Lách luật để “heo vàng” vào trường điểm
Đến dịp tuyển sinh vào lớp 1 với những trẻ sinh năm “heo vàng” Đinh Hợi 2007, các phụ huynh tại thành phố Quảng Ngãi “đua nhau” lách luật bằng việc “nhập khẩu” vào hộ nằm trên địa bàn có trường điểm như các trường tiểu học Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo và Trần Phú.
Nhiều “heo vàng” trong 1 hộ khẩu
Chị Đặng Thị Ngọc Vân (ngụ phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) tâm sự: “Bằng bất cứ giá nào, gia đình tôi cũng cố gắng chạy cho con vào trường điểm, bởi 2 vợ chồng hay đi làm sớm về muộn, toàn bộ nhờ nhà trường giáo dục và có điều kiện cho cháu vui chơi, nâng cao trí tuệ như những thông tin tốt về các trường điểm này. Chỉ cần chạy nhập khẩu cho con là có khả năng chạy vào trường điểm được”.
Cũng chính từ ý tưởng của phụ huynh, khi con cái vừa lọt lòng cho đến cận kề thời điểm vào lớp 1, các bậc cha mẹ đua nhau “chạy” nhập khẩu để hợp thức hóa với chủ trương của địa phương, nhà trường là chỉ nhận trẻ có hộ khẩu ở địa phương có trường điểm.
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm, có 3 trường hợp nhập khẩu từ năm 2008 nhưng vẫn bị loại vì trên thực tế, trẻ không sinh sống thực sự ở địa phương. Ở địa bàn phường Nguyễn Nghiêm có 15 trường hợp “chạy” hộ khẩu bị loại. Điển hình, trường hợp chủ hộ Trần Lưu Thị B.L. nhập khẩu cho con vào ngày 3/7/2013. Hiện tượng trong một hộ khẩu, có từ 3 đến 6 con “heo vàng” cư ngụ, trong khi người vợ trong hộ khẩu đã… triệt sản cách đây hơn 16 năm.
Thầy Võ Văn Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm cho biết: “Với chỉ đạo của UBND TP Quảng Ngãi, năm nay, nhà trường chọn số học sinh cư ngụ thật sự ở địa bàn phường Nguyễn Nghiêm, tránh việc các trường hợp nhập khẩu mà không sống thực tế ở địa phương làm tội cho các cháu ở đúng nghĩa. Với số lượng hồ sơ nộp vào “quá tải” so với chỉ tiêu, đây là năm tuyển sinh căng thẳng và khó khăn nhất của nhà trường từ trước đến nay”.
Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm (thành phố Quảng Ngãi) luôn dẫn đầu trong các phong trào và giáo dục nên được phụ huynh tín nhiệm muốn cho con vào học.
Video đang HOT
Trước tình hình này, chính quyền địa phương và tổ dân phố tiến hành kiểm tra các cháu sinh năm 2007 đang sinh sống thực tế trên địa bàn 3 phường Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo và Trần Phú. Một số gia đình gây mâu thuẫn khi lộ hộ khẩu có nhiều con, cháu sinh năm 2007.
Tại địa bàn phường Trần Hưng Đạo, cán bộ đến kiểm tra “heo vàng” trong hộ khẩu, khi hỏi người vợ (52 tuổi): “Chị sinh con lúc nào mà trong hộ khẩu ghi có con năm 2007?”, người vợ ngơ ngác nhìn chồng trả lời: “Hơn 16 năm qua tôi có đẻ đâu mà có con, con tôi giờ đã trưởng thành hết rồi”. Người vợ hùng hổ đứng lên “truy cứu” ông chồng, nói: “Ông có con rơi con rớt ở đâu mà đưa vào hộ khẩu, trời ơi là trời, bao năm nay tôi tin tưởng ông, vậy mà ông lừa tôi…”. Sau đó, người chồng phải phân bua, giải trình đến cơ quan chức năng và người vợ. Người chồng đưa đầy đủ chứng cứ thì người vợ mới “tạm tin”…
Ngoài việc nhập khẩu, 3 trường tiểu học Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo và Trần Phú đã loại các trường hợp “heo vàng” sinh năm 2007 và không sống thực tế ở địa phương. Các bậc phụ huynh khẩn trương rút khỏi hộ khẩu để chuyển về nơi cũ ở TP Quảng Ngãi, sự gấp rút này gây phiền hà không nhỏ đến các chủ hộ khẩu vừa nhập vào và chính quyền địa phương.
