Lại giật trụ ATC, VN-Index thoát hiểm
Áp lực tâm lý đè nặng lên thị trường trong nước hôm nay khi đêm qua chứng khoán Mỹ có phiên sụt giảm kinh hoàng. Không có gì bất ngờ khi VN-Index mở cửa hôm nay đã bốc hơi gần 17 điểm, tương đương 1,42%.
Thị trường đã rơi vào điểm cộng hưởng giữa sự thất vọng về khả năng vượt đỉnh 1.200 điểm, cộng với những biến động tiêu cực từ bên ngoài. Tuy vậy giao dịch tương đối bình tĩnh, không có cảnh bán tháo.
VN-Index giảm sâu nhất ngay lúc mở cửa với khối lượng khoảng 18,7 triệu cổ phiếu ở sàn HSX, trị giá 445,2 tỷ đồng. Đây không phải là quy mô quá lớn. VN30 cũng sụt giảm sâu nhất khoảng 1,4% dưới tham chiếu. Có thể nói mức giảm này chỉ tương đương một phiên biến động thông thường.
Tín hiệu tốt về áp lực bán không lớn đã giúp thị trường ổn định khá nhanh, dù gần như toàn bộ thời gian chỉ số vẫn nằm dưới tham chiếu. Nửa sau phiên chiều, lực cầu đã dâng cao hơn và dần chiến thắng bên bán. VN-Index được các cổ phiếu lớn nâng dần lên, đến gần 2h chiều đã vượt tham chiếu.
Các blue-chips duy trì được mức giá ổn định đã giúp thị trường cuối phiên ghi nhận tăng. VN-Index kết thúc phiên trên tham chiếu 0,26% tương đương 3,04 điểm. VN30-Index tăng 0,32% tương đương 3,78 điểm. Tính về độ rộng, sàn HSX cũng khá cân bằng: VN30 có 14 mã tăng và 14 mã giảm, toàn sàn cứ 1 mã giảm có 1,04 mã tăng.
Như vậy từ diễn biến chao đảo sớm, thị trường đã cân bằng tốt hơn. Ngân hàng phục hồi rất tốt với MBB đóng cửa tăng 1,28%, VPB tăng 1,01%, BID tăng 1,51%. Ngoài ra TCB tăng 0,38%, TPB tăng 0,73%. Các trụ còn lại kém với VIC tăng 0,19%, GAS tăng 0,11%, VCB tham chiếu. Riêng VHM giảm 1,17% đã tác động mạnh.
Nhóm vốn hóa nhỏ lại phục hồi cực mạnh. Chỉ số VNSmallcap tăng 1,07% và có tới 14 cổ phiếu kịch trần. Tuy nhiên khá nhiều mã giao dịch qua ít nên biến động không đáng tin cậy. Bù lại, một vài cổ phiếu thu hút được dòng tiền mạnh ở giá trần như NKG, C47, LTH, VIX, HSL, HAH, BCG…
Video đang HOT
Cuối phiên thanh khoản chậm lại nhiều và đợt ATC giao dịch rất nhỏ. Nếu tính riêng phiên sáng – là thời điểm thị trường chịu áp lực bán lớn nhất – thì giá trị khớp lệnh hai sàn khoảng 9.821 tỷ đồng cũng khá cao. Bù lại phiên chiều giao dịch chỉ 5.862 tỷ đồng và thị trường phục hồi dần cho thấy áp lực bán buổi chiều đã vơi đi đáng kể.
Sức ép từ bên ngoài
Phiên cuối tuần khá cân bằng đem lại hi vọng nhất định cho thị trường. Thực sự cơ hội vượt đỉnh 1.200 điểm đã nhạt đi rất nhiều, vì khi thị trường tốt nhất, mạnh nhất với đà tăng những phiên sau Tết Nguyên đán nhưng vẫn không thành công thì lúc này càng khó.
Nguyên nhân là do thị trường đang bị mất dần niềm tin vào cơ hội vượt đỉnh trong ngắn hạn. Nhà đầu tư canh chốt lời nhiều hơn là đặt cược vào cơ hội bùng nổ vượt đỉnh. Mức phục hồi phiên này chỉ phát đi tín hiệu cân bằng, còn VN-Index đã tạo đỉnh sau thấp hơn, một tín hiệu khá tiêu cực về mặt kỹ thuật.
