Lai Châu: Độc đáo hàng rào đá ở bản người Giáy San Thàng
Với đôi bàn tay khéo léo, người dân bản San Thàng (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã dựng lên những hàng rào đá mộc mạc, đơn sơ mà độc đáo, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách gần xa.
Bản San Thàng nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 3 km.
Bất kỳ ai khi lần đầu đặt chân đến vùng đất yên bình này, cũng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ của những hàng rào đá.
Hàng rào đá hiện diện khắp nơi, từ đầu bản đến cuối bản, quanh vườn nhà các hộ dân và len lỏi ra cả những cánh đồng, thửa ruộng, bờ ao.
Nghe các cụ già trong bản kể rằng, hàng rào đá xuất hiện ở bản San Thàng từ xa xưa và được lưu giữ đến tận bây giờ.
Nó được xem như là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Giáy nơi đây.
Từ những hòn đá vô tri, người dân bản San Thàng đã xếp thành hàng rào đá độc đáo. (Ảnh: Thanh Ngân)
Chỉ vào hàng rào đá trước nhà, ông Hồ Văn Xiêng, dân tộc Giáy, ở bản San Thàng vui vẻ nói: “Sự xuất hiện hàng rào đá ở bản San Thàng như một lẽ tự nhiên.
Trước đây, ở bản San Thàng, cái dễ thấy nhất đó chính là đá. Bà con dân bản ăn trên đá, ngủ trên đá, thậm chí sản xuất cả trên đá. Từ thực tế đó, người dân trong bản phải dọn đá bằng cách xếp đá làm hàng rào xung quanh nhà, vườn tược, ruộng nương.
Vì có quá nhiều đá nên chúng tôi phải đi lấy đất từ rất xa, đem về lấp trên đá để có mặt bằng làm nhà, tạo quỹ đất sản xuất, phát triển kinh tế. Hàng rào đá xuất hiện từ thực tiễn đó và được lưu giữ đến nay”.
Trước tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, hàng rào đá ở bản San Thàng vẫn không bị mai một. Nếu như trước đây, hàng rào đá được dựng lên là để ngăn cách giữa nhà nọ với nhà kia, bảo vệ gia súc, gia cầm, hoa mầu, chống xói lở, bạc mầu đất trong mùa mưa.
Những năm gần đây, hàng rào đá đã được người dân trong bản chỉnh sửa lại gọn gàng, đẹp đẽ và cuốn hút hơn.
Video đang HOT
Hàng rào đá gắn bó với đời sống của đồng bào dân tộc Giáy ở bản San Thàng từ nhiều năm nay. (Ảnh: Thanh Ngân)
Xếp đá nhiều thành quen, người dân bản San Thàng không cần chăng dây, kẻ vẽ mà vẫn dựng lên những hàng rào thẳng tăm tắp.
Với bàn tay khéo léo, những viên đá muôn hình vạn trạng đó đã được xếp lại với nhau, tạo thành hàng rào đẹp đẽ trong mắt du khách thập phương.
Nét độc đáo của hàng rào đá ở bản San Thàng, đó là được xếp đặt tự nhiên, chứ không cần vữa xi măng hay chất kết dính gì cả.
Theo ông Xiêng, để hàng rào bền, đẹp thì phải chọn đá già, đá suối, to, chắc chắn, cùng màu sắc và xếp đá theo hình tháp, chân to vững chãi.
Thay vì xếp đá kín như trước, những năm gần đây, người dân ở bản San Thàng xếp đá thành 2 hàng rồi đổ đất vào giữa, để trồng cây, hoa vừa tạo độ bền chắc cho hàng rào, vừa tạo cảnh quan.
Thông thường, hàng rào đá ở bản San Thàng có chiều cao từ 80cm đến khoảng 1,2 m, rộng khoảng 1m.
Trước tốc độ đô thị hóa, hàng rào đá ở bản San Thàng vẫn không hề mai một. (Ảnh: Thanh Ngân)
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Vùi Văn Phướng – Bí thư chi bộ bản San Thàng cho biết: Bản San Thàng có gần 200 hộ dân sinh sống, với nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Giáy chiếm đa số.
