Lãi suất đồng loạt tăng: Cảnh báo điều lo ngại nhất đang đến gần
Lãi suất huy động tại một loạt ngân hàng tăng thời gian gần đây đang gây lo ngại cho nhiều DN. Lãi suất huy động tăng sẽ tác động đến lãi suất cho vay, gây rủi ro cho sản xuất kinh doanh.
Mới đây nhất, 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước đã tăng lãi suất huy động ở một số kỳ hạn. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) đã tăng lãi suất một số kỳ hạn ngắn, từ 1-2 tháng lên 4,4%/năm (tăng 0,1 điểm % so với trước); các kỳ hạn 3 tháng lên 4,8%/năm, 6 tháng lên 5,5%/năm (tăng 0,2 điểm % so với trước). Tính từ đầu tháng 10 đến nay, Vietcombank đã có 2 lần tăng nhẹ lãi suất ở một số kỳ hạn ngắn.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ( Agribank) cũng đã tăng lãi suất tiền gửi từ 0,2-0,3 điểm % ở các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất mới được ngân hàng này áp dụng kỳ hạn 1-2 tháng là 4,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 4,8%/năm và kỳ hạn 5 tháng là 5,5%/năm.
Lãi suất tiền gửi lên khá cao so với mặt bằng chung (ảnh minh họa).
Trước đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam ( Vietinbank) và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn, từ 0,2-0,4 điểm %.
Còn với kỳ hạn 12 tháng và 18 tháng, lãi suất của BIDV đã tăng lên 6,9%/năm; Vietcombank, Agribank, VietinBank cùng tăng lên 6,8%/năm.
Trong khi đó, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang ở mức từ 5,7-6,5% cho kỳ hạn 6-9 tháng và 6,7-7,6% với các kỳ hạn 12-18 tháng. Không những thế, có một số ngân hàng còn áp dụng chương trình khuyến mại, cộng lãi suất ngoài, đã “đẩy” lãi suất tiền gửi lên khá cao so với mặt bằng chung.
Tuy nhiên, lãi suất huy động của 4 ngân hàng thương mại lớn ở kỳ hạn 12-18 tháng được cho đang ngang bằng với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần như: Sacombank, ACB, Eximbank, Techcombank, LienVietPostbank,… Với các khoản tiền dưới 1 tỷ đồng, gửi vào Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV, hiện được hưởng lãi cao hơn.
Video đang HOT
Sự biến động tăng lên của lãi suất huy động ở các ngân hàng lớn, dự báo sẽ đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao. Bởi chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại lớn vẫn luôn “định hướng” cho các ngân hàng thương mại nhỏ. Một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ có thể sẽ tăng lãi suất và chờ các ngân hàng lớn để theo bước.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, với những rủi ro của thị trường thế giới cũng như áp lực lạm phát trong nước, tình hình tỷ giá, cùng khả năng can thiệp của NHNN… thì việc lãi suất đi lên là khó tránh khỏi.
Dự báo của giới tài chính ngân hàng cho thấy, lãi suất sẽ còn tăng trong thời gian tới, cụ thể là vào đầu năm 2019. Từ ngày 1/1/2019 thuế môi trường với xăng dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít, sẽ đẩy lạm phát tăng, khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động.
Lãi suất tăng sẽ tác động tới sản xuất kinh doanh của các DN (ảnh minh họa – Ngọc Thắng).
Công ty chứng khoán Rồng Việt VDSC nhận định, lãi suất trong nước sẽ bắt đầu tăng lên từ năm 2019, do cả rủi ro bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Rủi ro bên ngoài có thể kể đến như FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất USD. Còn rủi ro nội tại đến từ việc lạm phát gia tăng sẽ tạo sức ép lớn lên lãi suất.
Một báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR cho rằng, nếu đồng USD tiếp tục tăng giá trong thời gian tới, việc NHNN phải bán ra ngoại tệ hoặc nâng lãi suất để giữ giá đồng nội tệ có thể sẽ xảy ra.
Lãi suất tiết kiệm tăng, khiến giới chuyên môn đưa ra nhận định, lãi suất cho vay sẽ tăng. Bất kỳ khi nào lãi suất huy động tăng, cũng tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Hơn nữa, nợ xấu tại nhiều ngân hàng vẫn cao, nên vẫn đang phải bù lỗ cho quá khứ, cùng chi phí hoạt động cao là lý do để tăng lãi suất cho vay.
Chiếm tới trên 90% trong tổng số DN Việt Nam là các DN nhỏ và vừa, có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chi phí hoạt động cao. Các DN cho biết, lãi suất vay họ đang chịu từ mức 8-11%/năm. Rất ít DN vay được vốn với lãi suất 6,5%/năm. Với mặt bằng lãi suất hiện cao hơn so với các nước trong khu vực, đã làm giảm khả năng cạnh tranh của DN trong bối cảnh hội nhập.
Lãi suất tăng chắc chắn sẽ tác động tới sản xuất kinh doanh của các DN. Đây là điều đáng lo ngại. Lãi suất tăng, tính toán thấy không có lợi, DN sẽ không mở rộng hoặc giảm sản xuất kinh doanh. Nếu bắt buộc phải vay, chi phí sẽ tăng lên, dẫn đến giảm lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách, giảm khả năng cạnh tranh, nguy cơ thua lỗ, phá sản cao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay là điều vô cùng khó, các chuyên gia kinh tế nhận định.
Trần Thủy
Theo vietnamnet.vn
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại
Sau vài tuần hạ nhiệt, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng trở lại ở nhiều kỳ hạn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay vẫn ổn định.
Ngày 4-10, thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng lên 3,27%/năm, tăng khá mạnh so với mức 2,89% cuối tháng 9. Các mức lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng cũng tăng khá mạnh lên 3,52%-4,11%/năm.
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại nên các ngân hàng cũng hạn chế vay mượn lẫn nhau ở các kỳ hạn dài, giao dịch chủ yếu là qua đêm với doanh số bình quân khoảng 21.845 tỉ đồng.
Như vậy, lãi suất liên ngân hàng đã tăng khá mạnh sau vài tuần hạ nhiệt. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng phụ thuộc vào cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường này, nên việc tăng giảm là bình thường và mang tính chất ngắn hạn.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến gần cuối tháng 9, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 9,15%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52%, cùng kỳ năm 2017 tăng 11,02%.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng tương đối ổn định, dù một số ngân hàng đã có động thái tăng lãi suất tiền gửi nhưng mức độ tăng nhỏ, không thể hiện xu hướng tăng của thị trường.
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại. Ảnh: NLĐ
Hiện mặt bằng lãi suất huy động VNĐ phổ biến ở mức 0,6%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1- 6 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%-7,3%/năm...
Lãi suất cho vay VNĐ phổ biến khoảng 6%-9%/năm đối với ngắn hạn và 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4%-5%/năm.
Theo Tổng cục thống kê, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển hướng theo hướng tích cực, chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các dự án lớn, trọng tâm trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ.
Riêng tại TP HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết tín dụng trên địa bàn trong 9 tháng tăng khoảng 10,5%. Dư nợ tín dụng tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao so với các năm trước, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
T.Phương
Theo nld.com.vn
Lãi suất cho vay đã giảm rất mạnh Vị tư lệnh ngành ngân hàng cho biết từ năm 2011- 2016, lãi suất huy động giảm 7-10%. Lãi suất cho vay giảm từ 10-11%, qua đó, góp phần ổn định mặt bằng lãi suất. Mặt bằng bình quân lãi suất trung dài hạn 9-10%. Chiều ngày 16/11, Quốc hội bắt đầu chất vấn đối với Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng. Trả...