Lại rộ tin đồn FPT sắp có Tổng giám đốc mới
Ông Trương Gia Bình có thể sẽ rời ghế CEO FPT và người thay ông có khả năng là ông Bùi Quang Ngọc, theo tin từ CafeBiz.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO FPT.
Tuy được Đại hội cổ đông FPT chuẩn thuận giữ chức CEO đến hết năm 2013, nhưng ông Trương Gia Bình cho biết sẽ giới thiệu nhân sự Tổng giám đốc mới trước tháng 6.
Ông Bùi Quang Ngọc năm nay 57 tuổi là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ này. Ông Ngọc là bạn học từ nhỏ với ông Trương Gia Bình và từng kinh qua các vị trí Phó Tổng giám đốc FPT. Hiện ông Ngọc là Chủ tịch Ủy ban kiểm soát nội bộ của FPT.
Ngoài ông Ngọc, một số nhân sự thuộc lớp đầu của FPT khác có khả năng ngồi vào “ghế nóng” là ông Đỗ Cao Bảo, lãnh đạo trụ cột công ty Hệ thống thông tin FPT kiêm Chủ tịch Ủy ban tổ chức cán bộ FPT.
Video đang HOT
Nhân vật tiếp theo là ông Hoàng Nam Tiến, người đã từng làm CEO tại FPT Land, FPT Trading và hiện đang là chủ tịch của FPT Software.
Ngoài ra, còn có 2 ứng cử viên thuộc lớp kế cận của FPT là bà Chu Thị Thanh Hà – Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch FPT Telecom và ông Nguyễn Thế Phương – Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính.
Như vậy, ông Bùi Quang Ngọc là nhân vật nổi bật nhất trong “thế hệ lão thần”. Tuy nhiên, nếu lên làm CEO, ông Ngọc có thể sẽ chỉ cầm quyền một thời gian ngắn trước khi FPT tìm ra một nhân sự khác.
Ông Hoàng Nam Tiến và bà Chu Thị Thanh Hà nổi bật trong lớp kế cận bởi các công ty con dưới quyền của 2 người này (viễn thông, nội dung số và phần mềm) dự kiến sẽ đóng góp tới hơn 60% kế hoạch lợi nhuận năm của toàn FPT.
Theo GenK
CEO FPT: Không cho viễn thông làm, truyền hình trả tiền sẽ lạc hậu
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng, nếu không cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ làm chậm lại sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam.
Ông Bình nói như trên tại cuộc tọa đàm "Triển vọng viễn thông 2013" được Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin tổ chức vào ngày 27-12 tại Hà Nội.
Sở dĩ ông Bình nói như vậy bởi Công ty Viễn thông FPT - một thành viên trong tập đoàn FPT - cũng là một trong những doanh nghiệp viễn thông (cùng với Viettel, AVG, VNPT) đang nộp đơn lên Bộ Thông tin và Truyền thông xin cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, nhưng chưa doanh nghiệp nào được chấp thuận.
Ông Bình cho rằng, kinh doanh dịch vụ di động cũng như internet và truyền hình trả tiền bản chất đều là những doanh nghiệp hạ tầng viễn thông. Thị trường internet, nhà nước đã mở cửa cho mọi thành phần tham gia và phát triển tốt. Lĩnh vực di động đã làm tốt nhưng hơi thiếu vai trò của tư nhân. Còn hiện thị trường truyền hình trả tiền nói chung, truyền hình cáp nói riêng thì chưa mở cửa cho mọi thành phần tham gia.
Vẫn theo ông Bình, phát triển truyền hình trước đây và hiện nay khác nhau. Trước là truyền hình analog phát xem miễn phí. Giờ là xu hướng sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền được cung cấp trên hạ tầng của mạng viễn thông. Nếu không cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ lãng phí đầu tư của xã hội.
Cũng nói về điều này tại tọa đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Mai Liêm Trực cho rằng, khi thị trường viễn thông đã bão hòa thì các nhà cung cấp dịch vụ hướng đến các dịch vụ mới như cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên hạ tầng viễn thông là hợp lý.
Trước ý kiến của ông Bình, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền Thông Lê Nam Thắng cũng cho rằng truyền hình giờ đã khác xưa. Trước năm 2010, truyền hình vẫn được coi là lĩnh vực báo chí, và đơn vị nào làm truyền hình thì làm luôn cả hạ tầng truyền dẫn của truyền hình. Nhưng sau khi quy hoạch truyền dẫn - phát sóng phát thanh truyền hình ra đời, đã coi hạ tầng truyền dẫn cho truyền hình là hạ tầng viễn thông, còn nội dung truyền hình mới coi là lĩnh vực báo chí. Sở dĩ có chính sách tách giữa nội dung và hạ tầng như vậy là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ tầng tham gia truyền dẫn nội dung truyền hình.
"Quan điểm của Bộ Thông tin Truyền thông, hạ tầng truyền hình là hạ tầng viễn thông, không phải lĩnh vực báo chí nên mọi doanh nghiệp đều được tham gia. Hiện nay xu hướng hội tụ (trên di động cũng có ti vi, trên mạng internet cũng có truyền hình...) nên khó phân biệt hạ tầng truyền hình với hạ tầng viễn thông", ông Thắng nói.
Cách đây ba ngày, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đã đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông sớm cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho Viettel. Bởi Viettel đã nộp đơn xin cấp phép từ tháng 2 mà tới nay vẫn chưa được cấp phép.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
CEO FPT "trên tay" robot Smartosin Chú robot của FPT thể hiện việc chào bằng 3 thứ tiếng, kết hợp nhảy Gangnam Style và Macarena... Tại buổi đại hội cổ đông FPT vừa rồi, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO FPT Trương Gia Bình đã giành khá nhiều thời gian để nói về Smartosin, sản phẩm robot mới từ tập đoàn FPT. Theo ông Bình, Smartosin là robot NAO được...