Lãi suất điều hành giảm tác động thế nào tới mặt bằng lãi vay?
Các chuyên gia cho rằng lãi suất không phải là rào cản mà là do sức cầu tín dụng yếu, việc hấp thụ được hay không còn phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh cũng như quá trình phục hồi nền kinh tế.
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Sau các quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều ngân hàng đã thay đổi biểu lãi suất huy động mới các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng thấp hơn nhiều so với trần quy định. Đây là lần thứ 3 trong năm 2020 và lần thứ 4 trong vòng một năm qua Ngân hàng Nhà nước có động thái như vậy.
Dù vậy, các chuyên gia đánh giá, lãi suất không phải là rào cản của tăng trưởng tín dụng mà là do sức cầu tín dụng yếu của nền kinh tế, việc hấp thụ được hay không còn phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh cũng như quá trình phục hồi kinh tế thế giới.
Tạo điều kiện cung cấp nguồn vốn rẻ
Tại Kienlongbank, lãi suất kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 3,55%/năm; 2 tháng 3,75%/năm và gửi từ 3-5 tháng là 3,95%/năm, giảm tối đa 0,6 điểm % so với trước đó. Tương tự, DongABank cũng vừa điều chỉnh lãi suất, áp dụng lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng ở mức 3,83%/năm, giảm 0,42%/năm so với trước điều chỉnh. Đối với ACB, lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 1 tháng giảm 0,1 điểm phần trăm xuống còn 3,6-3,7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 2 và 3 tháng giữ nguyên so với tháng 9, từ 3,8-3,9%/năm.
Ở các ngân hàng thương mại lớn, lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng cũng đang giao động ở mức 3,3%-3,6%/tháng.
Nhóm phân tích cũng chỉ ra, xu hướng giảm cũng rõ rệt hơn ở lãi suất huy động trung và dài hạn trong vòng 3 tháng qua, với mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn hơn 12 tháng hiện phổ biến ở 6%-7%%/năm.
Theo đánh giá của tiến sỹ Nguyễn Đức Độ – Phó Viện trưởng Viện Tài chính ( Bộ Tài chính), quyết định giảm đồng loạt các loại lãi suất điều hành là phù hợp với diễn biến thị trường. Bởi lạm phát đang có xu hướng giảm, trong khi tín dụng đang tăng trưởng chậm, việc giảm lãi suất sẽ vừa hỗ trợ tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
“Đây là cơ sở quan trọng để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, điều tiết thanh khoản, tạo thuận lợi nhất để các tổ chức tín dụng có nguồn vốn rẻ cho doanh nghiệp, người dân vay, kích thích tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế,” ông Độ nói.
Phân tích kỹ hơn, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, trong bối cảnh lạm phát 9 tháng thấp hơn kỳ vọng (CPI trung bình 9 tháng tăng 3,85%), quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước là hợp lý và tương đồng với kịch bản cơ sở của KBSV.
Tất cả các biện pháp trên đều nhằm mục đích tạo điều kiện cung cấp nguồn vốn rẻ cho ngân hàng thương mại, từ đó giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và cũng là xu hướng của các Ngân hàng trung ương trên thế giới, bên cạnh các gói hỗ trợ tài khóa để đối phó với tác động của dịch COVID-19.
KBSV cho rằng, việc hạ lãi suất điều hành như lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và OMO sẽ chỉ mang tính định hướng do thanh khoản trong hệ thống vẫn dư thừa trong suốt nhiều tháng qua.
Trên thực tế, mặt bằng lãi suất huy động đã liên tục giảm mạnh kể từ sau lần cắt lãi suất điều hành vào tháng 5/2020. Lãi suất huy động ở mức thấp và trong xu hướng giảm xuất phát từ hai nguyên nhân.
Thứ nhất, về phía cung, nguồn vốn đầu vào đang rất dồi dào, từ cả phía Ngân hàng Nhà nước (nghiệp vụ mua ngoại tệ) lẫn từ phía dân cư và doanh nghiệp (huy động vốn 9 tháng tăng khá, ở mức 7,7%) và về phía cầu, đầu ra tín dụng yếu (tín dụng 9 tháng chỉ tăng 5,12%).
Thứ hai, áp lực duy trì tỷ lệ biên lãi thuần (NIM) phù hợp để bù đắp cho việc cắt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng trong dịch COVID-19.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm tổng cộng 50-200 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với đầu năm nay. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng hiện phổ biến ở mức 2,5%- 4%/năm, đã thấp hơn khá nhiều mức trần mới 4%/năm của Ngân hàng Nhà nước, do vậy dư địa lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng để tiếp tục giảm mạnh sẽ không còn nhiều.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại cho rằng, tác động thực tế tới nền kinh tế của các lần cắt giảm lãi suất điều hành càng về sau càng hạn chế.
Lý do là thanh khoản hệ thống ngân hàng kể từ tháng Năm đến nay luôn ở trạng thái tích cực, khiến lãi suất liên ngân hàng giảm sâu về mức thấp kỷ lục nên các ngân hàng không có nhiều nhu cầu vay vốn qua kênh OMO hay tái chiết khấu từ Ngân hàng Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lãi suất cho vay qua các kênh vay mượn trên sẽ không có quá nhiều tác dụng trong việc giảm thêm lãi suất.
Ở góc độ ngân hàng, Phó Tổng giám đốc VIB Lê Quang Trung cho biết, việc giảm lãi suất điều hành tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận được nguồn tiền từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất thấp hơn. Trên cơ sở đó, các ngân hàng chào mức lãi suất cho vay tốt hơn đối với khách hàng, qua đó, thúc đẩy tín dụng tăng tích cực hơn. Nhất là giảm lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên – lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế – sẽ hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Giao dịch tại HDBank. (Ảnh: Vietnam )
Không phụ thuộc vào lãi suất mà là sức cầu
Việc giảm đồng loạt lãi suất ngân hàng theo đánh giá của giới chuyên môn là động thái tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp hiện tại, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng đây không phải yếu tố quan trọng nhất.
Theo tiến sỹ Võ Trí Thành – thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, lãi suất không phải là rào cản của tăng trưởng tín dụng mà là do sức cầu tín dụng yếu của nền kinh tế. Do vậy thời gian tới, việc hấp thụ được hay không còn phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh cũng như quá trình phục hồi kinh tế thế giới.
Một số doanh nghiệp thắc mắc mặt bằng lãi suất hiện đã đi xuống đáng kể so với trước nhưng vì sao lãi suất cho vay chưa giảm tương xứng với lãi suất huy động?
Lãnh đạo một ngân hàng phân tích, nếu chỉ nhìn trần lãi suất huy động dưới 6 tháng sẽ thấy lãi suất đầu vào giảm sâu, trong khi khoản vay của các doanh nghiệp thường từ 1-2 năm hoặc hơn, riêng với khách hàng cá nhân vay mua nhà thời hạn tới 10-20 năm…
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có độ an toàn cao, khả năng tài chính tốt vẫn đang được vay với lãi suất rất thấp, thậm chí các ngân hàng còn cạnh tranh nhau để cho vay. Riêng với lãi suất vay tiêu dùng là khoản vay cá nhân, bán lẻ nên chi phí quản lý khoản vay thường cao hơn với doanh nghiệp. Thời gian vay càng dài lãi suất sẽ cao hơn, chưa kể ngân hàng cũng phải huy động vốn trung dài hạn với lãi suất cao.
Hiện nay, các ngân hàng cũng đang điều chỉnh giảm tùy vào việc đánh giá mức độ rủi ro của từng ngân hàng đối với từng lĩnh vực. Hiện tại, một số ngân hàng như VietinBank, BIDV, Vietcombank, OCB, HDBank, VIB… đang cho doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh được áp dụng lãi suất chỉ từ 6%-8%/năm, thậm chí một số doanh nghiệp tốt được vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn./.
Không chỉ với doanh nghiệp, lãi vay của cá nhân cũng giảm mạnh
Vừa để hỗ trợ khách hàng cá nhân, vừa giảm rủi ro nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho vay tiêu dùng ở cả khoản nợ cũ và vay mới.
Giảm mạnh lãi vay cá nhân
ơn cử, Kienlongbank thông báo giảm 25% trên tổng số tiền lãi phải thanh toán cho hơn 85.000 khách hàng vay vốn trả góp ngày kể từ 3/4 đến 30/6/2020.
Chia sẻ về việc áp dụng chính sách thiết thực này với khách hàng, bà Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ngân hàng cho biết, đa số khách hàng vay vốn trả góp ngày của Kienlongbank là những người có thu nhập thấp như bán vé số, chạy xe ôm, bán quán nước, bán quán ăn, buôn bán nhỏ lẻ...
Trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 như hiện nay, những khách hàng này thực sự gặp nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía.
"Có những khách hàng đã gắn kết với Kienlongbank trong nhiều năm qua hiện gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống trước tác động của dịch bệnh. Bởi vậy, không có lúc nào cấp thiết hơn lúc này, chúng tôi phải hành động", lãnh đạo Kienlongbank nhấn mạnh.
Cũng theo Tổng giám đốc Kienlongbank, trước khi giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân theo chương trình trên, Ngân hàng đã tham khảo ý kiến, tìm hiểu các khó khăn cốt lõi của khách hàng.
Từ đó, thay vì triển khai các chính sách giảm lãi suất cho khách hàng vay mới, Kienlongbank tập trung giảm lãi suất cho khách đã và đang vay.
Bởi trong bối cảnh giãn cách xã hội khiến các cơ sở kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động, nhu cầu vay mới sẽ thấp, vấn đề cấp bách chính là giải quyết khó khăn trước mắt.
Tại Viet Capital Bank, ngân hàng này công bố giảm tới 2,5%/năm lãi suất so với lãi suất cho vay thông thường đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Tất nhiên, tùy từng khách hàng và mức độ ảnh hưởng, Ngân hàng sẽ có chính sách lãi suất phù hợp.
Theo lãnh đạo Viet Capital Bank, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, chủ trương của Ngân hàng là tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nợ, kể cả vay tiêu dùng.