Người dân trong bản chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong bản ngày càng được nâng lên. Trước đây, bản San Thàng còn có tên gọi khác là bản Phố đá, bởi khắp bản chỉ có đá và đá.
Hàng rào đá được dựng lên cũng bởi lẽ đó và trở thành nét đẹp trong văn hóa của bà con dân tộc Giáy nơi đây.
Bản San Thàng được công nhận là bản văn hóa du lịch cộng đồng từ năm 2014.
Người dân trong bản luôn phát huy tinh thần đoàn kết, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Nhà văn hóa bản San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu (Ảnh: Thanh Ngân)
Dẫn chúng tôi đi thăm nhà văn hóa bản, ông Phướng vui vẻ nói: “Nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, những năm gần đây, ban quản lý bản đã tuyên truyền vận động bà con tu sửa, chỉnh trang, làm mới hàng rào đá. Nhà văn hóa bản được dựng lên cũng nhờ có sự đóng góp rất lớn của người dân trong bản. Các hộ dân trong bản đã đóng góp 3 ngày công đi lấy đá ở dưới suối, vận chuyển về để làm nhà văn hóa và hàng rào đá.
“Nhà văn hóa là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân trong bản. Xây tường nhà văn hóa bằng gạch ba vanh chắc chắn sẽ nhanh và mất ít công hơn so với xếp hàng rào đá. Tuy nhiên, thay vì xây tường rào bằng gạch, chúng tôi đã quyết định làm hàng rào bằng đá tự nhiên. Sở dĩ chúng tôi làm như vậy là muốn lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời nhắc nhở con cháu biết trân trọng, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa ấy. Nhiều du khách đặt chân đến bản đều hết lời khen ngợi, khi chứng kiến những hàng rào đá mộc mạc, đơn sơ mà gần gũi đó” – ông Phướng nhấn mạnh.
Tạo khí thế mới cho nông nghiệp Lai Châu
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao định hướng của Lai Châu phát triển bền vững nền nông nghiệp, và đặt mục tiêu trồng mới 50.000 ha cây mắc ca vào 2025.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm mô hình vườn ươm mắc ca tại huyện Phong Thổ, Lai Châu. Ảnh: Bảo Thắng.
Lai Châu là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp. Tiêu biểu nhất là quỹ đất. Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp là hơn 526.000 ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Diện tích bình quân đất đai đầu người là 2,2 ha - gấp 6 lần bình quân cả nước. Diện tích đất trống chưa sử dụng khoảng 240.000 ha, tổng diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang cây trồng giá trị cao là hơn 20.000 ha. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2020 đạt 5,58%, thuộc tốp đầu cả nước.
Làm việc với UBND tỉnh Lai Châu ngày 12/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, Lai Châu cần tạo ra "một khí thế mới" để thúc đẩy nền nông nghiệp. Một trong những giải pháp, đó là tìm ra những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, hoặc cho giá trị kinh tế cao.
"Tôi vừa nghe báo cáo, tỉnh đặt mục tiêu trồng mới 50.000 ha cây mắc ca đến năm 2025. Nếu thực hiện được, thì rất tuyệt vời. Dù đây là loài cây mới, Bộ NN-PTNT ủng hộ chủ trương phát triển cây mắc ca của tỉnh. Trước mắt, chúng ta sẽ làm từng bước, cái nào dễ làm trước, vừa làm vừa học hỏi, trao dồi kinh nghiệm", Thứ trưởng nói.
Lai Châu triển khai trồng cây mắc ca từ năm 2011. Tính đến đầu tháng 11/2021, tổng diện tích trồng đạt 5.209 ha, chủ yếu là các dòng như OC, 816, 246, 842, 849.
Qua theo dõi, cây sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, ra hoa nhiều và tỷ lệ đậu quả cao, bước đầu cho thấy phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.
Là một trong số các loại cây lâm nghiệp đa mục đích được Lai Châu định hướng tập trung phát triển, tỉnh đặt mục tiêu tham vọng trồng khoảng 100.000 ha vào năm 2030. Ngoài ra, tỉnh trồng quế khoảng 15.000 ha; chè khoảng 10.000 ha theo hướng an toàn, chất lượng.
