Lại dấy lên nỗi lo doanh nghiệp không lớn
Nỗi lo này một lần nữa dấy lên khi những số liệu 5 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được đưa ra lấy ý kiến công luận.
Cần tiếp tục có các chính sách thiết thực và hiệu quả hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là khâu thực thi chính sách.
Sau 5 năm, đã có tới 99,99% tổng số nhiệm vụ, giải pháp giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện được hoàn thành, nhưng lại chỉ có 50% mục tiêu đặt ra đạt và vượt. Số 50% còn lại không đạt, rất tiếc lại là những chỉ tiêu quan trọng với sự phát triển của khu vực tư nhân Việt Nam.
Cụ thể, Nghị quyết 35/NQ-CP đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Đến năm 2020, khu vực tư nhân Việt Nam sẽ đóng góp 48-49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bên cạnh đó, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 30-35% GDP; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%; hàng năm có 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Trong 6 chỉ tiêu trên, 3 chỉ tiêu về TFP, năng suất lao động và hoạt động đổi mới sáng tạo là đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đây là điều đáng mừng, nhưng các chỉ tiêu còn lại thì không.
Tới thời điểm này, cả nước mới có 795.000 doanh nghiệp, do đó, chỉ tiêu có 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động là không thể đạt được vào cuối năm nay. Khu vực tư nhân cũng chỉ đóng góp 43% GDP và 46% tổng vốn đầu tư toàn xã hội mà thôi.
Câu hỏi cần được đặt ra là tại sao? Bởi ngay khi ban hành, Nghị quyết 35/NQ-CP được coi là một bước đột phá, tạo điều kiện phát triển khu vực tư nhân Việt Nam với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được ấn định nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Phải nhấn mạnh thêm rằng, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp này là rất trúng và đúng, được thiết kế tương ứng với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Đó là cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sáng tạo và khởi nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh; giảm chi phí kinh doanh; bảo vệ lợi ích và quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
Trên thực tế, tính đến thời điểm hiện nay, đã có 99,9% nhiệm vụ được giao cho các bộ, ngành đã hoàn thành.
Vậy vì sao doanh nghiệp vẫn không lớn!
Không thể phủ nhận những nguyên nhân đến từ bối cảnh đặc biệt của năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, không chỉ số lượng doanh nghiệp thành lập mới bị ảnh hưởng, mà số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, giải thể cũng tăng đột biến. Do dịch, số doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh có thời hạn từ đầu năm đến nay tăng gần 82% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp 3,7 lần so với mức tăng bình quân của cả giai đoạn 2015-2019.
Cũng không thể phủ nhận, các mục tiêu đặt ra ngay từ ban đầu đã là một thách thức lớn. Chẳng hạn, với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2020, thì vào thời điểm năm 2015, cả nước mới có 442.885 doanh nghiệp đang hoạt động. Nghĩa là, muốn đạt được mục tiêu, tốc độ tăng về số doanh nghiệp hoạt động bình quân mỗi năm phải đạt 17,7%. Trong khi thực tế, giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động chỉ là 14,4%, còn tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới chỉ là 10,5% – đều thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng cần đạt được.
Cũng không thể không nói tới câu chuyện chính sách khuyến khích hộ gia đình chuyển đổi thành doanh nghiệp chưa đủ hấp dẫn, do đó, số doanh nghiệp thành lập mới từ hộ kinh doanh rất khiêm tốn. Trong khi đó, đây là khu vực được kỳ vọng sẽ bổ sung một lực lượng lớn cho khu vực doanh nghiệp.
