Lại có “biệt thự trái phép” trên núi Hải Vân?
Cách khu biệt thự đã đập bỏ của Tướng Thạch chừng cây số, một khuôn viên rộng hàng nghìn m2 với cổng chính, đường dẫn bê tông, bên trong có nhà gỗ và nhiều hạng mục.
Công trình xây dựng… tiện nghi
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, khuôn viên trên thuộc tiểu khu 11, phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Chủ nhân là ông Lê Tiến Dũng (trú Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu).
Khu đất rộng khoảng 1,5 ha, nằm cách Trạm kiểm lâm Suối Lương chừng 300 m, cách biệt thự đã đập bỏ của Tướng Thạch khoảng hơn cây số.
Cổng chính dẫn vào khuôn viên.
Ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, từ tháng 8, Hạt kiểm lâm Liên Chiểu đã bàn giao rừng và đất lâm nghiệp cho phường theo quyết định của UBND thành phố. Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ có 49 trường hợp với 127 ha còn &’vướng’ nên đơn vị chưa nhận bàn giao.
Trong số đó có khu đất của ông Lê Tiến Dũng.
Khu đất này trước đây được sử dụng phục vụ dự án hầm đường bộ Hải Vân. Lãnh đạo UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho hay, sau khi dự án hoàn thành, đất ở đây được bàn giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân (nay là Hạt kiểm lâm Liên Chiểu), địa phương không quản lý.
Căn nhà rường xây dựng khá kiên cố bên trong khu đất.
Video đang HOT
Hiện nay, ông Lê Tiến Dũng đã cho làm cổng sắt, một đoạn đường bê tông dẫn vào khuôn viên. Bên trong được bài trí gần như một điểm du lịch với nhiều cây cảnh, bể cá. Tại đây thường xuyên có người trông coi.
Điểm nhấn của khuôn viên này là căn nhà rường được dựng khá kiên cố, với móng bằng đá và tường gạch bao quanh. Bên trong căn nhà khá tiện nghi với phản, bàn ghế làm từ gốc cây. Các vật dụng được bày biện khá cầu kỳ.
Không ai quản lý
Ông Trương Việt, Chủ tịch phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, sở dĩ phường chưa nhận bàn giao 49 khu đất nói trên do diện tích này đều thuộc diện xây dựng, lấn chiếm hoặc chuyển nhượng trái phép. Trong đó có lô đất của hộ ông Dũng. Hiện trách nhiệm xử lý thuộc về kiểm lâm.
Biên bản kiểm tra của Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng.
Ngày 14/12, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng phối hợp Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu đã kiểm tra hiện trạng xây dựng công trình trên đất rừng ở khu vực này. Lực lượng chức năng đã ghi nhận tọa độ các công trình xây dựng ở đây, trên diện tích đất lâm nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Truyền, Hạt trưởng kiểm lâm Liên Chiểu cho biết, qua hồ sơ, trường hợp của ông Dũng không thuộc diện giao khoán rừng. Từ năm 2008, khu đất này đã chuyển từ đất rừng qua đất khác.
Theo hồ sơ ông Dũng cung cấp cho Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu, khu đất đó do một người dân khai hoang và chuyển nhượng lại cho ông Dũng (có xác nhận của Ban quản lý rừng Nam Hải Vân).
“Công trình này xây dựng lâu rồi, việc kiểm tra, đối chiếu lại các văn bản luật qua hàng chục năm rất khó khăn.
Kiểm lâm chúng tôi chỉ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; không có chức năng xử lý các công trình xây dựng trái phép. Hơn nữa, tôi cũng chỉ mới nhận nhiệm vụ hạt trưởng ở đây”, ông Truyền giải thích.
“Vấn đề xây dựng trái phép chúng tôi chưa thấy báo cáo. Do trường hợp này phường chưa nhận bàn giao nên trách nhiệm xử lý thuộc về kiểm lâm”, ông Đàm Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND quận Liên Chiểu nói.
Ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng cho hay, đã nhận được thông tin phát hiện công trình trái phép của ông Lê Tiến Dũng. Hiện Chi cục đang giao Hạt kiểm lâm Liên Chiểu xử lý. Ông Lương cho biết thêm, hộ ông Dũng cũng được giao khoán đất để trồng rừng từ nhiều năm trước.
“Đất cấp để sản xuất, trồng rừng mà xây dựng công trình rõ ràng là trái với quy định rồi”, ông Lương khẳng định.
Theo_Người Đưa Tin
Xây dựng trái phép dưới chân đèo Hải Vân: Đùn đẩy trách nhiệm
Sau khi chính quyền TP. Đà Nẵng kiên quyết buộc tháo dỡ, hoặc ngưng việc sang nhượng các công trình nhà ở, quán hàng, thậm chí là những biệt thự siêu sang trong khu vực dưới chân đèo Hải Vân (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), thì dư luận mới xôn xao về số lượng và quy mô các công trình xây dựng trái phép tại khu vực này.
Dư luận đặt câu hỏi, vì sao các hộ dân này dám bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng một công trình mà không có cơ sở pháp lý nào để đảm bảo quyền sở hữu của họ
Cùng với sự xôn xao là một câu hỏi lớn, vì sao các hộ dân này dám bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng một công trình mà không có cơ sở pháp lý nào để đảm bảo quyền sở hữu của họ.
Được biết, các công trình xây dựng trái phép phần lớn nằm ở tổ 1, phường Hoà Hiệp Bắc. Khu vực này vốn thuộc quản lý của Ban quản lý Rừng đặc dụng Nam Hải Vân (đã dừng hoạt động vào năm 2009) - Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng. Theo Quyết định số 5924/QĐ- UBND ký ngày 27/8/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn TP. Đà Nẵng và chuyển giao lại cho phường Hoà Hiệp Bắc quản lý.
Tuy nhiên, trước khi TP. Đà Nẵng có quyết định phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng, tại khu vực này đã xảy ra tình trạng nhiều trường hợp sử dụng đất rừng giao khoán không đúng mục đích. Nhiều hộ dân tiến hành sang nhượng, mua bán và xây dựng nhiều công trình. Dọc theo con đường nhựa đi từ cầu Suối Lương lên Hầm đường bộ Hải Vân, nhiều căn nhà, các khu du lịch tắm suối, chuồng trại chăn nuôi... đã được tiến hành xây dựng.
Có thể kể đến các công trình tại khu vực này như Khu du lịch nghỉ dưỡng Suối Lương (được UBND Thành phố cấp phép hoạt động), quán T.V.S 2, Công viên T.N, Vườn sinh thái Suối Đ.Đ... và tất nhiên, nổi tiếng hơn cả là 2 biệt thự đồ sộ của ông Phan Như Thạch và ông Ngô Văn Quang.
Mặc dù Quyết định về 5924/QĐ - UBND có hiệu lực từ năm 2013, nhưng vì nhiều lý do, nên việc bàn giao đất giữa Chi cục Kiểm lâm và phường Hoà Hiệp Bắc bị gián đoạn. Đến ngày 17/8/2015, hai bên mới tiến hành bàn giao, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, trong đó, có hai loại vướng mắc, đó là phương án xử lý các công trình xây dựng tại khu vực này và diện tích đất được giao sai quy định.
Ông Phạm Trung, cán bộ địa chính phường Hoà Hiệp Bắc cho biết, trước đây, với vai trò của mình, Ban quản lý Rừng đặc dụng Nam Hải Vân có nhiệm vụ quản lý việc cấp đất, cấp rừng và quản lý xây dựng trên địa bàn. Theo biên bản bàn giao, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng bàn giao cho địa phương quản lý 1.631,9 ha đất, rừng.
Trong những hồ sơ được giao khoán theo Nghị định 01/CP ngày 1/1/1995 của Chính phủ (về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước) có 25 hồ sơ với diện tích 51,32 ha giao ngày 8/11/2005, khi mà Nghị định 01/CP đã hết hiệu lực; 6 trường hợp, với diện tích 18,8 ha, giao không đúng mục đích; 1 hồ sơ mua bán chuyển nhượng 0,3 ha; 6 hợp đồng uỷ quyền với diện tích 36,3 ha.
Đặc biệt, có 11 trường hợp với diện tích 20,9 ha đã được Ban quản lý Rừng đặc dụng Nam Hải Vân giao khoán trái với quy định của Nghị định 135/2005/NĐ - CP của Chính phủ về nội dung "rừng đặc dụng và rừng phòng hộ không được phép giao khoán".
Chủ tịch UBND phường Hoà Hiệp Bắc, ông Trương Việt cho biết thêm: "Theo quyết định của Thành phố, cơ quan kiểm lâm phải xử lý xong các trường hợp vi phạm mới được bàn giao. Bởi lẽ, họ (Chi cục kiểm lâm) đã để xảy ra vi phạm, thì họ phải có trách nhiệm xử lý".
Mặc dù, hiện trạng về sử dụng đất bàn giao đã rõ, nhưng ông Trần Văn Lương, Trưởng Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng lại phủ nhận trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm, mà cụ thể là Ban quản lý Rừng đặc dụng Nam Hải Vân trước kia trong việc để xảy ra tình trạng người dân xây dựng công trình.
"Nhà cửa xây dựng ở đó là thẩm quyền của chính quyền, khi nào họ lên giữa rừng đặc dụng Hải Vân, hoặc giữa đỉnh Sơn Trà xây dựng thì khi đó chúng tôi mới giải quyết. Khi chưa quy hoạch, thì cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm quản lý đất, còn việc quản lý xây dựng là trách nhiệm của địa phương. Đất là chúng tôi cấp cho người dân, nhưng chúng tôi đâu có chủ trương cho họ xây dựng", ông Lương nói
Liên quan đến các trường hợp Ban quản lý Rừng đặc dụng Nam Hải Vân trước kia cấp đất trái với Nghị định 01 và Nghị định 135 của Chính phủ, ông Lương cho rằng, đó là sai sót của lãnh đạo Ban quản lý Rừng đặc dụng Nam Hải Vân và khẳng định, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng sẽ có trách nhiệm giải quyết.
"Trong quá trình rà soát, nếu phát hiện dấu hiệu tham nhũng, hoặc những sai sót nghiêm trọng, Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng sẽ báo cáo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý nghiêm", ông Lương cho biết thêm.
"Để giải quyết vướng mắc hiện nay, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng và chính quyền địa phương cần phối hợp để tìm ra phương án thấu tình đạt lý. Dự kiến, quá trình rà soát tháo gỡ vướng mắc sẽ kết thúc vào cuối quý I/2016", ông Lương nói.
Theo Ngọc Tân
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến biệt phủ trên núi Hải Vân Liên quan đến việc xây dựng hai biệt phủ trái phép trên núi Hải Vân, chính quyền Đà Nẵng đã kỷ luật, xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý. Sáng 15/12, ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng cho biết, Hạt kiểm lâm Liên Chiểu và Chi cục...