Ngoài ra, thị trường đang không có bất kỳ thông tin hỗ trợ tích cực nào. Kết quả kinh doanh đã qua từ lâu, còn đợt báo cáo mới phải chờ ít nhất 1 tháng nữa. Thị trường thế giới cũng đang bâng khuâng giữa khả năng tạo đỉnh ngắn hạn trong bối cảnh gần giống với Việt Nam: Những tin hỗ trợ tốt nhất đã xuất hiện, nhưng thị trường chứng khoán cũng không tăng được mà lại giảm mạnh.
Do thị trường trong nước thiếu vắng thông tin, thanh khoản suy yếu nên các diễn biến bên ngoài sẽ tác động mạnh hơn. Thị trường trong nước khá lâu rồi tách biệt với bên ngoài, nhưng lúc này tâm lý tham khảo sẽ quay lại. Đây là phản ứng bình thường của tâm lý đầu tư khi phải tìm kiếm yếu tố nào đó để đánh giá rủi ro.
Về mặt kỹ thuật, VN-Index có khả năng cao hình thành một nhịp điều chỉnh trước khi vượt được đỉnh 1.200 điểm. Đa số nhà phân tích kỹ thuật đồng thuận về sự kết thúc của sóng điều chỉnh 4 và VN-Index đang trong sóng tăng thứ 5. Tuy nhiên trong sóng tăng thứ 5 cũng hoàn toàn có thể trải qua nhiều sóng tăng và điều chỉnh xen kẽ. Điều ủng hộ lớn nhất của thị trường lúc này, là triển vọng trung và dài hạn, do đó các nhịp điều chỉnh sẽ thu hút được dòng tiền đầu tư mua vào.
Chúng ta cần học những gì trong một thế giới đầy biến động?
Học tập không chỉ là quá trình thu thập kiến thức. Đó là quãng thời gian quý báu để chúng ta trau dồi các kỹ năng cần thiết, để từ đó tự tin sống trong xã hội luôn chuyển động.
Khi nói đến giáo dục, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của những đứa trẻ ngồi ngay ngắn trong lớp, hay các sinh viên chăm chú trên giảng đường. Nhưng học tập không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các kiến thức thuộc một lĩnh vực nào đó, để con người có thể làm một nghề, hay thuần thục ở một công việc chuyên môn nhất định.
Giáo dục, nói một cách rộng hơn là việc rèn luyện cả kiến thức và kỹ năng. Từ những tiềm năng sẵn có, nhờ có giáo dục, chúng ta có thể tìm thấy sở trường của mình, khắc phục các điểm yếu và học cách thích nghi với môi trường xung quanh. Đó là thông điệp mà ba tác giả Daisaku Ikeda, Jim Garrison, Larry Hickman muốn gửi gắm trong cuốn sách Cách dạy cách học cách sống trong thế kỷ XXI.
Sách Cách dạy cách học cách sống trong thế kỷ XXI . Ảnh: Best books. Giáo dục là quá trình tương tác và thấu hiểu
Hai tác giả Daisaku Ikeda và Jim Garrison đều là các giáo sư về triết học đang giảng dạy tại các trường đại học lớn ở Virginia và Illinois, còn tác giả Larry Hickman là chủ tịch của tổ chức Soka Gakkai International, một tổ chức về Phật giáo với 12 triệu thành viên trên toàn thế giới. Cuốn sách này xoay quanh những quan điểm của ba tác giả về giáo dục trong thời đại mới.
Cả ba có cùng quan điểm về mối liên hệ mất thiết giữa việc học, sự hình thành nhân cách và các ảnh hưởng xã hội tới quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Khi nói về vai trò của giáo dục, Jim Garrison luôn đề cao giáo dục gia đình. Với ông, quá trình dạy dỗ phải bắt đầu từ khi đứa trẻ vừa mới chào đời, các hành động âu yếm giữa cha mẹ với con cái cũng là một hình thức giáo dục trong giai đoạn này.
Muốn giáo dục được con cái, các bậc cha mẹ phải hiểu và có thể phán đoán được các hành động của đứa trẻ trong các tình huống nhất định. Từ đó, mới có thể uốn nắn con cái một cách phù hợp mà không gây áp lực cho chúng. Dù ở bất cứ đâu, giáo dục cũng là một quá trình tương tác hai chiều. Trước khi muốn đứa trẻ làm điều gì đó, chúng ta phải tìm hiểu xem chúng muốn gì.
