Lãi của công ty “bí hiểm” nhất ngành hàng không giảm 5 lần
Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (mã: VATM) chỉ còn 139 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, giảm 5 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam so với cùng kỳ năm 2019 (Đvt: Triệu đồng).
Theo Báo cáo tài chính của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), doanh thu nửa đầu năm đạt 1.175 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng nguồn vốn tính đến cuối tháng 6/2020 cũng giảm gần 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm (đạt trên 3.730 tỷ đồng).
Thêm vào đó, Công ty được gọi là “bí hiểm” nhất ngành hàng không Việt Nam đang nợ hơn 900 tỷ đồng và chiếm phần lớn trong số này là các khoản ngắn hạn. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm hơn 120 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm của VATM bị ảnh hưởng nặng nề do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khi tần suất khai thác của các hãng bay thấp kỷ lục.
Video đang HOT
Đây cũng là nguyên do khiến Bộ Giao thông – Vận tải, đơn vị đại diện vốn Nhà nước tại VATM phê duyệt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn trong năm nay, với kế hoạch doanh thu gần 1.950 tỷ đồng cùng chỉ tiêu lãi 10 triệu đồng (nộp ngân sách Nhà nước 1.334 tỷ đồng).
Trong khi đó, những năm gần đây, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thành lập từ năm 1993, khi tách khỏi Tổng công ty Hàng không Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng hai chữ số.
Năm 2019, VATM ghi nhận doanh thu xấp xỉ 4.300 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 1.850 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán chờ nới không gian kinh doanh
Cho rằng quy định pháp lý hiện hành giống như "chiếc áo chật", nhiều công ty chứng khoán mong muốn Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) có quy định pháp lý theo hướng mở rộng không gian hoạt động nhằm giúp họ thuận lợi trong kinh doanh.
Theo quy định, công ty chứng khoán được triển khai một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ, gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Công ty chứng khoán mong nới "chiếc áo pháp lý"
Theo UBCK, đến cuối năm 2019, trong tổng số 83 công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động, thì 74 công ty là thành viên của các sở giao dịch chứng khoán.
Với 4 nghiệp vụ được phép triển khai gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán, hiện các công ty chứng khoán cảm thấy sự "chật chội" của quy định pháp lý.
Thực tế trên khiến các công ty chứng khoán gặp khó khăn trong mở rộng phạm vi kinh doanh, đa dạng hóa hoạt động để thích nghi tốt hơn với môi trường kinh doanh có nhiều biến động khó lường. ây là lý do nhân dịp Bộ Tài chính, UBCK soạn thảo hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, nhiều công ty chứng khoán đề xuất xây dựng hành lang pháp lý mới theo hướng mở rộng không gian hoạt động cho công ty chứng khoán, sau hai thập kỷ phát triển bị giới hạn trong phạm vi 4 nghiệp vụ kinh doanh.
Theo nhìn nhận của ông iêu Ngọc Tuấn, Giám đốc pháp chế, Công ty Chứng khoán VNDirect, từ thực tế hoạt động của Công ty cho thấy, việc mở rộng hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn do quy định pháp lý không có sự đổi mới.
Ông Tuấn bày tỏ mong muốn trong lần làm mới hệ thống pháp lý này, Bộ Tài chính, UBCK sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động cho các công ty chứng khoán, qua đó giúp tổ chức kinh doanh chứng khoán có thêm quyền tự do kinh doanh...
"Mong muốn là vậy, nhưng với những nội dung thể hiện tại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật
Chứng khoán mà Bộ Tài chính vừa công khai lấy ý kiến các thành viên thị trường vẫn giữ nguyên phạm vi được phép kinh doanh của công ty chứng khoán như quy định hiện hành", ông Tuấn nói.
Cùng chung quan điểm, đại diện Công ty Chứng khoán Bảo Việt đưa ra một hướng đề xuất táo tạo khi đặt câu hỏi trực diện với lãnh đạo UBCK: Khi xin cấp đổi giấy phép kinh doanh trong thời gian tới theo quy định của Luật Chứng khoán mới, Công ty muốn bổ sung các ngành nghề kinh doanh mới không phải trong phạm vi của lĩnh vực chứng khoán có được không?
Không chỉ đưa ra các kiến nghị mở rộng phạm vi kinh doanh sang những lĩnh vực mới, ý kiến từ công ty chứng khoán còn đề xuất mở rộng dư địa hoạt động cho họ trong chính phạm vi những nghiệp vụ đang được phép triển khai theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
ưa ra kiến nghị cụ thể về mở rộng không gian kinh doanh cho công ty chứng khoán trong mảng trái phiếu doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kỹ thương đề xuất, với các công ty chứng khoán đã là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán thì cơ chế pháp lý nên cho phép họ có chức năng đại diện sở hữu trái phiếu cũng như quản lý tài sản đảm bảo.
Từ đó, công ty chứng khoán sẽ chủ động triển khai các bước trong xử lý tài sản đảm bảo khi phát sinh tình huống rủi ro. ây là những nội dung cần bổ sung vào dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán...
Lãnh đạo UBCK nói gì?
Một mặt cho biết quy định pháp lý mới sẽ tạo sự thông thoáng cho các công ty chứng khoán trong hoạt động, nhưng ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCK cho rằng, do chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên không có chuyện quy định pháp lý cởi mở theo hướng cho phép công ty chứng khoán được bổ sung vào giấy phép kinh doanh những ngành nghề không thuộc phạm vi của lĩnh vực chứng khoán.
"Theo quy định của Luật Chứng khoán mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì công ty chứng khoán được triển khai một, một số, hoặc toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Cơ quan quản lý chưa mở cho các công ty chứng khoán triển khai thêm các nghiệp vụ kinh doanh mới...", ông Sơn cho hay.
Chứng khoán ngày 18/6: Thị trường rung lắc nên mua cổ phiếu nào? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/6. Khuyến nghị MSH quanh vùng 34.000-35.000 đồng/cp CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): Cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng đang hình hành nhịp hồi phục sau khi chạm lại ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 32.300 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình...