song song với việc mua ngoại tệ nhằm bổ sung dự trữ ngoại hối. Trong năm 2019, hoạt động mua ngoại hối đã giúp điều tiết thị trường ngoại hối, giảm áp lực tăng giá của VND, đặc biệt trong bối cảnh đa số các NHTW khác đều có xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trong năm 2020, khả năng cao NHNN sẽ tiếp tục mua dự trữ ngoại hối với mức khoảng 10 - 12 tỷ USD do dư địa được mở rộng thông qua quy mô GDP năm 2020 dự kiến sẽ tăng khoảng 25% (theo cách tính mới).
Ngoài ra, nhu cầu vay để trả nợ đến hạn của Chính Phủ trong 2020 ước tính là 242 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2019 nên áp lực phát hành TPCP là tương đối lớn. Việc điều chỉnh GDP sẽ tạo điều kiện để Chính phủ nới rộng các khoản vay nợ. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 dự báo ở mức 14%, tương đương với mục tiêu Chính phủ đặt ra, nhằm vừa đảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô, vừa có thể kích thích tăng trưởng.
Đáng chú ý, chỉ số tín dụng/GDP của Việt Nam sau khi điều chỉnh GDP vào khoảng 110% (so với mức trên 130% cũ vốn nhận được nhiều cảnh báo của các tổ chức tài chính trên thế giới), mặc dù chưa phải mức lành mạnh nhưng phần nào giảm tải áp lực về lộ trình giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNN. Trong năm 2020, room tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng sẽ tiếp tục theo chỉ định của NHNN với lợi thế lớn dành cho các NHTM đã đạt chuẩn Basel 2.
Về mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong năm 2020, xu hướng giảm nhẹ sẽ xuyên suốt cả năm. Cụ thể, tác động của sự điều chỉnh lãi suất điều hành trong giai đoạn tháng 9 - 10 và 11/2019 sẽ được dần phản ánh trong nửa đầu năm2020. Ngoài ra, dư địa để NHNN có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2020 là còn khá nhiều khi lãi suất thực (đã trừ lạm phát) vẫn ở mức tương đối trong khu vực. Trong bối cảnh nếu lạm phát được kiểm soát tốt, khả năng cao NHNN sẽ giảm lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản trong quý 2 năm 2020 nhằm kích thích tăng trưởng.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2019 Việc điều hành chính sách tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trải qua một năm nhiều thử thách, thành công trong giữ ổn định chung và cải thiện chất lượng hoạt động. Ảnh minh họa. BizLIVE nhìn lại hoạt động của hệ thống trong năm 2019 qua 10 điểm nổi bật nhất. 1. Giảm nhiều loại lãi...