Lại ‘ngâm án’ vì… thiếu thẩm phán
VKS tỉnh nhiều lần kiến nghị vì tòa án tỉnh vi phạm thời hạn xét xử phúc thẩm.
Ngày 2-9, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Trung Hưng (Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Yên) cho biết cơ quan này đã nhiều lần kiến nghị TAND tỉnh đưa vụ án liên quan đến tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ 1 đoạn qua xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên) ngày 23-1-2011 ra xét xử phúc thẩm. Lý do là TAND tỉnh Phú Yên đã vi phạm thời hạn xét xử phúc thẩm theo quy định.
Vụ án này được TAND huyện Tuy An xét xử sơ thẩm (lần ba) hồi tháng 4-2017. Theo phòng Thực hành quyền công tố – kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự (Phòng 7) VKSND tỉnh Phú Yên, bản án sơ thẩm nói trên bị các bị cáo, bị đơn dân sự kháng cáo. Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, VKSND tỉnh đã chuyển cho TAND tỉnh để xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 17 tháng trôi qua, vụ án vẫn chưa được xét xử phúc thẩm.
Gần tám năm nay, nạn nhân Nguyễn Ngọc Tâm phải nằm liệt một chỗ, không có tiền chữa trị trong khi vụ án bị kéo dài. Ảnh: TẤN LỘC
Trao đổi với PV, ông Võ Nguyên Tùng (Chánh Tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên) thừa nhận vụ án trên chậm xét xử phúc thẩm theo quy định vì thiếu thẩm phán. Một thẩm phán TAND tỉnh Phú Yên giải thích thêm: Vụ án này từng hai lần bị TAND Cấp cao tại Đà Nẵng hủy án phúc thẩm nên sáu thẩm phán tham gia xét xử phúc thẩm trước đây nay không thể tiếp tục ngồi ghế HĐXX nữa. Trong khi đó, tòa lại không đủ thẩm phán để phân công xét xử.
Video đang HOT
Như Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh, vụ án trên đã qua năm lần xét xử cùng hai phiên tòa giám đốc thẩm. Thời gian qua, nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông, bị thương tật đến 91% là ông Nguyễn Ngọc Tâm (46 tuổi, ngụ huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã liên tục nhờ người gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, khiếu nại các cơ quan tố tụng tỉnh Phú Yên chậm giải quyết vụ án.
Theo ông Tâm, kể từ khi xảy ra vụ tai nạn đến nay, các chủ xe khách gây tai nạn đã bỏ mặc ông, không một lần thăm hỏi. Gia đình ông Tâm nhiều lần liên lạc hai chủ xe khách đề nghị ứng tiền bồi thường để chữa trị thương tật cho ông nhưng người thì từ chối bồi thường với lý do rằng không có lỗi, người nói khi nào tòa xử xong mới tính. Trong khi đó gần tám năm nay, ông Tâm phải nằm liệt một chỗ trên giường hoặc ngồi bất động trên xe lăn do cột sống bị gãy, phần lớn thần kinh bị liệt do tai nạn.
Theo tìm hiểu của PV, gia đình ông Tâm là hộ nghèo đặc biệt khó khăn. Vợ ông phải nghỉ làm để ở nhà chăm sóc chồng từ lúc bị tai nạn. Tất cả nhà cửa, vật dụng trong nhà ông đã bán sạch để lấy tiền mua thuốc điều trị. Nhiều năm nay, hằng ngày vợ chồng và hai đứa con ông Tâm phải sống nhờ vào sự trợ giúp của người thân, hàng xóm.
Trong khi đó, theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoài Nhơn (Bình Định), khi bản án phúc thẩm lần hai có hiệu lực pháp luật, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuy An đã làm thủ tục ủy thác cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoài Nhơn tổ chức thi hành án đối với bị đơn dân sự Trần Thanh (ngụ xã Hoài Hương, Hoài Nhơn – chủ xe khách gây tai nạn).
