Lai Châu: Sạt lớn trên quốc lộ 4H, giao thông bị chia cắt
Khoảng 14h ngày 23.7, tại km 334 200, quốc lộ 4H, thuộc địa bàn xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu xảy ra sạt lở lớn, hơn 1.000m3 đất đá, sạt xuống cắt đứt gần 200m đường, gây tê liệt tuyến giao thông chính giữa huyện Mường Tè với các địa phương khác.
Theo ông Vũ Văn Luật, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, nguyên nhân sạt lở là sau đợt mưa kéo dài, nước tích tụ trong đất làm phá vỡ kết cấu đất đá. Tuyến quốc lộ này chủ yếu địa chất là núi cát, trong đợt mưa lũ vừa qua đã xảy ra hàng chục điểm sạt lở lớn nhỏ, gây ách tắc giao thông liên tục.
Đoạn đường 200m tại quốc lộ 4H sạt lở gây ách tắc giao thông
Video đang HOT
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu huy động số lượng lớn nhân lực và phương tiện về khu vực điểm sạt lở để tập trung khắc phục. Tuy nhiên, do địa hình, địa chất của điểm sạt lở phức tạp nên có thể sẽ phải mất một, hai ngày mới khắc phục xong.
Theo đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lai Châu, hiện các ngành chức năng địa phương đã phân luồng giao thông ra vào huyện Mường Tè qua đường tỉnh lộ 127 để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Theo Danviet
Mưa lũ Quảng Nam: Nhiều cái chết thương tâm
Mưa lớn nhiều ngày khiến nhiều vùng tại Quảng Nam bị ngập nặng, giao thông chia cắt; sạt lở xảy ra tại nhiều huyện miền núi. Đặc biệt, trong đợt lũ này có nhiều cái chết thương tâm.
Khoảng 6 giờ 30 phút sáng 3/12, chị Trần Thị Vũ (1980, trú thôn Tây Yên, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) chở con trai Nguyễn Huy Hoàng (2012) đi gửi trẻ. Khi đi qua cầu Tây Yên (thôn Tây Yên, hai mẹ con bị dòng nước xiết cuốn trôi khoảng 100m. Sau đó, chị Vũ với tay vịn được ngọn tre, còn tay kia giữ chặt con. Do bị đuối trong nước khoảng thời gian dài nên khi được đưa lên bờ, bé trai đã tử vong.
Ông Phạm Phú Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn, cho biết, sáng 3/12, em Phùng Quốc Dũng, học sinh lớp 8 trường THCS Quế Lộc, bị nước lũ cuốn trôi trên đường đi học. Lực lượng chức năng đã đưa thi thể em và bàn giao cho gia đình mai táng. Do mưa lớn, nhiều nơi bị ngập nặng, giao thông chia cắt; huyện đã chỉ đạo sơ tán người và tài sản ở những vùng thấp trũng. Sáng cùng ngày, người dân xã Duy Hải phát hiện xác một nam thanh niên dạt vào bờ biển thuộc thôn Thuận Trì, xã Duy Hải. Cơ quan chức năng đang xác minh tung tích nạn nhân và làm rõ nguyên nhân cái chết. Trước đó, chiều 2/12, bà Phan Thị Hoa (SN 1957, trú thôn An Hải Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành) đi vớt rong biển tại vùng biển bà Tình (xã Tam Quang), không may trượt chân rơi xuống biển mất tích.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại Quảng Nam, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, một số hồ thủy lợi, thủy điện xả lũ khiến nước đổ về hạ du. Nhiều ngôi nhà ven sông ngập đến nóc, người dân một số khu dân cư phải chèo ghe qua lại, nhiều tuyến đường trong thành phố cũng ngập cục bộ. Các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang, Hiệp Đức... mưa lớn gây cô lập một số khu vực và sạt lở đất đá. Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, cho biết, sạt lở đất đá xảy ra nhiều nơi, gây sập nhà ở của 2 hộ dân Đoàn Văn Bá và Đoàn Văn Cam (cùng trú thôn Phước Lợi, xã Tam Lãnh), ước tính thiệt hại gần 200 triệu đồng.
Mưa ngập nhiều tuyến đường tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Ảnh: Hoài Văn.
Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, ông Trương Xuân Tý, cho biết, hồ thủy lợi Phú Ninh, hồ thủy điện Sông Tranh 2 và hồ thủy điện Đắk Mi 4 đang giảm xả nước để hạn chế tình trạng ngập sâu trên diện rộng ở thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh, huyện Núi Thành. Thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh là nơi bị ngập sâu trên diện rộng với khoảng 60 hộ dân đang chịu ảnh hưởng bởi nước lũ. Nhiều khu dân cư ngập sâu gần 2m, người dân phải dùng thuyền để di chuyển ra bên ngoài mua lương thực dự trữ. Anh Nguyễn Thế Phương ở thôn Đàn Trung nói rằng, năm nay thời tiết bất thường so với mọi năm khi có mưa lớn và lũ vào dịp cuối năm. Lượng nước từ hồ thủy lợi Phú Ninh xả về nhiều khiến nước lũ lên nhanh, dâng cao, cuốn đi khoảng 5.000 con cá trê lai và cá chép mà gia đình thả nuôi được 6 tháng.
Ngày 3/12, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam có công điện khẩn đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin vận hành điều tiết các hồ chứa thủy điện, thủy lợi để người dân kịp thời chủ động ứng phó; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để di dời người dân ở khu vực nguy hiểm...
Phố cổ Hội An ngập lụt
Ghi nhận của phóng viên lúc 17h30 chiều 3/12, nhiều khu vực trũng thấp tại Hội An như Cẩm Kim, Cẩm Phô, Cẩm Nam, Cẩm Châu bị ngập nước, nơi ngập sâu nhất khoảng 0,5m. Trong khu phố cổ, toàn bộ tuyến đường Bạch Đằng dọc sông Hoài xuống đến chợ Hội An bị ngập hơn 0,5m. Hàng ngàn du khách tham quan dồn lên tuyến đường Trần Phú. Do khu vực An Hội, phường Minh An nằm bên kia sông Hoài có đoạn đã bị ngập nên du khách lưu trú bắt đầu chuyển sang trung tâm thành phố.
Trong khi tình hình lũ lụt đang diễn biến phức tạp, tại phố cổ Hội An nảy sinh tình trạng đáng lo ngại là nhiều du khách thuê thuyền chèo trên sông Hoài và tuyến đường Bạch Đằng. Nhiều chủ phương tiện tự ý đón đưa du khách hiếu kỳ đi trên sông nước.
Theo Hoài Văn - Quốc Hải (Tiền Phong)
Biên giới Nghệ An tan hoang sau lũ Nhà trôi theo nước hoặc chỏng chơ cột, đường giao thông bị cày xới sau 2 giờ lũ quét qua. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Talas đổ bộ hôm 17/7, trong ngày 20-21/7 tại huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) liên tục có mưa to. Dòng sông Nậm Mộ, các khe suối nước dâng cao dần. 15h ngày 21/7, dòng...