Ngoài những loài cây lâm nghiệp giá trị cao, Lai Châu vẫn quan tâm đến nhiều cây lương thực, và có nhiều sản phẩm OCOP như gạo tẻ râu Phong Thổ, gạo séng cù Than Uyên... Điều này giúp tỉnh đảm bảo an ninh lương thực, cũng như an sinh xã hội cho bà con trên địa bàn.
Nhằm giúp Lai Châu tăng tốc phát triển nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh gợi mở một số định hướng như: Tập trung xây dựng bộ quy chuẩn hướng dẫn về cách chọn tạo giống, kỹ thuật chăm sóc. Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị tỉnh sớm có những đánh giá về năng suất cho từng tiểu vùng khí hậu riêng biệt trên địa bàn.
"Nhầm giống lúa thì thiệt hại vài ba tháng, nhưng nhầm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, công nghiệp, sẽ phải trả giá hàng chục năm. Bộ NN-PTNT cam kết hỗ trợ địa phương về các công nghệ lõi, như chuẩn hóa cây đầu dòng, tạo vườn mẫu cho từng loại cây để bà con tham quan, tiếp thu thêm những kinh nghiệm hay", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chia sẻ.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng phát biểu trong buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ NN-PTNT ngày 12/11. Ảnh: Đức Minh.
Ngoài quỹ đất, Lai Châu còn dư địa về hệ thống sông, suối, và mặt hồ thủy điện. Tổng diện tích mặt hồ của tỉnh là hơn 16.600 ha, trong đó khoảng 5.000 - 6.000 ha thích hợp nuôi cá lồng với các loại cá nước ngọt.
Lai Châu còn được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu. Tỉnh có 3 đới khí hậu rõ rệt, là đới khí hậu nóng, ẩm dưới 600m - thích hợp cây nhiệt đới; Đới khí hậu mát, ẩm có độ cao từ 600 - 1.000m - thích hợp cây á nhiệt đới; đới khí hậu ôn đới cao trên 1.000m - thích hợp cây ôn đới và nhiều dược liệu quý hiếm như sâm Lai Châu, đỗ trọng, đương quy, tam thất...
Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh xây dựng các nguồn giống và vườn ươm chất lượng cao tại các huyện, để chủ động sản xuất.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cũng bày tỏ nguyện vọng Bộ NN-PTNT hỗ trợ địa phương trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp như hạt mắc ca, sâm Lai Châu, đồng thời hỗ trợ xây dựng một số cơ sở sơ chế, chế biến tại một vài vùng nguyên liệu trọng điểm.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cũng đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ vườn giống một cách bài bản để bảo tồn giống sâm Lai Châu; hỗ trợ tỉnh phát triển những loài rau, hoa trái vụ, giúp đem lại lợi ích cao hơn cho người dân.
Thời gian qua, Lai Châu đã ban hành 4 nghị quyết để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đó là: Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung; phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Cùng với đó, tỉnh đang tập trung phát triển một số hàng hóa chủ lực như chè (trên 8.500 ha), mắc ca (trên 5.200 ha), cây ăn quả (trên 8.200 ha); cao su (gần 13.000 ha); cây gỗ lớn (trên 17.000 ha); dược liệu (17.700 ha).
Đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm phát triển nông nghiệp của Lai Châu, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cam kết sự đồng hành của Bộ NN-PTNT với tỉnh.
Ông đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị của Bộ như Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc hỗ trợ về các công nghệ lõi, xây dựng mô hình vườn mẫu, giúp địa phương phát triển đa dạng các lĩnh vực nông nghiệp.
Đồn Biên phòng Huổi Luông, Lai Châu: Gần dân để giúp dân hiệu quả "Nhờ Đại úy Phan Thành Nam, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Huổi Luông, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu mà sự êm ấm lại trở về với gia đình tôi", anh Chẻo Lao Lù ở bản Chang Hỏng 2, xã Huổi Luông (Phong Thổ, Lai Châu), tâm sự. Trước kia, Lù nghiện thuốc phiện và ma...