Lại “sập bẫy” việc nhẹ, lương cao
Thời gian qua, liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc người lao động bị kẻ xấu dụ dỗ sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao”.
Thực chất, đây là hoạt động mua bán người, bóc lột sức lao động và buộc gia đình nạn nhân phải nộp số tiền chuộc rất lớn mới được thả về nước…
Công an thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước cho biết đã tiếp nhận tin báo ngày 16/4/2024, thông qua mạng xã hội Facebook, em N.T.Đ. tìm việc làm thì được người phụ nữ giới thiệu đang cần tuyển nhân viên Karaoke làm việc tại Campuchia với mức lương 15.000.000 đồng/tháng. Em Đ. xin đi làm thì được đồng ý và hẹn đón tại nhà.
Trên mạng xã hội facebook mới đăng clip cô gái bị treo 2 tay lên cửa sổ, các đối tượng liên tục dùng gậy đánh vào vùng kín của nạn nhân khi sang Campuchia làm “việc nhẹ lương cao”. Ảnh cắt từ clip.
Khoảng 2h ngày 17/4/2024, có 1 xe ô tô loại Honda Civic màu bạc, không rõ biển số đến đón em Đ. sau đó đưa sang Campuchi qua đường tiểu ngạch ở một tòa nhà không rõ địa chỉ do người có quốc tịch Trung Quốc quản lý và có nhân viên là người Việt Nam làm tại đây. Công việc của em Đ. là sử dụng các ứng dụng để lừa đảo người khác qua mạng Internet và được trả lương theo doanh số lừa được các nạn nhận. Em Đ. cho biết, khu em sống có khoảng 100 người Việt Nam đang làm những công việc lừa đảo trên mạng Internet, nếu ai không đạt doanh thu sẽ bị quản lý đánh đập tàn bạo. Do sợ hãi, em Đ. đã liên lạc về gia đình để tìm cách đưa em trở về Việt Nam.
Lúc này, bà P.T.N.H (SN 1975, trú khu phố An Bình, phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) là mẹ của em Đ. lên mạng xã hội tìm kiếm thông tin thì thấy có trên một kênh Youtube với tên “Việt Hùng TV, giải cứu người tại Campuchia”. Bà H. gọi vào số điện thoại đăng trên video này và gặp người đàn ông xưng tên là H., người này nói sẽ đưa được em Đ. về Việt Nam với số tiền 150.000.000 đồng. Qua trao đổi, bà H. đồng ý với giá cả. Sợ bị lừa đảo nên sau khi thỏa thuận với người đang ông trên, bà H. đến cơ quan Công an trình báo. Nhận được tin báo, Công an thị xã Bình Long báo cáo đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước.
Khoảng 10h ngày 20/4/2024, người tên H. đưa em Đ. về đến TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương giao cho bà H. và nhận số tiền 150.000.000 đồng thì lực lượng Công an kiểm tra, mời về cơ quan làm việc, đồng thời tạm giữ số tiền trên.
Video đang HOT
Công an thị xã Bình Long khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo đi làm việc ở nước ngoài. Khi xảy ra vụ việc người thân bị đưa đi nước ngoài, nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân cần liên hệ cơ quan Công an để cung cấp thông tin về đặc điểm, hình ảnh, thời gian, địa điểm, phương thức của đối tượng để được hỗ trợ. Đồng thời, tích cực tham gia phát hiện, tố giác, báo tin về các vụ việc, đối tượng nghi vấn lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người xuất cảnh đi nước ngoài lao động trái phép để có biện pháp đấu tranh, xử lý kịp thời, không để hậu quả đáng tiếc xảy ra
Giăng bẫy "điều" ông trùm điều hành ổ nhóm lừa đảo trên mạng từ Campuchia về nước để bắt giữ
Từ Campuchia, Hoàng Phi Long điều hành, chỉ đạo nhóm đối tượng ở Lạng Sơn sử dụng ứng dụng gọi điện VOIP rồi giả mạo là nhân viên Tập đoàn Panasonic và một số nhãn hàng nổi tiếng để gọi điện, nhắn tin lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin, muốn tìm việc làm online kiếm thu nhập với lời mời chào hấp dẫn "việc nhẹ, lương cao".
Chỉ trong thời gian ngắn hoạt động, nhóm tội phạm xuyên quốc gia này đã chiếm đoạt của hàng ngàn nạn nhân trong toàn quốc với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.
Đường dây tội phạm lừa đảo trên mạng xuyên quốc gia với thủ đoạn lừa đảo nhận nhiệm vụ, thưởng hoa hồng do đối tượng Hoàng Phi Long (SN 1997, HKTT tại Khu phố Hữu Vĩnh 1, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) cầm đầu, điều hành từ Campuchia vừa bị Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm (PCTP) sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá thành công. Trung bình mỗi tháng, đường dây này đã lừa đảo chiếm đoạt từ 8,7 tỷ - 9 tỷ đồng của hàng ngàn bị hại trong toàn quốc.
Hành vi đáng ngờ hé lộ đường dây lừa đảo quy mô xuyên quốc gia
Qua trinh sát, nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện, Vi Văn Tùng (SN 1993, HKTT tại Xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) có nhiều hành động đáng ngờ. Tùng thường xuyên liên hệ đến Siêu thị máy tính Lạng Sơn để thuê cài đặt lại hệ điều hành máy vi tính tại tòa nhà SH2.30 khu chung cư APEC - xã Mai Pha, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và mua sắm nhiều dây tai nghe (headphone) máy tính với định kỳ khoảng 1- 2 tháng/lần và lắp đặt nhiều camera giám sát tại địa chỉ trên.
Đối tượng cầm đầu Hoàng Phi Long bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ.
Hành vi, thái độ của Vi Văn Tùng có vẻ rất cẩn trọng, mang tính cảnh giác cao, hoạt động kín đáo, Tùng ít tiếp xúc với mọi người xung quanh. Địa chỉ số nhà Tùng thuê đặt hệ thống máy vi tính cũng không có thông tin biển hiệu quảng cáo lĩnh vực kinh doanh...
Chính những hành động đáng ngờ này của Tùng đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các trinh sát Công an Lạng Sơn. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ xác minh, các trinh sát xác định, tại căn phòng tầng 2 của tòa nhà SH2.30 nói trên có nhóm khoảng hơn chục thanh niên cả nam và nữ, độ tuổi từ 18 đến 27 sinh sống và làm việc cả ngày và đêm. Trong phòng lắp đặt khoảng 20 bộ máy tính để bàn, có cài đặt ứng dụng Wechat, Telegram và 1 ứng dụng có chữ Trung Quốc.
Qua công tác điều tra, xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm có tổ chức, sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, phạm vi hoạt động rộng, nhóm đối tượng thường sử dụng mạng xã hội Telegram, Wechat liên lạc. Mặt khác, trong căn phòng còn lắp đặt camera 360 để các đối tượng cầm đầu đường dây dễ dàng giám sát, quản lý kiểm tra các nhân viên làm việc cũng như theo dõi mọi động tĩnh tại phòng làm việc từ xa...
Để đảm bảo công tác đấu tranh triệt để với nhóm đối tượng này, Phòng An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo và phối hợp với Cục An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao Bộ Công an xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án đã thu thập, củng cố tài liệu, nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của nhóm đối tượng trên; xác định đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây lừa đảo trên mạng này chính là Hoàng Phi Long, tuy nhiên đối tượng Long đang cư trú, làm việc tại Campuchia.
Cơ quan Công an xác định, tuy không thường xuyên có mặt tại Lạng Sơn nhưng Hoàng Phi Long luôn chỉ đạo, điều hành từ xa đối tượng Vi Văn Tùng, Đỗ Thị Duyên và các đối tượng khác ở Lạng Sơn để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Để triệt phá bằng được đường dây tội phạm lừa đảo trên mạng xuyên quốc gia này, bằng các biện pháp nghiệp vụ Ban chuyên án và Cục An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã khéo léo dùng kế "điệu hổ ly sơn" để đối tượng cầm đầu Hoàng Phi Long từ Campuchia trở về Việt Nam. Các trinh sát đã bắt giữ Hoàng Phi Long khi đối tượng này trở về Việt Nam và đang lẩn trốn tại khu vực huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, kịp thời ngăn chặn đối tượng này chuẩn bị trên đường ra sân bay Nội Bài để bay sang Campuchia.
Quá trình điều tra, bắt giữ 16 đối tượng khác có liên quan; tạm giữ 20 bộ máy tính, 20 điện thoại di động và một số tài liệu hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Hơn 1.500 nạn nhân sập bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Theo tài liệu điều tra, Hoàng Phi Long trốn sang Campuchia đi làm thuê, và từng có gần 2 năm làm việc cho một công ty do người Trung Quốc điều hành, chuyên họat động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội ở Campuchia.
Sau một thời gian làm việc, thấy việc kiếm tiền kiểu này quá nhanh và dễ dàng, Long "học lỏm" được mánh khóe lừa đảo của các đối tượng rồi xin nghỉ việc, bỏ ra ngoài với ý định tự thiết lập đường dây "làm ăn" riêng. Sau đó, Hoàng Phi Long quay về Lạng Sơn kết nối với Vi Văn Tùng và Đỗ Thị Duyên, (SN 1992, trú tại xã Phả Lại, huyện Chí Linh, Hải Dương) để thiết lập đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, Hoàng Phi Long giữ vai trò cầm đầu, điều hành từ Campuchia, còn Tùng và Duyên có nhiệm vụ thiết lập văn phòng, tuyển dụng và hướng dẫn nhân viên trong nội địa giả mạo là nhân viên Công ty Panasonic và một số nhãn hàng nổi tiếng để gọi điện, nhắn tin tìm những người nhẹ dạ, cả tin, muốn làm thêm kiếm thu nhập online với lời mời chào hấp dẫn "việc nhẹ, lương cao" để lừa đảo.
Với thủ đoạn, yêu cầu các bị hại like và share video trên Youtube và yêu cầu khách hàng kết bạn Telegram, cung cấp tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại. Sau đó các đối tượng sẽ yêu cầu các bị hại nạp tiền để làm nhiệm vụ và hứa thưởng hoa hồng cao.
Sau khi bị hại đã nạp tiền vào các tài khoản do các đối tượng cung cấp và hoàn thành nhiệm vụ được giao, để tránh trả thưởng cho bị hại, các đối tượng sẽ cố ý bắt lỗi như "nội dung nạp tiền sai cú pháp", "quá trình làm nhiệm vụ sai" hoặc "yêu cầu nâng cấp tài khoản VIP"... để yêu cầu bị hại chuyển khoản nạp số tiền lớn hơn. Nhiều bị hại do tiếc khoản tiền đã nạp trước đó lại tiếp tục chuyển khoản nạp thêm theo yêu cầu cầu của Long và đồng bọn cho đến khi không còn khả năng thì bọn chúng sẽ chặn tài khoản, cắt mọi liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà bị hại đã chuyển.
Để tránh bị Cơ quan Công an phát hiện, sau khi nhận được tiền của các bị hại, các đối tượng sẽ mua tiền điện tử trên sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế OKX rồi tiếp tục bán số tiền ảo trên để lấy tiền thật, sau đó chuyển khoản về tài khoản ngân hàng do các đối tượng chủ mưu, cầm đầu quản lý. Nếu cần rút tiền mặt, bọn Long sẽ chuyển tiền cho các đối tượng khác để đổi tiền tại Campuchia.
Theo khai nhận của 3 đối tượng chủ mưu, cầm đầu Hoàng Phi Long, Đỗ Thị Duyên và Vi Văn Tùng, bằng thủ đoạn trên, chỉ trong khoảng gần 5 tháng từ tháng 2/2023 đến tháng 7/2023 bọn chúng đã lừa đảo, chiếm đoạt của khoảng 1.500 người tại Việt Nam với số tiền lừa đảo trung bình khoảng 8,7 - 9 tỷ đồng/tháng. Toàn bộ số tiền thu được từ lừa đảo Hoàng Phi Long và đồng bọn dùng tiêu xài cá nhân và đánh bạc, "trả lương cho số nhân viên", thuê, mua sắm vật dụng, phương tiện phục vụ lừa đảo ở Lạng Sơn và Campuchia.
Hiện, Phòng An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn khởi tố 3 đối tượng trên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tiếp tục đấu tranh mở rộng
Trần tình của nạn nhân dính "bẫy" việc nhẹ, lương cao Chị K.M. (SN 1987, ngụ huyện Tân Biên) vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: M. rời quê đến TP Hồ Chí Minh để làm nhân viên cho các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, lương hơn 8 triệu đồng/tháng. M. còn phải gửi tiền về quê cho cha mẹ ruột chăm sóc đứa con vừa tròn 5 tuổi, phần còn lại trang...