Cân đối chất lượng giáo viên
Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2013, toàn TP Quảng Ngãi có 63 lớp, với 2.235 học sinh lớp 1, trong đó Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm có 330 chỉ tiêu, Trần Hưng Đạo với 330 chỉ tiêu và Trần Phú là 330 em.
Với số lượng học sinh luôn quá tải, mỗi giờ tan trường, phụ huynh chờ đón con ở Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (thành phố Quảng Ngãi) thường gây ách tắc giao thông.
Với tình trạng phụ huynh đua nhau đưa con vào trường điểm, ông Nguyễn Tiến Dũng – phó Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi cho biết: “Từ trước khi bước vào tuyển sinh lớp 1, chúng tôi ra quy định tiếp nhận các cháu học lớp 1 phải có hộ khẩu và thực tế sinh sống ở địa phương, nhằm siết chặt nạn “chạy trường” gây quá tải ở trường điểm. Bên cạnh đó, điều chuyển 30 giáo viên dạy giỏi thuộc 3 trường trên đến dạy ở 8 trường khác để cân bằng chất lượng giảng dạy”.
Cũng theo ông Dũng, vào giữa năm học 2013 – 2014, UBND TP Quảng Ngãi sẽ đầu tư xây dựng các lớp bán trú như trường điểm, đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với từng trường với hy vọng cân bằng chất lượng giáo dục ở các trường trong TP Quảng Ngãi.
Hồng Long
Theo Dantri
Tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu mua nhà ở xã hội
Trước hiện tượng một số UBND xã (phường) không thực hiện việc xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của các đối tượng có nhu cầu mua nhà xã hội, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo địa phương không để xảy ra tình trạng trên.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đẩy nhanh việc triển khai thực hiện NQ số 02/NQ-CP của Chính phủ về vay vốn hỗ trợ nhà ở.
Phải xác nhận tình trạng nhà ở cho người dân đủ điều kiện (ảnh Vietnamnet)
Theo đó, qua phản ánh của các hộ gia đình, cá nhân và của các ngân hàng được giao thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ thì một số UBND xã (phường) nơi đối tượng đó có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú không thực hiện việc xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đối tượng này do không đủ điều kiện để được vay hỗ trợ nhà ở.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh tại một số địa phương chậm triển khai việc chuyển đổi công năng dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ và tiến độ thực hiện dự án.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chỉ đạo UBND xã (phường) xác nhận thực trạng nhà ở (số thành viên trong hộ gia đình và diện tích nhà ở) tại địa chỉ mà người xin xác nhận có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú và thực tế đang sinh sống tại đó.
Người đứng đơn xin xác nhận về thực trạng nhà ở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu đã có nhà ở khác trong địa giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở mà người đứng đơn muốn vay vốn để thuê, mua nhà ở.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND các tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã (phường) tổ chức thực hiện việc xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở, không để trường hợp người dân đến nhưng không được xác nhận mà không có lý do.
Đối với tổ chức là doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương ban hành các quy định cụ thể nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chuyển đổi công năng dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội.
Điều kiện để được vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được vay khi mua nhà ở xã hội là phải có hợp đồng đã ký với chủ đầu tư sau ngày 07/01/2013; khi mua, thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 phải có xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở; Đối với khách hàng là tổ chức thì phải là doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội hoặc doanh nghiệp chuyển đổi công năng dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Đối tượng thu nhập thấp để xét duyệt mua nhà phải có văn bản xác nhận của UBND xã, phường nơi đối tượng đó có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở và chỉ xác nhận 01 lần.
Theo Dantri
Mỗi ngày, 70 trẻ sơ sinh tử vong Với 1,5 triệu trẻ được sinh ra hằng năm ở nước ta, có khoảng 27.000 trẻ bị tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau Đối với đa số vụ tử vong sau tiêm chủng gần đây, hội đồng chuyên môn đều kết luận nguyên nhân tử vong là do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý. Liệu tử vong sơ sinh có...