Lãi suất cho vay sẽ giảm thêm?
Nếu tính theo quy luật, thời điểm này các doanh nghiệp sẽ tăng hoạt động sản xuất kinh doanh, tín dụng cuối năm dự báo tăng mạnh. Nhưng năm nay dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới cộng đồng doanh nghiệp, tới cả nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giảm lãi suất cho vay, liệu có đủ kích tín dụng lên?
Ngân hàng cũng muốn kích cầu tín dụng.
Trao đổi với Đại Đoàn Kết, chủ một doanh nghiệp khách sạn tư nhân ở Thừa Thiên – Huế nói, dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp này không có cơ hội hồi phục. Bao nhiêu công và của dồn vào xây khách sạn, mới đi vào hoạt động được 1 năm thì xảy ra dịch, nên giờ mất sạch. Cũng theo lời chủ khách sạn, may còn không dính vào vay nặng lãi. Nhiều người bạn của ông đã phải bán cả xe, nhà, rồi vay nặng lãi để trả lãi ngân hàng.
Theo bà Huỳnh Phan Phương Hòa, Phó Tổng Giám đốc Vietravel, để tồn tại qua giai đoạn khó khăn chưa từng có này, doanh nghiệp đang rất cần được tiếp sức, đặc biệt là về vốn, gồm cả việc hạ sâu lãi suất cho vay hiện hữu lẫn lãi suất cho vay mới. Việc giảm lãi, giãn nợ vừa qua của các ngân hàng chưa đủ sức giúp doanh nghiệp vực dậy khỏi khó khăn.
Được biết, không có doanh thu, nhưng mỗi tháng Công ty này vẫn phải trả gần 7 tỷ đồng tiền lãi (gồm lãi vay ngân hàng và trả lãi trái phiếu doanh nghiệp).
Thực tế, thanh khoản hệ thống ngân hàng không thiếu, vấn đề của DN là thiếu thị trường, cầu thấp quá, nên việc hạ lãi suất chỉ là một phần trong tổng thể bài toán kích tín dụng cuối năm. Song chính việc hạ lãi suất sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cung ứng đủ nguồn vốn ra thị trường, tạo tiền đề cho sự phục hồi trong thời gian tới. Tính đến thời điểm này 60% doanh nghiệp gần như không thể cầm cự và đang bên bờ vực phá sản.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất mạnh hơn cho doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh là cần thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có nhiều lao động, hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng với nền kinh tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, không chỉ cần sự tham gia tự nguyện của các ngân hàng thương mại như thời gian qua, mà nhất thiết phải sử dụng nguồn từ ngân sách. Theo đó, ngân sách có thể cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp này vay khoảng 4%/năm.
Video đang HOT
Bộ phận phân tích của chứng khoán KB (KBSV) dự báo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay kì vọng tiếp tục giảm trong thời gian tới với 3 yếu tố chính: Kì vọng điều chỉnh lãi suất điều hành; thanh khoản trong hệ thống dự báo tiếp tục dư thừa trong 6 tháng cuối năm và NHNN dự kiến sẽ cho phép giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giúp giải tỏa áp lực cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lần thứ ba yêu cầu phải tiếp tục nới lỏng có kiểm soát chính sách tiền tệ và tài khóa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Thủ tướng đánh giá cao chính sách gia hạn, giãn, hoãn nợ, miễn giảm lãi suất vừa qua của ngành ngân hàng, song cũng yêu cầu phải làm mạnh hơn nữa, đồng thời nhắc lại, các ngân hàng không nên đặt vấn đề lợi nhuận trong năm nay, mà phải là phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Phần lớn các quan điểm cho rằng bức tranh tín dụng tỏ ra thiếu tích cực khi huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng mạnh trong khi tín dụng tăng không nhiều. Lượng tiền trong hệ thống ngân hàng dồi dào đang khiến cho lãi suất tiền gửi và cho vay có thể giảm thêm trong thời gian tới.
Giảm kịch sàn lãi vay để cứu doanh nghiệp
Ngày càng nhiều doanh nghiệp đề nghị xin được hỗ trợ lãi suất cho vay. Để làm được điều này, có lẽ phải cần tới gói hỗ trợ khủng từ Chính phủ với cách thức cho vay hoàn toàn mới.
Việc đưa lãi suất cho vay về 4-5%/năm là rất khó, nếu không có sự hỗ trợ của ngân sách.
Doanh nghiệp "mơ" các gói tín dụng hỗ trợ
Khách đua nhau hủy tour, gần 80% nhân sự phải tạm nghỉ, Vietravel lỗ nặng 6 tháng đầu năm. Không có doanh thu, nhưng mỗi tháng công ty này vẫn phải trả gần 7 tỷ đồng tiền lãi (gồm lãi vay ngân hàng và trả lãi trái phiếu doanh nghiệp).
Theo bà Huỳnh Phan Phương Hòa, Phó tổng giám đốc Vietravel, để tồn tại qua giai đoạn khó khăn chưa từng có này, doanh nghiệp đang rất cần được tiếp sức, đặc biệt là về vốn, gồm cả việc hạ sâu lãi suất cho vay hiện hữu lẫn lãi suất cho vay mới. Việc giảm lãi, giãn nợ vừa qua của các ngân hàng chưa đủ sức giúp doanh nghiệp vực dậy khỏi khó khăn.
Ông Đinh Minh, Chủ tịch HĐQT Migroup cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, lãi suất cho vay phù hợp nhất với doanh nghiệp là 0-3%/năm.
Doanh nghiệp nhiều ngành bị thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh, như bất động sản nghỉ dưỡng, hàng không, du lịch, vận tải..., cũng mong mỏi các gói tín dụng cấp bù lãi suất từ phía Chính phủ để kéo dài giai đoạn "cầm hơi".
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam kiến nghị cho phép các hãng hàng không được vay gói tín dụng 25.000 - 27.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 3 - 4 năm. Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ đề nghị giảm lãi suất cho vay về 5%/năm, thậm chí là 0%/năm. Hiệp hội Du lịch đề nghị Chính phủ có các gói tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19...
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất mạnh hơn cho doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh là cần thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có nhiều lao động, hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng với nền kinh tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, không chỉ cần sự tham gia tự nguyện của các ngân hàng thương mại như thời gian qua, mà nhất thiết phải sử dụng nguồn từ ngân sách. Theo đó, ngân sách có thể cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp này vay với lãi suất khoảng 4%/năm.
Dù vậy, việc đưa ra các gói tín dụng ưu đãi, cấp bù lãi suất cho vay - nếu có - như thế nào, quy mô gói vay ra sao, đối tượng hưởng thế nào... đang gây nhiều tranh cãi. Chưa kể, ngân sách năm nay chắc chắn thâm hụt mạnh khiến việc này sẽ phải tính toán rất căn cơ.
Chỉ dựa vào ngân hàng, lãi suất khó giảm sâu
Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP cho hay, hiện chênh lệch lãi suất huy động/cho vay của các ngân hàng đã bị giảm xuống rất thấp. Ngân hàng vẫn có thể giảm thêm lãi suất cho vay nhờ hạ sâu thêm lãi suất huy động, song mức giảm không nhiều, tối đa chỉ khoảng 0,5-1%.
Ngân hàng vẫn phải trả lãi suất huy động cho người dân là 5-7%/năm, nên đưa lãi suất cho vay về 4-5%/năm là rất khó, nếu không có sự hỗ trợ của ngân sách. Thực tế, hiện rất ít doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bởi sản xuất - kinh doanh đình đốn, mà vay ngân hàng - dù rẻ - vẫn phải trả lãi.
"Các doanh nghiệp vẫn sản xuất - kinh doanh ổn định, có nhu cầu vay vốn lại không kêu ca nhiều về lãi suất. Các doanh nghiệp kêu ca nhất chính là các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, chủ yếu do nợ xấu từ trước khi Covid-19 xảy ra, không có tài sản đảm bảo, không chứng minh được dự án khả thi, không cho ngân hàng quản lý dòng tiền...", vị Phó tổng giám đốc trên cho hay.
Trong văn bản trả lời chất vấn cử tri tỉnh Gia Lai, Cà Mau, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, từ đầu năm đến nay, NHNN đã nhiều lần cắt giảm lãi suất điều hành (3 lần), đồng thời có nhiều biện pháp khuyến khích các ngân hàng giảm lãi vay, hỗ trợ khách hàng. Giữa tuần này, NHNN đã lùi thêm 1 năm việc siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn để ngân hàng thương mại có thêm nguồn vốn rẻ hỗ trợ khách hàng.
NHNN đã hạ mạnh lãi suất điều hành, lãi suất cho vay cũng được các ngân hàng thương mại giảm 0,5-2%/năm, song thực tế, mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là lãi vay trung, dài hạn vẫn khá cao (9-11%/năm). Dù vậy, theo ông Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế, dư địa hạ thêm lãi suất cho vay thời gian tới khá hạn hẹp. "Nếu so với mức lạm phát, lãi suất huy động hiện nay hầu như không còn nhiều cơ hội để giảm thêm, lãi suất huy động hiện chỉ cao hơn lạm phát 1-2%. Bởi ép lãi suất huy động giảm quá thấp, tiền sẽ chảy qua các kênh khác", ông Thế Anh cảnh báo.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể coi hạ lãi suất là dư địa chính sách tiền tệ chính trong giai đoạn hiện nay. Hạ lãi suất có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí, song lãi suất dù rẻ thì doanh nghiệp vẫn phải trả lãi. Hiện nay, kinh tế khó khăn, đầu ra chưa có, nên doanh nghiệp không có nhu cầu vay. Vì vậy, giảm lãi suất vẫn chưa thể kích tín dụng.
"Chỉ dựa vào ngân hàng, lãi suất khó giảm sâu. Lãi suất chỉ có thể giảm sâu nếu có bàn tay hỗ trợ của ngân sách nhà nước", ông Nguyễn Đức Độ, chuyên gia kinh tế nhận định.
Tổ chức tín dụng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi Covid-19
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng
Việc hỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và người dân trong điều kiện tổ chức tín dụng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi Covid-19 là một khó khăn của tổ chức tín dụng.
Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng ổn định, giảm lãi suất. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho lợi cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất, góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp dần vượt qua khó khăn, nhanh chóng phục hồi sản xuất - kinh doanh.
Lãi suất tiếp tục giảm sâu, trăm nghìn tỷ ứ đọng ngân hàng Xu hướng lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm trong thời gian tới sẽ giúp lãi suất cho vay giảm theo. Tuy nhiên, dư địa không còn nhiều và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng. Lãi suất còn giảm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, lãi suất huy động tiền đồng hiện phổ biến...