Nhiều bậc phụ huynh và cả các giáo viên thường than phiền rằng lũ trẻ rất lười học. Daisaku Ikeda lại cho rằng chúng ta đang dạy không đúng cách. Trước khi bắt trẻ con ngồi vào bàn học, người lớn phải cho chúng thấy hai điều: "Học để làm gì?" và "Việc học thú vị như thế nào?".
Nếu thấy được lợi ích và sự hứng khởi đối với tri thức, nhất định lũ trẻ sẽ học một cách chăm chỉ hơn. Phải gắn với các hành động thực tiễn, để giải thích cho trẻ nhỏ ích lợi của việc học, không nên dùng điểm số và áp lực thành tích để gò ép chúng. Ngoài việc thu nhận tri thức, học tập còn là quá trình trau dỗi kỹ năng, nên rất cần sự tương tác của người học với người dạy.
Quá trình tương tác này cũng giúp cho những đứa trẻ giải tỏa bớt áp lực tâm lý. Larry Hickman cho rằng: Dạy được một đứa trẻ ngoan, chính là cách gieo một mầm thiện xuống cuộc đời. Những vụ xả súng trong trường học, hay nạn bạo lực học đường đều bắt nguồn từ chuyện một học sinh gặp nhiều căng thẳng, áp lực nhưng không biết giải tỏa cùng ai.
Giáo dục là một quá trình cần sự chủ động và tương tác từ hai phía. Ảnh: The Sun.
Học bao nhiều là đủ?
Trong cuốn sách này, các tác giả đem tới cho người đọc một khái niệm không mấy xa lạ trong thời gian gần đây, đó là: "Học tập suốt đời". Theo Daisaku Ikeda: Ở độ tuổi nào, chúng ta cũng cần phải học tập, vì kiến thức là vô tận và chúng được sản sinh mỗi ngày. Không chỉ có vậy, thế giới luôn biến đổi, những kỹ năng mà bạn có ngày hôm nay, có thể sẽ trở thành thứ vô dụng trong tương lại không xa.
Vì vậy, để thích nghi với cuộc sống, con người phải học tập không ngừng. Các tác giả cũng đưa ra quan điểm: Đôi khi việc thay đổi tư duy, chấp nhận sự khác biệt trong xã hội còn khó hơn việc học một đống kiến thức mới mẻ. Nhưng ở thời đại hiện nay, nếu không chấp nhận sự vận động và thay đổi của xã hội, con người đó ắt sẽ bị đào thải.
Để thực hiện được mục tiêu học tập suốt đời, cách tốt nhất chúng ta nên làm là "tự học". Thế kỷ XXI, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tự học không hề khó. Thế nhưng, những phương pháp giáo dục cổ điển đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Ở thời đại hiện nay, giáo dục cần sự tương tác và phản biện rất lớn từ người học. Nhờ có sự tác động ngược chiều này, mà các nhà sư phạm tìm ra được những điểm thiếu sót trong phương pháp truyền đạt của mình. Điều này không chỉ đúng với giáo dục truyền thống trong nhà trường, nó còn rất hữu ích với giáo dục trực tuyến và cần thiết cho việc phát triển các phần mềm dạy học thông minh.
Cuốn sách Cách dạy cách học cách sống trong thế kỷ XXI được trình bày dưới dạng đối thoại giữa ba tác giả. Từ đó, độc giả có được cái nhìn đa chiều về quan điểm có họ đối với giáo dục thời hiện đại.
Các tác giả không bác bỏ những thành tựu của nền giáo dục truyền thống, họ thừa nhận rằng chúng có những ưu điểm phù hợp ở mọi thời đại. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra những điểm mạnh của các hình thức giáo dục mới. Từ đó, cuốn sách mang tới cho người đọc một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về viễn cảnh của giáo dục trong tương lai.
Thuốc lá gây nghiện cho bạn như thế nào? Nghiện thuốc lá là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt nam với 56,1% nam giới hút thuốc lá. Nghiện thực thể, tâm lý và hành vi là ba thành tố cấu thành nên nghiện thuốc lá. Vậy lý do gì khiến việc từ bỏ hút thuốc lại như một cơn ác mộng đối với rất nhiều người? Vô cùng đơn...