Tuy nhiên, khi xác minh điều kiện thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoài Nhơn phát hiện ông Thanh đã tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án bằng cách làm thủ tục tặng cho toàn bộ tài sản, nhà cửa, đất đai cho hai con gái của mình. Các hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng tài sản của ông Thanh được giao kết sau khi bản án đã có hiệu lực lúc đó…
TẤN LỘC
Theo PLO
Phát hiện bệnh án tâm thần bị giả mạo có quyền đề nghị tái thẩm
Bạn đọc hỏi: Năm 2014, người thân của tôi bị một đối tượng sát hại dã man nhưng tòa án sau đó chỉ xử mức án rất nhẹ với lý do đối tượng bị bệnh tâm thần. Trong khi ấy, thực tế đối tượng này hoàn toàn bình thường... Gần đây, qua báo chí tôi thấy có nghi vấn về một đường dây làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần. Xin hỏi luật sư, nếu nghi vấn đó là thật thì các đối tượng làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần sẽ bị xử lý như thế nào? Liệu gia đình tôi có "lật lại" được vụ án kia không? Nguyễn Phương Hoa (Hà Nội)
Nếu chứng minh được bệnh án tâm thần là giả mạo, thì được quyền đề nghị tái thẩm (Ảnh minh họa)
Luật sư trả lời:
Tại Điều 13 - Bộ luật Hình sự năm 1999, nay là Điều 21 - Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về "Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự" là: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".
Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bãi bỏ một số nội dung không cần thiết tại quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, dựa theo bảng Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10), phiên bản 2015, để phân tích các bệnh tâm thần nêu trong Thông tư 34/2013/TT-BYT, ngày 28-10-2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thành các nhóm rối loạn, rối loạn (RL) và các thể rối loạn tâm thần và hành vi.
Tại thông tư này cũng quy định về một số thể tâm thần mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và một số thể chỉ hạn chế hay không làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của một người. Trong trường hợp chỉ hạn chế hay không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì khi người đó phạm tội, các cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội để áp dụng hình phạt tương ứng, chứ không hẳn chỉ căn cứ vào việc người đó có bị bệnh tâm thần mà áp dụng hình phạt nhẹ.
Luật sư Đặng Văn Sơn (VPLS Đặng Sơn và Cộng sự; Số nhà 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội)
Còn việc báo chí có nêu nghi vấn về một đường dây làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần thì trên thực tế không phải chỉ là nghi vấn mà đã có thực và cơ quan chức năng đã xử lý một số trường hợp làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần. Tuy nhiên hiện nay, dư luận vẫn còn đặt nhiều nghi vấn và các cơ quan có chức năng cũng đã tăng cường điều tra, triệt phá nhiều đường dây về làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần...
Đối với trường hợp của gia đình bạn thì vụ án đã được xét xử. Nếu sau khi xét xử sơ thẩm mà bạn cho rằng người đó không phải bị tâm thần thì gia đình bạn cần kháng cáo để vụ án được xét xử phúc thẩm hoặc trong thời gian một năm kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, gia đình bạn có quyền đề nghị Chánh án TAND Cấp cao hoặc Viện trưởng VKSND Cấp cao đề nghị giám đốc thẩm vụ án.
Trường hợp nếu đến nay gia đình bạn không thực hiện các nội dung trên mà có căn cứ cụ thể, xác đáng là người đó không bị tâm thần do họ "chạy", làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần thì gia đình bạn vẫn có quyền kiến nghị Chánh án TAND Cấp cao hoặc Viện trưởng VKSDN Cấp cao đề nghị tái thẩm vụ án theo quy định của pháp luật.
Về nhà vợ chơi, người đàn ông đâm chết 2 người Trong lúc đang đứng chờ vợ và con, Hưng vô cớ bị hai người đàn ông đã có hơi men đi qua gây sự. Mâu thuẫn xảy ra, Hưng rút dao đâm chết người. Mới đây, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà...