Lãi nửa đầu năm của “ông chủ” trà bí bao Wonderfarm, Kirin giảm 76%
Nửa đầu năm 2020, Công ty cổ phần Ihực phẩm Quốc tế (mã: IFS) chỉ lãi xấp xỉ 29 tỷ đồng, giảm 76% so với mức 120,3 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái.
Ông Yutaka Ogami, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế ( Interfood) đưa ra 5 lý do chính dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế giai đoạn này giảm mạnh như nêu trên.
Thứ nhất, tổng doanh thu bán hàng cũng như doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 16% so với cùng kỳ do tác động và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Thứ hai, chi phí giá vốn bán hàng tăng nhẹ, chiếm 61% doanh thu thuần so với 58% trong cùng kỳ do giai đoạn này công ty giảm sản lượng sản xuất khoảng 29%.
Thứ ba, chi phí tài chính tăng, chủ yếu liên quan đến khoản lỗ (77,2 tỷ đồng) khi sáp nhập với công ty con là công ty TNHH thực phẩm AVA ( Avafood).
Khoản này thể hiện phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản đầu tư lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả do nhận sáp nhập.
Thứ tư, dù đã đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ bán hàng như thưởng doanh số đặc biệt cho nhà phân phối, hỗ trợ điểm bán,…nhưng một số khách hàng không đạt chỉ tiêu dẫn đến chi phí bán hàng giảm, còn 20%/doanh thu thuần (giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái).
Video đang HOT
Thứ năm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2,5%/doanh thu thuần so với mức 2% cùng kỳ năm 2019 do tăng một số dịch vụ thuê ngoài liên quan.
Kết quả kinh doanh của Interfood 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái (Đvt: Nghìn đồng).
Tính đến cuối tháng 06/2020, Interfood ghi nhận khoản phải thu với 04 khách hàng lớn là Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam với 4,4 tỷ đồng, công ty TNHH dịch vụ EB với 3,5 tỷ đồng, Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM là 2,8 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce.
Tiền thân Interfood là Công ty TNHH công nghiệp chế biến thực phẩm quốc tế (IFPI) được thành lập năm 1991, chuyên chế biến nông sản, thủy sản để xuất khẩu, với chủ đầu tư ban đầu là Công ty Trade Ocean Holdings Sdn. Bhd có trụ sở tại Malaysia.
Đến năm 2005, doanh nghiệp này ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để sử dụng thương hiệu “Đại nông trại” hay “Wonderfarm” cho các sản phẩm của công ty.
Nhưng sau hai năm đầu phát triển, Interfood liên tục thua lỗ, các nhà đầu tư Malaysia quyết định rút vốn và cổ phiếu bị huỷ niêm yết từ năm 2013.
Sau đó, tập đoàn Kirin (Nhật Bản) “giải cứu” Interfood, trở thành cổ đông chiến lược, tham gia quản lý kinh doanh từ năm 2011, đưa cổ phiếu được niêm yết trên UPCoM từ năm 2016 và bắt đầu có lãi từ thời điểm này.
Tính đến cuối năm 2019, lỗ lũy kế của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Wonderfarm đã giảm còn 290 tỷ đồng.
Năm nay, nếu đạt kế hoạch tổng doanh thu khoảng 1.948 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2019) cùng lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 217 tỷ đồng, lỗ lũy kế của Interfood sẽ còn hơn 70 tỷ đồng và có thể xóa hết lỗ vào năm 2021.
Kirin Holdings Company hiện nắm hơn 95,6% vốn Interfood.
Công ty sở hữu hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ ròng 1.787,5 tỷ đồng
Masan hiện sở hữu chi phối doanh nghiệp này. Kết quả kinh doanh thua lỗ trong giai đoạn tập trung mở rộng đầu tư cũng từng được Chủ tịch HĐQT Masan đề cập trong quý trước.
Hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart
Vincommerce là đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart và hiện là một trong các công ty cháu của Tập đoàn Masan (MSN) sau thương vụ M&A hồi cuối năm 2019.
Theo chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang, tình hình hoạt động của doanh nghiệp này cũng từng được đề cập tới. Theo đó, tăng trưởng doanh thu quý I/2020 so với cùng kỳ đạt tới 40%, thu về hơn 8.700 tỷ đồng. Mức lỗ cũng giảm một nửa, nhưng vẫn âm hơn 900 tỷ đồng. Đánh giá về kết quả này, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang khi đó đã có phần bất ngờ về tốc độ chuyển đổi của hệ thống.
Gần 3.100 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu đã được VinCommerce huy động trong nửa đầu năm trong tháng 5 và 6 vừa qua. Trước đó, việc huy động vốn của Vincommerce bị hạn chế khá nhiều do công ty chưa đạt điểm hòa và còn lỗ lũy kế. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu đến cuối quý II/2020 là 3,18 lần.
Chỉ tiêu tài chính của VinCommerce
Số trái phiếu mà công ty huy động ở đợt trước đều có kỳ hạn 5 năm. Tiền lãi sẽ được thanh toán định kỳ mỗi 3 tháng. Lãi suất áp dụng trong năm đầu tiên là 9,9%/năm, năm thứ hai là 10,9%/năm và áp dụng mức lãi suất thả nổi các năm sau với biên độ 3,9%/năm cộng thêm vào lãi suất tham chiếu.
Tính đến hết quý II/2020, VinCommerce có 2.916 cửa hàng, siêu thị với 130 siêu thị VinMart và 2.786 cửa hàng VinMart . So với đầu năm, hệ thống đã giảm 106 cửa hàng chủ yếu do đóng cửa các cửa hàng VinMart .
Trái phiếu được bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang bởi CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN). Đồng thời, toàn bộ nghĩa vụ thanh toán còn được đảm bảo bởi cổ phần của Vincommerce thuộc sở hữu của CTCP Phát triển thương mại và dịch vụ VCM.
Đến cuối quý II, sau nhiều giao dịch sắp xếp, Masan đang sở hữu 99,9% Công ty TNHH SHERPA, qua đó sở hữu tổng cộng 82,6% tỷ lệ lợi ích tại CTCP The Crown X. Trong đó, riêng công ty mẹ Masan đang sở hữu 12,6% vốn Crown X với giá gốc trên sổ sách là 20.002,6 tỷ đồng. Crown X trực tiếp sở hữu VCM - đơn vị nắm giữ cổ phần chi phối tại Vincommerce, VinEco và VinEco Tam Đảo.
Masan huy động trái phiếu để trả nợ 3.000 tỷ cho VinCommerce Masan dự kiến huy động 8.000 tỷ đồng trái phiếu trong nửa cuối năm để thanh toán nợ vay nội bộ cho công ty con VinCommerce, góp thêm vào vốn điều lệ của The Sherpa. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan tiếp tục thông qua phương án huy động trái phiếu mới với tổng khối lượng 8.000 tỷ đồng sau khi huy...