Lai Châu: Huy động hơn 300 người tập trung chữa cháy rừng ở xã Mường Kim
Tối 10/4, thông tin ban đầu từ UBND xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ cháy rừng, hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực tiếp cận đám cháy.
Vụ cháy rừng xảy ra vào khoảng gần 15 giờ cùng ngày. Khu vực cháy thuộc bản Ngã Ba, xã Mường Kim.
Hiện xã Mường Kim đã huy động tất cả các lực lượng cùng người dân của 4 bản với hơm 300 người tham gia chữa cháy rừng.
Tuy nhiên, chỗ đám cháy là nơi vách đá cao, khó tiếp cận. Do đêm tối, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển cũng như phục vụ cho công tác chữa cháy.
Hiện vẫn chưa xác định được diện tích rừng bị cháy. Theo nhận định, đám cháy có thể lây lan mạnh trong đêm nay do thời tiết hanh khô.
TTXVN sẽ tiếp tục thông tin về vụ cháy rừng ở Mường Kim.
Chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng
Hằng năm, cứ vào mùa nắng nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn xảy ra tình trạng cháy rừng diện rộng.
Video đang HOT
Mặc dù ngành chức năng đã có cảnh báo đỏ, nhưng chính quyền và người dân không thể kiểm soát được "giặc lửa".
Nguyên nhân gây cháy rừng gần đây là do thói quen đốt thực bì để dọn đất, chuẩn bị cho vụ mới, cộng với tình trạng người dân dùng lửa bất cẩn trong rừng.
Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao ở Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: baoquangnam.vn
Cuộc chiến với "giặc lửa" để giữ rừng
Chỉ tính riêng trong hơn một tháng qua, trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra hơn 10 vụ cháy rừng tại các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức, Nam Giang, Nông Sơn, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn... làm hàng trăm ha rừng bị cháy rụi. Hỏa hoạn gây hại cho các cánh rừng trồng keo lá tràm và do người dân phát cây làm rẫy, hoặc do doanh nghiệp phát rừng để trồng lại cây mới. Cháy rừng không chỉ làm thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân mà thậm chí đã gây ra chết người.
Là địa phương nằm trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng, huyện Thăng Bình sơ hữu hơn 9.320 ha rừng, trong đó gần 810 ha rừng tự nhiên, diện tích còn lại là rừng trồng.
Ông Nguyễn Trường Hải, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam, phụ trách Trạm Kiểm lâm Thăng Bình, cho biết, theo Quyết định 2209, ngày 7/1/2011 của UBND tỉnh, Thăng Bình có 2.589 ha rừng ở 6 xã Bình Lãnh, Bình Quế, Bình Phú, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị nằm trong vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, địa phương còn xác định có thêm 2.161 ha rừng cũng có nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng ở 6 xã ven biển gồm Bình Nam, Bình Sa, Bình Đào, Bình Hải, Bình Dương và Bình Trung. Quản lý tổng cộng 4.750 ha rừng nằm trong vùng có nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng ở 12 xã, những năm qua, Trạm Kiểm lâm Thăng Bình luôn chú trọng phối hợp với cơ quan chức năng và địa phương tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, tình trạng cháy rừng vẫn diễn ra chưa thể kiểm soát được.
Theo ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng nhưng từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 13 vụ cháy rừng. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài trên diện rộng; nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng còn hạn chế...
Thời gian tới, huyện sẽ yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy; vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư sống gần rừng nâng cao trách nhiệm về bảo vệ rừng. Riêng các xã có rừng có trách nhiệm phối hợp với Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam triển khai cho hộ gia đình, tổ chức có rừng ký cam kết về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Nắng nóng kéo dài trong những ngày qua càng khiến công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Nam Giang trở nên khó khăn, mức độ cảnh giác được nâng cao hơn bao giờ hết. Cùng với xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó cháy rừng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, đảm bảo phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) và "5 sẵn sàng" (lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy và thông tin) hiệu quả và an toàn.
Theo ông Arất Bhen, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang, kể từ khi thành lập, đơn vị được giao quản lý tổng diện tích hơn 55.510 ha, bao gồm đất rừng phòng hộ và sản xuất lâm nghiệp. Toàn bộ diện tích đất rừng tự nhiên trên lâm phận quản lý có thảm thực vật rừng phân bố khá đều từ chân đến đỉnh đồi núi cao, với mật độ dày và nhiều tầng; địa hình phức tạp, hiểm trở, dân cư phân bố không đồng đều, bị chia cắt bởi nhiều sông suối... khiến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tính đặc thù ở miền núi là mùa khô thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 8 hằng năm. Những năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu nên mùa khô xuất hiện khá sớm, có năm từ tháng 2 và kéo dài đến hết tháng 9 với tình trạng khô kiệt khiến nguy cơ cháy rừng luôn ở mức rất cao. Vì thế, bên cạnh sự chủ động xây dựng kịch bản và các phương án ứng phó phù hợp với thực tế, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy từ phía cộng đồng, giúp rừng luôn được đảm bảo an toàn.
Xác định cộng đồng dân cư là lực lượng tại chỗ giúp chính quyền địa phương giám sát, quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả, thời gian qua, bên cạnh nâng cao ý thức, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, Nam Giang thành lập các tổ phòng cháy, chữa cháy tại các thôn, xã. Lực lượng này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phản ánh hiện trạng về môi trường rừng và đã qua các lớp tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy. Để giữ rừng an toàn, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân miền núi, lực lượng chức năng ở Nam Giang triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, huy động người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, xem đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
Ngoài ra, lực lượng chức năng ở Nam Giang hướng dẫn người dân làm đường biên, phát dọn sạch sẽ khu vực giáp ranh tại vị trí đất rẫy, đồi keo nhằm đảm bảo không để xảy ra trường hợp gây cháy rừng do chủ quan, lơ là. Tuy nhiên, công tác phòng cháy, chữa cháy ở Nam Giang vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy; chưa có công trình bể nước, hệ thống đường băng cản lửa tại các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao...
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho thấy, từ năm 2016 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại của tỉnh là hơn 623,5 ha (giảm 462,2 ha so với giai đoạn 2011 - 2015). Nguyên nhân phần lớn do cháy rừng và lấn chiếm đất rừng tự nhiên, rùng phòng hộ để mở rộng diện tích sản xuất.
Trước các vụ cháy rừng chưa tìm ra nguyên nhân, chính quyền tỉnh đã yêu cầu các địa phương khẩn trương chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng vừa xảy ra; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm và làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, hội, đoàn thể và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Công điện nêu rõ, thời gian qua do thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ cháy rừng tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Phước Sơn... gây thiệt hại nhiều diện tích rừng. Theo dự báo, trong thời gian tới thời tiết vẫn còn tiếp tục diễn biến cực đoan phức tạp, nắng nóng, khô hanh kéo dài dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời, tổ chức ký cam kết với các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Cùng với đó, các sở ngành, địa phương rà soát, kiểm tra thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" và "5 sẵn sàng" trong chữa cháy rừng; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ hằng ngày trong suốt mùa nắng nóng. Đối với các khu vực trọng điểm và khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao thì bố trí lực lượng chốt chặn, tuần tra, canh gác, kiểm soát người ra vào rừng, ngăn chặn các hành vi đưa lửa vào rừng, kịp thời phát hiện đám cháy, huy động lực lượng tham gia nhanh chóng dập tắt cháy rừng không để xảy ra cháy lớn.
Các cơ quan, đơn vị chức năng cần thực hiện nghiêm chức trách quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; giám sát, hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng của người dân trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài. Trong những ngày nắng nóng, dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), nghiêm cấm các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa và các hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây ra cháy rừng.
UBND tỉnh yêu cầu các ban quản lý rừng (chủ rừng) thực hiện nghiêm túc phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí phương tiện, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thường trực tại các vùng trọng điểm để theo dõi nắm bắt tình hình, kịp thời thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn và hỗ trợ các địa phương.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh chuẩn cần bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cần thiết để phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
Lai Châu: Hạn chế thấp nhất những rủi ro khi tái đàn Do số lượng lớn gia súc, gia cầm được xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán, nên thời điểm này, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang tập trung tái đàn, tăng đàn nhằm bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN Để bảo đảm tốt các điều kiện cho...