Lãi suất giảm rón rén, nhà kinh doanh sốt ruột
Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn vẫn cao nên khó có cơ hội để lãi suất cho vay giảm xuống mức hấp dẫn.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây tiếp tục giảm lãi suất điều hành lần thứ hai kể từ đầu năm nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp (DN) dễ hơn trong tiếp cận vốn vay giá thấp. Đơn cử lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới một tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.
Ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất khủng
Giải thích về việc giảm mạnh lãi suất điều hành, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, cho biết: “Quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NHNN cùng với việc quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới. Qua đó góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho các DN và nền kinh tế” – ông Hà cho hay.
Sau động thái mới của NHNN, hàng loạt ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất để hỗ trợ cộng đồng DN vượt qua khó khăn do dịch COVID-19. Trong đó không ít ngân hàng tuyên bố đã dành hàng chục ngàn tỉ cho vay với lãi suất ưu đãi, thậm chí lãi suất siêu thấp chỉ 4,5%-5%/năm.
Đơn cử Agribank tuyên bố giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 5%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn tối thiểu 7,5%/năm. Vietcombank cũng tuyên bố giảm đồng loạt lãi suất tiền vay giai đoạn 3. Theo đó, giảm 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng cá nhân có dư nợ vay phục vụ đời sống tại thời điểm trước khi triển khai biện pháp hỗ trợ giai đoạn 3.
“Với đợt giảm lãi suất lần này, chúng tôi đã hỗ trợ toàn bộ khách hàng DN và cá nhân ở cả mục đích vay sản xuất, kinh doanh lẫn tiêu dùng” – đại diện Vietcombank khẳng định.
Nhiều doanh nghiệp mong lãi suất giảm hơn để giúp họ vượt qua khó khăn do dịch. Ảnh: TL
Nhà kinh doanh mòn mỏi chờ lãi vay giảm
Một số nhà kinh doanh cho biết họ đã tiếp cận được các chính sách ưu đãi từ ngân hàng. Đại diện Công ty TNHH Vico chia sẻ đã được ngân hàng hỗ trợ giải ngân vốn vay, hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi. Ví dụ, ngân hàng đã giảm lãi suất vay đối với các khoản vay VND kỳ hạn đến năm tháng từ mức 6,5%/năm xuống còn 6,0%/năm. “Việc giảm lãi suất cho vay của ngân hàng rất thiết thực, giúp công ty tiết giảm được đáng kể chi phí lãi vay, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh” – đại diện công ty cho biết.
Thế nhưng, khảo sát thực tế trên thị trường cho thấy mặc dù lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn đa phần đã hạ nhiệt nhưng mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn trung và dài hạn vẫn ở mức cao. Chẳng hạn lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng tại các ngân hàng như OCB, ABBank, NCB, Bản Việt, SHB… ở mức 8%-8,55%/năm, thậm chí có nơi lên tới 9,2%/năm. Do lãi suất huy động cao dẫn đến lãi suất cho vay cao.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Chi, một khách hàng tại Gia Lai, cho biết hiện bà đang có khoản vay 1 tỉ đồng tại một ngân hàng với lãi suất trên 11%/năm. Tháng nào bà cũng phải đều đặn trả tiền lãi khoảng 9,2-9,3 triệu đồng. Mức lãi suất này không hề thay đổi kể từ khi bà đặt bút ký hợp đồng vay vốn trong suốt 16 tháng qua.
“Tôi thấy báo, đài, tivi nói rần rần về việc giảm lãi suất cho vay nhưng thực tế chúng tôi vay vốn để làm ăn mà không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên thì lãi suất vẫn đứng yên mà không hề giảm chút nào” – bà Chi cho biết. Trường hợp bà Chi không phải là cá biệt. Rất nhiều nhà kinh doanh than thở chưa thể tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, hoặc nếu muốn tiếp cận được thì phải qua quy trình thủ tục quá phức tạp nên đành bó tay.
TS Huỳnh Trung Minh, chuyên gia kinh tế, cho rằng khi NHNN giảm lãi suất điều hành thì tác động ngay lên lãi suất qua đêm, lãi suất thị trường liên ngân hàng. Song NHNN chỉ điều chỉnh giảm lãi suất ở các kỳ hạn ngắn nên chỉ có những khoản vay ở kỳ hạn ngắn sáu tháng, chín tháng hay 12 tháng mới có thể được hưởng lãi suất thấp hơn. Còn đối với những khoản vay dài hạn thì rất khó. “Chừng nào lãi suất huy động kỳ hạn dài tiếp tục neo ở mức cao thì việc mong chờ giảm lãi suất cho vay khó có thể xảy ra” – TS Minh nhấn mạnh.
Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng các ngân hàng sẵn sàng cho vay, nguồn vốn không thiếu. Tuy nhiên, vấn đề là thiếu nhu cầu tín dụng thực, thiếu những DN thực sự có phương án tài chính tốt để tiếp cận vốn vay.
Ông PHẠM XUÂN HỒNG, Chủ tịch Hiệp hội May thêu đan TP.HCM:
Cần giãn nợ, giảm lãi gói vay hiện tại
Hiện tại, rất ít DN dệt may trong hiệp hội tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ đồng. Lý do, gói hỗ trợ tín dụng này chủ yếu dành cho những DN vay mới. Thế nên các đơn vị đang hoạt động đều không có nhu cầu hoặc không thể tiếp cận gói hỗ trợ này vì còn đang đi vay. Mặt khác, hiện các DN đều khó khăn về đầu ra thị trường, giảm đơn hàng vì vậy cũng không có nhu cầu để vay vốn hay mở rộng sản xuất.
Thực ra gói 250.000 tỉ đồng là gói mà các tổ chức tín dụng cam kết để cho vay mới với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn so với tín dụng thông thường. Nguồn vốn chính của gói này không phải từ ngân sách nhà nước. Vì vậy cơ chế, quy trình cho vay về cơ bản giống như cho vay thương mại thông thường. Nghĩa là nếu DN còn đang vay, đang nợ… thì các ngân hàng cũng khó cho vay gói mới.
Ngoài chuyện giảm lãi suất, điều DN dệt may cũng như các ngành khác đang cần nhất là các tổ chức tín dụng xem xét, rà soát, cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hoãn nợ; xem xét miễn, giảm lãi vay và không chuyển nhóm thành nợ xấu trong thời hạn nhất định đối với những khoản nợ hiện tại bị tác động bởi dịch COVID-19. Khi đó, các DN mới có thể được vay gói hỗ tín dụng với lãi suất ưu đãi.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Thống đốc Đào Minh Tú mới đây yêu cầu các đơn vị liên quan cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ: Rà soát, tham mưu ban lãnh đạo NHNN sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi cho người dân, DN và nền kinh tế kịp thời ứng phó, giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.
Gần 224.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hỗ trợ sau dịch COVID-19
Các ngân hàng TP.HCM miễn giảm lãi cho 17.758 khách hàng với dư nợ đạt 48.771 tỷ đồng và cho vay mới lũy kế từ ngày 23/1/2020 cho 43.487 khách hàng với doanh số đạt 190.003 tỷ đồng.
Các ngân hàng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. (Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)
Gần 224.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được các ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu nợ cho vay và cho vay mới lãi suất thấp với tổng số tiền 290.577 tỷ đồng.
Đây là nội dung được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thông tin tại "Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh" do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 29/5.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, đến cuối tháng 4/2020, các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 162.745 khách hàng với dư nợ đạt 51.803 tỷ đồng.
Các ngân hàng miễn giảm lãi cho 17.758 khách hàng với dư nợ đạt 48.771 tỷ đồng và cho vay mới lũy kế từ ngày 23/1/2020 cho 43.487 khách hàng với doanh số đạt 190.003 tỷ đồng.
Về cho vay ưu đãi ngắn hạn (lãi suất không quá 5%) đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên, đến cuối tháng 4/2020, dư nợ đạt 164.966 tỷ đồng với 31.538 khách hàng; trong đó cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 117.035 tỷ đồng, chiếm 71% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với 5 nhóm ngành lĩnh vực này.
Ngoài ra, các chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp cũng được tổ chức liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận vốn ngân hàng và các chính sách tín dụng, lãi suất thấp của ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại bởi dịch COVID-19 cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Theo phản ánh của các tổ chức tài chính, khó khăn chủ yếu hiện nay là việc đảm bảo đủ hồ sơ pháp lý để hỗ trợ cho doanh nghiệp, với các nội dung về chứng minh thiệt hại, xác định đúng đối tượng và các điều kiện để hỗ trợ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Báo cáo tài chính và số liệu của các doanh nghiệp thường cung cấp chậm hoặc không đầy đủ.
Thêm vào đó, tính minh bạch, chính xác của thông tin, cũng như cơ sở để đối chiếu, thẩm định không được rõ ràng do các tài liệu chứng minh thông thường được cung cấp từ một phía, rất khó để có các tài liệu xác nhận của cơ quan Nhà nước, của kiểm toán, khách hàng đối tác của doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình xem xét, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua.
Trong khi đó, nhu cầu về tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp là cấp bách, nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 như du lịch, nhà hàng, dịch vụ và hộ kinh doanh.
Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu thiệt hại trong đại dịch COVID-19. Mặc dù ngành ngân hàng cũng gặp khó khăn khi đứng trước nguy cơ gia tăng nợ xấu, giảm doanh thu, lợi nhuận nhưng vẫn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Trần Việt Anh cho rằng chính sách đã rất rõ ràng nhưng việc triển khai vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát nhanh qua hình thức online của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm sau khi Thông tư 01 ban hành, có 53% doanh nghiệp biết đến chính sách ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay và mới có 28% doanh nghiệp đã tiếp cận được chính sách này.
"Việc hỗ trợ cần kịp thời, đúng đối tượng và đủ lực để doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Thêm vào đó, các ngân hàng phải minh bạch và rút ngắn, đơn giản thủ tục vì nếu thủ tục rườm rà thì doanh nghiệp sẽ "chết" trước khi được cứu. Ngoài doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, cũng cần chính sách dành cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vai trò dẫn có thể dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ phát triển trong tương lai," ông Trần Việt Anh nêu kiến nghị.
Trong khi đó, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ trong thời gian xảy ra dịch, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn, thậm chí có doanh nghiệp còn phản ánh điều kiện vay vốn còn khắt khe hơn trước dịch. Số doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm tiếp cận được các gói hỗ trợ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Theo bà Lý Kim Chi, do tính mùa vụ, doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm dịp Tết thường cao hơn ngày thường 30%. Trùng hợp là ngay sau Tết thì xảy ra dịch COVID-19 nên nếu ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp chứng minh giảm doanh thu, giảm lợi nhuận thì rất khó.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong ngành phải đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa, thực phẩm thiết yếu cho người dân thành phố và tiếp ứng cho các địa phương khác. Đến nay, nguồn nguyên liệu dự trữ sản xuất đã cạn nhưng doanh nghiệp không còn vốn thu mua tiếp.
Do đó, các doanh nghiệp mong muốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng mở rộng diện hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm tiếp cận vay mới, giảm lãi suất vay và đơn giản hóa thủ tục để có thể đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế của thành phố.
Sau khi ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng nhanh chóng phân loại đối tượng khách hàng, doanh nghiệp để có hướng dẫn hỗ trợ phù hợp, doanh nghiệp ngành hàng nào thiệt hại nhiều thì hỗ trợ nhiều và ngược lại, không dùng cơ chế cào bằng.
Đồng thời, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngân hàng để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt đồng đầu tư, kinh doanh.
Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh để đảm bảo chính sách hỗ trợ đến đúng đối tượng và kiểm soát nợ xấu, các ngân hàng kiên quyết không hạ điều kiện tín dụng, không giấu nợ xấu.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp phải phối hợp và chia sẻ cùng ngân hàng thông qua việc công khai minh bạch tài chính, dòng tiền của mình, đồng thời chủ động cơ cấu lại khoản vay, hoạch định kế hoạch kinh doanh và lộ trình trả nợ cụ thể để làm cơ sở cho ngân hàng thẩm định, hỗ trợ kịp thời./.
Cho Vietnam Airlines vay ưu đãi 12.000 tỷ, cần nhưng phải đúng luật Ủng hộ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng các điều kiện cụ thể như mức vay, lãi suất vay và thời hạn cho vay cần được thực hiện đúng quy định pháp luật. Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn...