Lãi “bốc hơi” hơn 90% trong quý IV, bất ngờ cổ phiếu Habeco
Habeco vừa khép lại quý cuối cùng của năm 2018 với mức lãi chưa tới 15 tỷ đồng, giảm gần 91% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trước thông tin về kết quả kinh doanh, cổ phiếu “ông lớn” ngành bia vẫn “gây sốt” trong phiên sáng 1/2.
Sau phiên giảm khá mạnh đánh mất 2,85% vào phiên hôm qua (31/1), sáng nay, cổ phiếu BHN của Tổng công ty CP Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã khởi đầu tháng mới đầy thuận lợi với mức phục hồi mạnh 5.400 đồng, tăng trần 6,88% lên 83.900 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu BHN tăng mạnh bất chấp kết quả kinh doanh giảm sút của doanh nghiệp này trong quý IV/2018 vừa qua.
Trong xu hướng chung của ngành, kết quả kinh doanh Habeco sụt mạnh trong quý cuối năm
Theo báo cáo tài chính mà Habeco vừa công bố thì trong quý IV vừa rồi, tổng công ty này nhận về 2.533,2 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2018. Giá vốn ở mức cao, lợi nhuận gộp của “ông lớn” ngành bia đạt 557,3 tỷ đồng, giảm 12,3% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Điểm tích cực là năm nay Habeco ghi nhận có lãi từ công ty liên kết, liên doanh (cùng kỳ năm 2017 bị lỗ) song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh (lần lượt tăng 22% và 16%) nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Habeco chỉ còn 9,4 tỷ đồng, bằng 6,3% kết quả đạt được trong quý IV/2017. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế kỳ này ghi nhận mức 14,9 tỷ đồng, giảm gần 91% so với cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế cả năm 2018, Habeco đạt 9.388,9 tỷ đồng doanh thu (giảm 4,6% so với 2017); lãi trước thuế cả năm đạt 666,7 tỷ đồng (giảm 23,3%) và lãi sau thuế còn 518,6 tỷ đồng (giảm hơn 21% so với 2017).
Trong năm vừa rồi, HĐQT Habeco đã ban hành các nghị quyết về việc thực hiện theo kiến nghị Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh số đầu năm 2017 trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, tăng khoản phải trả cho các cổ đông số tiền 1.701,7 tỷ đồng, giảm nguồn Quỹ đầu tư phát triển hợp nhất luỹ kế đến 31/12/2016 của tổng công ty và các công ty con là 1.611 tỷ đồng và giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 90,7 tỷ đồng.
Phiên giao dịch sáng cuối năm Mậu Tuất (1/2/2019), trong bối cảnh thanh khoản xuống thấp, các chỉ số tiếp tục giao dịch bất lợi.
VN-Index khép lại phiên sáng với mức giảm 1,51 điểm tương ứng 0,17% còn 909,14 điểm, trong khi đó HNX-Index cũng giảm nhẹ 0,01 điểm tương ứng 0,01% còn 102,87 điểm. Trên toàn thị trường có 227 mã tăng, 38 mã tăng trần so với 213 mã giảm, 25 mã giảm sàn.
Khối lượng giao dịch trên toàn sàn HSX chỉ đạt 62,37 triệu cổ phiếu tương ứng 1.732,86 tỷ đồng. Đáng chú ý, sàn HNX, thanh khoản “tụt áp” giảm mạnh xuống mức 5,51 triệu cổ phiếu tương ứng 69,58 tỷ đồng. Trên toàn thị trường có 978 mã không hề có giao dịch diễn ra.
Trong phiên sáng nay, thị trường nhận được sự hỗ trợ từ BVH, BHN, GAS, CTG, EIB tuy nhiên, diễn biến của chỉ số gặp trở ngại do một số mã vốn hoá lớn như VIC, VNM, HPG, VRE, VCB… giảm giá. Riêng VIC đã lấy đi của chỉ số chung tới 1,07 điểm.
Công ty chứng khoán VCBS đánh giá, trong bối cảnh kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đang cận kề, diễn biến tích cực từ các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới vẫn không thể xua tan đi tâm lý rút lui khỏi thị trường trước kỳ nghỉ lễ dài ngày của nhiều nhà đầu tư.
Do vậy, công ty này tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên gia tăng tích lũy cổ phiếu một cách từ tốn cho mục tiêu đầu tư trung – dài hạn và tránh lạm dụng đòn bẩy trong giai đoạn này.
Theo Dân trí
"Bạo chi" quảng cáo, khuyến mãi 2 tỷ mỗi ngày nhưng doanh thu của Habeco vẫn cứ "lao dốc"
Mặc dù chi khá mạnh tay cho quảng cáo, khuyến mãi gần 2 tỷ đồng mỗi ngày nhưng kết quả kinh doanh quý III của Habeco vẫn kém khả quan.
Habeco chi mạnh tay cho quảng cáo, tuy nhiên hiệu quả không đi kèm với doanh thu.
Cụ thể theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III, Bia Hà Nội (Habeco) ghi nhận doanh thu thuần 2.440 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 183 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt 6.778 tỷ đồng doanh thu, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn lợi nhuận sau thuế so với 9 tháng đầu năm 2017 giảm 19%.
Habeco hiện thực hóa tuyên bố cải tổ lại bộ máy hoạt động bằng cách trong 9 tháng đầu năm, khi Habeco giảm dần chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Cụ thể, lũy kế 9 tháng đầu năm, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 19%, còn 286 tỷ đồng so với mức 349 tỷ đồng năm 2017. Tổng chi phí bán hàng của công ty cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế 9 tháng năm 2018, số tiền chi cho quảng cáo thậm chí còn có xu hướng tăng 17% đạt hơn 385 tỷ đồng.
Doanh thu của Habeco không tăng trưởng là điều đã được dự báo từ trước, trong bối cảnh, công ty bị các doanh nghiệp lớn như Sabeco, Heineken hay Budweiser cạnh tranh quyết liệt. Cùng với đó là thị phần bia Hà Nội những năm qua cũng giảm liên tục, từ mức 20% năm 2016 xuống còn khoảng 15% trong năm 2018.
Phùng Nguyên (t/h)
Theo toquoc.vn
Doanh thu của Habeco giảm dù tăng quảng cáo, khuyến mại Habeco đang trong quá trình tái cơ cấu và một trong những nhiệm vụ quan trọng của công ty lúc này là tăng cường hỗ trợ cho hệ thống bán hàng, phân phối. Bia Hà Nội (Habeco), doanh nghiệp sản xuất bia lớn thứ 3 Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh quý kém khả quan dù đã đẩy mạnh hoạt...