Nhưng rõ ràng, chuyện các mục tiêu của Nghị quyết 35/NQ-CP đặt ra không đạt được còn nằm ở việc các chính sách chưa đi vào thực tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP cũng đề cập thực trạng đa số chính sách, giải pháp mới dừng ở việc ban hành các quy định, văn bản quy định pháp luật, mà chưa đi vào cuộc sống. Hơn nữa, mức độ tiếp cận, thụ hưởng chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp cũng hạn chế. Hộp thư điện tử, đường dây nóng trả lời doanh nghiệp ở các địa phương hầu như không hoạt động…
Tất nhiên, có cả những nguyên nhân đến từ sự hạn chế, yếu kém trong nội tại của khu vực doanh nghiệp. Đó là khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, chất lượng nguồn nhân lực. Đó là quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao nên khó và thậm chí là không dám tham gia các sân chơi lớn. Đó là chưa làm chủ được công nghệ, còn vướng mắc về thể chế và bản thân tự doanh nghiệp chưa thực sự năng động, sáng tạo…
Chỉ ra những nguyên nhân như vậy để thấy rằng, cần tiếp tục có các chính sách thiết thực và hiệu quả hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là khâu thực thi chính sách. Tất nhiên, còn cần cả sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp. Nếu không thì nỗi lo “doanh nghiệp không lớn” không biết đến bao giờ mới được giải tỏa.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* VNG: Ngày 9/4, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Du lịch Thành Thành Công (VNG - HOSE) vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/4/2020. Nguyên nhân do, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 là âm hơn 45,12 tỷ đồng.
* VPB: Ông Nguyễn Đức Giang, con ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBbank (VPB - HOSE) đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu VPB, tỷ lệ 0,47% từ ngày 15/4 đến 14/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Giang chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VPB nào.
* DQC: Ông Hồ Đức Lam, anh ông Hồ Quỳnh Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC - HOSE) đã mua vào hơn 1,6 triệu cổ phiếu DQC, tỷ lệ 4,67%. Trước giao dịch, ông Lam chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu DQC nào.
* DPM: Ngày 9/4, HĐQT Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất D-ầu khí (DPM - HOSE) đã có nghị quyết quyết định chi tạm ứng cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%. Chi tiết sẽ được thông báo sau.
* NKG: Vietnam Enterprise Investments Ltd, cổ đông lớn của CTCP Thép Nam Kim (NKG - HOSE) đã bán ra hơn hơn 8,11 triệu cổ phiếu NKG trong ngày 08/4 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại NKG xuống còn hơn 8,94 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,91%.
* VDS: Ông Trần Lệ Nguyên, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS - HOSE) đã bán ra 17 triệu cổ phiếu VDS trong ngày 03/4. Sau giao dịch, ông Nguyên đã giảm sở hữu tại VDS xuống còn hơn 1,03 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,04%. Cùng ngày 03/4, ông Nguyễn Xuân Đô - một cá nhân đầu tư đã mua vào 17 triệu cổ phiếu VDS, tỷ lệ 16,89%. Trước giao dịch, ông Đô chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VDS nào.
* HCD: CTCP Đầu tư Thương mại và Sản xuất HCD (HCD - HOSE) thông báo, dời ngày thanh toán cổ tức đợt 2 năm 2017 sang 18/12/2020, thay cho thông báo trước đó là vào 15/4/2020.
* TNA: Theo báo cáo thường niên năm 2019, HĐQT CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA - HOSE) đặt kế hoạch kinh doanh 2020 với doanh thu hợp nhất 5.259 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 88 tỷ đồng, giảm 48%.
* PTB: Ngày 15/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2019 của CTCP Phú Tài (PTB - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 16/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/5/2020.
* VPI: CTCP Đầu tư Văn Phú Invest (VPI - HOSE) thông qua việc góp vốn 40,5 tỷ đồng thành lập Công ty con 100%/vốn là Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lâm Viên.
* VHL: Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM), cổ đông, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Đức Minh - Ủy viên HĐQT CTCP Viglacera Hạ Long (VHL - HNX) đã bán toàn bộ hơn 257.000 cổ phiếu VHM sở hữu, tỷ lệ 1,03% trong ngày 09/4.
Lạc Nhạn
Cổ phiếu ngành hàng không "giảm đau", đồng loạt tăng trần Hàng loạt chính sách hỗ trợ đang được tính toán cho ngành hàng không nên dù vẫn đang trong công cuộc dừng/giảm bay để đồng hành cùng Chính phủ chống dịch bệnh nhưng các cổ phiếu ngành tăng mạnh. Dịch bệnh COVID-19 đã khiến hàng loạt ngành nghề kinh doanh bị ảnh hưởng. Ngành "đau" nhất vì COVID-19 có lẽ là ngành hàng...