Lạc vào thiên đường ẩm thực cả trăm món ‘vừa ngon, vừa rẻ’ ở Đà Nẵng
Thà ăn một miếng nghé non/Còn hơn ăn cả một con trâu già”, ăn thịt nghé mà cũng thành thơ được thì cũng đủ biết món này ngon đến cỡ nào…
Dĩ nhiên, nghé non thì phải ngon hơn trâu già. Nhưng với dân sành ăn, trâu nghé gì miễn biết cách chế biến đều ngon cả. Người ta hay nói, con trâu là đầu cơ nghiệp, là tài sản quý của người nông dân. Bởi vậy, đâu ai nỡ thịt trâu để bán để ăn, chỉ khi nào trâu già chết đi, gia chủ mới dám “hóa kiếp”, khi ấy cả làng mới có cơ hội được ăn thịt trâu. Hiếm hoi là vậy, nhưng thịt trâu lại hiếm khi “được lòng” người, thường mang tiếng là dai, bởi khi được mang đi giết mổ vào thời ấy, con trâu thường đã già. Thế nên mới hiểu câu “thà ăn một miếng nghé non…” là vậy!
Dần dần, thịt trâu đi vào các thực đơn của các nhà hàng và được chế biến thành đủ món ngon. Về góc độ dinh dưỡng, cả thịt bò, thịt trâu đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên, về mặt sức khỏe thịt trâu lại tốt hơn thịt bò vì thịt trâu có ưu điểm ít mỡ hơn thịt bò. Theo Đông y, thịt trâu có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều viết thịt trâu bổ thận, bổ gân cốt. Không biết có phải vậy không mà thấy quý ông có vẻ hảo món này hơn quý bà, vào quán lúc nào cũng thấy đông nườm nượp!
Lại nói chuyện ẩm thực thịt trâu, có lần được mời dự khai trương một khách sạn lớn có tiếng ở Nha Trang, nhiều thực khách trầm trồ bởi mâm cỗ toàn những món ngon. Ăn tới món thứ 3, bỗng chị bạn ngồi bên cầm menu lên xem rồi kêu nhỏ “thôi chết rồi toàn món chế biến từ thịt trâu, hồi nào giờ tớ bị dị ứng món này…”. Lúc ấy, cả bàn mới nhớ… quên để ý cái menu, xem lại mới thấy nào là chả trâu, trâu xào lá lốt, trâu hầm đu đủ, trâu nấu cà ri… Giật mình thảng thốt vậy thôi chứ ai nấy đều phải công nhận là ngon, ăn thịt trâu mà cứ tưởng đang ăn thịt bò, miếng nào cho vào mồm đều mềm, thơm, thấm. Nghe đâu vị chủ tập đoàn này là người khoái ẩm thực thịt trâu nên sẵn sàng đi lùng những con trâu ngon nhất xứ Nghệ mang vào Nha Trang, lại còn thuê hẳn một đội ngũ bếp hùng hậu chuyên về thịt trâu để làm những món độc đáo chiêu đãi khách. Thú thật hôm ấy nghe chị bạn nói ăn nhiều thịt trâu mát quá cũng không tốt, mà lỡ rồi nên cũng chậc lưỡi thôi kệ mấy khi được ăn, về nhà cứ nơm nớp lo bụng dạ thế nào, vậy mà chẳng thấy gì ngoài việc đánh một giấc êm ru tới sáng!
Giờ thì một số nhà hàng đã đưa trâu lên hàng đặc sản. Trên mạng xã hội cũng bắt đầu “pi-a” cho món trâu gác bếp của vùng Tây Bắc. Món này trước đây được người dân tộc vùng này xem như một thứ lương thực dự trữ để mang theo lên nương rẫy. Món này khi chế biến được chuẩn bị kỹ, gia vị lấy từ rừng như hạt tiêu rừng, thảo quả, các loại lá thơm. Thịt kẹp bằng phên làm từ tre mai, sấy bằng than củi rừng, người ăn có thể cảm nhận được sự mộc mạc, ấm áp và đầy hương vị của nó. Có món này trên bàn nhậu là các đấng mày râu cứ túc tắc lai rai mà không sợ tốn mồi, vì thưởng thức thịt trâu khô phải nhai thật kỹ, xé thành từng sợi nhỏ, càng nhâm nhi càng thấy ngon.
Người miền Trung thì lại khoái món trâu nướng. Ông bà ta có câu: “Nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ nấu”, món trâu nướng tảng đơn giản, dễ làm, quan trọng là phải chọn được thớ thịt tươi, mềm. Sau khi ướp gia vị, chỉ việc đặt lên lò than, khi thịt vừa chín tới thì ăn kèm với lá lốt, chấm muối ớt thật cay. Không thích ăn món khô thì có thể làm món trâu nhúng mẻ. Trời lành lạnh, có một nồi nước mẻ chua chua, ăn tới đâu nhúng thịt tới đó, cảm giác từng miếng thịt cứ tan chảy trong miệng. Món này vào nhà hàng thì khỏi nói, họ xắt thịt bằng máy nên miếng thịt mỏng như lá lúa, đều tăm tắp, nhúng vào nồi mẻ đã thấy vừa chín tới, mềm và ngon không thể tả!
Đó là vào nhà hàng, còn ở nhà thì thịt trâu xào cần hay xào rau muống là món đơn giản nhất, bà nội trợ nào cũng có thể làm được. Nhưng ra chợ bây giờ, khối người còn không phân biệt được, nhiều khi hỏi mua thịt bò người bán lại đưa thịt trâu, hỏi thịt trâu lại đưa thịt bò, oái ăm là thế! Các cụ ngày xưa nói “trâu co – bò nở” cũng là có ý phân biệt giữa 2 loại thịt này. Cô nào về làm dâu mua nhầm thịt, đến bữa nấu cứ thấy thịt ngót đi thì đích thị là thịt trâu!