Thực tế, không chỉ giảm lãi vay các khoản nợ cũ để hỗ trợ khách hàng cá nhân trong mùa dịch, các nhà băng cũng dành hàng nghìn tỷ đồng ưu đãi lãi vay cho người tiêu dùng cần vốn.
Chẳng hạn, HDBank giảm từ 2-4,5%/năm lãi suất đối với những khoản giải ngân mới cho khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng của dịch bệnh, mà không cần khách hàng đề nghị hỗ trợ hay chứng minh bất kỳ khó khăn nào gặp phải, miễn phí cam kết rút vốn, phí hạn mức tín dụng dự phòng...
ACB triển khai giai đoạn I với chương trình vay 25.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh với lãi suất ưu đãi giảm 0,5%-1,5%/năm so với lãi suất thương mại của năm 2019.
Trong đó, ACB dành 13.000 tỷ đồng cho các khách hàng cá nhân, lãi suất tối thiểu từ 7,5%/năm.
MSB công bố gói tín dụng 7.000 tỷ đồng, lãi suất từ 6,99%/năm cho khách hàng cá nhân vay tín chấp và vay thế chấp. Riêng với vay tín chấp, MSB áp dụng lãi suất 12,99%/năm trong 12 tháng đầu.
Bà Nguyễn ức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, Ngân hàng áp dụng chính sách cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, khung lãi suất cho vay tại Sacombank đối với tất cả khách hàng đã được điều chỉnh giảm từ 0,5-1%/năm nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng.
Bên cạnh đó là nguồn vốn cho vay ưu đãi 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm đến 2%/năm đã được triển khai từ ngày 27/2/2020.
Lo ngại nợ xấu tăng
Thực tế, việc đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng cá nhân được các ngân hàng, công ty tài chính thực hiện từ những năm trước. Tính đến cuối năm 2019, riêng các ngân hàng đã cho vay cá nhân vào khoảng 1,6 triệu tỷ đồng.
Trước khó khăn của nền kinh tế do dịch bệnh Covid-19 hoành hành hiện nay, tình trạng thất nghiệp gia tăng khiến nhiều lao động rơi vào khó khăn, đặc biệt với người đang có nợ vay ở ngân hàng sẽ chịu thêm áp lực trả nợ.
Việc nhiều ngân hàng chủ động thực hiện giảm, giãn nợ trong thời gian 3-6 tháng sẽ giúp người đi vay giảm bớt sức ép trả lãi vay.
Tuy nhiên, động thái này chủ yếu diễn ra ở các ngân hàng, còn các công ty tài chính vẫn "án binh bất động", trong khi nợ xấu tiêu dùng thường rơi vào nhóm này.
Nhận định dịch Covid-19 sẽ tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng Việt Nam, Moody's đang xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm của 3 công ty tài chính và 2 ngân hàng mẹ có sở hữu công ty tài chính tại Việt Nam.
ộng thái này phản ánh lo ngại của Moody's về cú sốc kinh tế do Covid-19, cho rằng dịch bệnh có thể gây tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản, lợi nhuận và thanh khoản của các công ty tài chính tiêu dùng do hồ sơ của người vay đa phần rất rủi ro.
Cụ thể, cả 3 công ty tài chính là FE Credit, Home Credit và SHB Finance có nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, nhắm vào phân khúc khách hàng thu nhập thấp. ây là những đối tượng dễ bị tổn thương trước những cú sốc kinh tế.
Hơn nữa, thất nghiệp có nguy cơ gia tăng sẽ làm suy yếu khả năng trả nợ của nhóm khách hàng này do nguồn thu nhập bị hạn chế, thiếu ổn định.
ồng thời, vị thế tài chính và thanh khoản của các công ty tiêu dùng có thể xấu đi do không còn được các ngân hàng cho vay, hoặc không thể phát hành chứng chỉ tiền gửi. Nguy cơ bị gián đoạn tiền gửi khiến các công ty tài chính này đứng trước rủi ro phải tái cấp vốn.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính nhận định, dịch bệnh đang tác động tiêu cực lên hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, khiến người lao động bị giảm thu nhập, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ nếu có nợ vay tiêu dùng.
Tình trạng này có thể kéo dài trên dưới 1 năm do hiện vẫn chưa thể khống chế được dịch, khả năng dẫn đến nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng và công ty tài chính tăng nhanh.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình lao động, việc làm trong quý I/2020, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, số người đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tính đến tháng 2/2020 là 47.164 người, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
Giới chuyên gia dự báo, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì số người thất nghiệp sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ tiêu dùng.
Vì vậy, Việt Nam cũng không loại trừ khả năng đứng trước tình trạng vỡ nợ tín dụng tiêu dùng như tại Trung Quốc, khi các khoản nợ tín dụng quá hạn trong tháng 2/2020 đã tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Vân Linh
74.107 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được huy động thông qua hình thức đấu thầu Ngày 17/6, HNX tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 6.500 tỷ đồng tại các kỳ hạn 5, 10, 15 và 20 năm Theo đó, phiên đấu thầu đã huy động được tổng cộng 6.414 tỷ đồng. Trong đó, lãi suất huy động tại kỳ hạn 10...