Mất tiền triệu do mua phải thịt trâu gác bếp bị làm giả: Chuyên gia đưa ra 3 tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện
Thịt trâu gác bếp bị làm giả từ thịt lợn nái không chỉ khiến người mua bị hớ mà còn có khả năng gây bệnh do công đoạn chế biến, phù phép nhiều hóa chất khó kiểm soát.
Video đang HOT
Mua phải thịt trâu gác bếp "rởm", nhiều người mất tiền oan lại đối mặt với rủi ro sức khỏe
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người dân ở núi rừng Tây Bắc. Để làm thịt trâu gác bếp, người ta cần thịt trâu tươi đem tẩm ướp những gia vị cay nồng của mắc khén, hạt dổi, ớt tươi.
Điểm đặc biệt của loại thịt này chính là thịt để nguyên miếng. Những miếng thịt trâu tươi ngon nhất được lựa chọn rồi tẩm ướp gia vị, đem trao lên gác bếp, hong khô bằng thân hồng của củi rừng và khói bếp, tạo nên hương vị đặc trưng. Ai ăn một lần thịt trâu gác bếp chuẩn rồi sẽ còn nhớ mãi hương vị của món đồ ăn này.
Giữa thị trường dịp Tết nhộn nhạo, nhu cầu người mua tăng cao, thịt trâu gác bếp bị làm giả thì không chỉ bị "hớ" mà còn rước bệnh vào thân.
Chính vì thế, vào những dịp quan trọng như Tết cổ truyền, nhiều người lại săn lùng thịt trâu gác bếp để làm quà biếu cho người thân, để làm đồ ăn vặt nhâm nhi, lai rai dịp nghỉ lễ. Để mua thịt trâu gác bếp, người mua sẽ phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ, mỗi cân có thể lên tới hàng triệu đồng.
Nếu mua thịt trâu gác bếp chuẩn với giá đó thì cũng xứng "tiền nào của nấy". Chỉ sợ rằng, giữa thị trường dịp Tết nhộn nhạo, nhu cầu người mua tăng cao, thịt trâu gác bếp bị làm giả thì không chỉ bị "hớ" mà còn rước bệnh vào thân.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thịt trâu gác bếp bị làm giả từ thịt lợn nái là hành vi gian lận thương mại, lừa đảo túi tiền của người tiêu dùng. Để làm được 1kg thịt lợn nái giả trâu, chủ cửa hàng sẽ chỉ mất 2-3 kg thịt lợn nái tươi. Trong khi bán ra với giá thịt trâu gác bếp chuẩn, người bán sẽ lãi mỗi cân đến triệu bạc, thậm chí còn hơn thế.
Chưa kể, để phù phép thịt lợn nái như thịt trâu chuẩn, nhiều gian thương không tiếc đổ vào đó những hóa chất tẩm ướp sao cho mùi vị, hình thức giống thịt trâu gác bếp chuẩn nhất có thể. Điều này thực sự rất khó lường, nhất là khi việc tẩm ướp bắt mắt lại khiến người tiêu dùng dễ bị đánh lừa hơn. Lúc này không chỉ mất tiền oan, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Bản thân thịt trâu gác bếp đã là một loại thịt xông khói, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. Giờ đây, nếu mua phải thịt lợn nái, thậm chí có nguy cơ là lợn bệnh, lại tẩm ướp hóa chất phù phép không kiểm soát thì vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
Nhận diện thịt trâu gác bếp "rởm", tránh nguy cơ bị lừa, rước bệnh dịp Tết
Để tìm hiểu xem thịt trâu gác bếp định mua có đảm bảo hàng chuẩn, chất lượng hay không, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên chỉ nên mua tại những nơi uy tín với nguồn gốc đảm bảo. Có thể mua ở những hàng quen lâu năm. Tránh mua thịt trâu gác bếp trôi nổi, quảng cáo trên mạng xã hội... Tốt nhất nên đến tận nơi, xem tận mắt rồi lựa chọn cho đúng đắn. 3 tiêu chí nhận diện thịt trâu gác bếp chuẩn là:
Chỉ nên mua thịt trâu gác bếp tại những nơi uy tín với nguồn gốc đảm bảo.
1. Màu sắc, kích thước bên ngoài
Thịt trâu gác bếp bên ngoài thường có màu đen sẫm bên trong hồng, bản dài bởi nó được chế biến từ những miếng thịt trâu tươi có chiều dài từ 12-15 cm, độ rộng 6-8cm, bề dày 2-3 cm. Vì thế, khi dùng, người dùng cần dùng chày đập, xé thành sợi để ăn. Thịt trâu chuẩn có độ dai nhất định, khi xé thịt không bị nát vụn.
Trong khi đó, thịt trâu khô bị làm giả thường có màu nhạt (nếu là thịt để đông lạnh) hoặc đỏ sẫm (nếu làm giả từ thịt lợn sề) bản ngắn, miếng thịt bở, khi xé thịt sẽ bị nát vụn.
2. Mùi vị
Thịt trâu gác bếp chuẩn được làm từ thịt trâu tươi loại 1, giữ nguyên được hương vị, độ ngọt của thịt kết hợp cùng nhiều loại gia vị độc đáo mà chỉ có ở vùng núi Tây Bắc mới có.
Trong khi đó, thịt trâu giả khi ăn không cảm nhận được độ ngọt của thịt mà chỉ thấy phần nhiều là hương vị tẩm ướt lấn át phần thịt.
Thịt trâu gác bếp chuẩn được làm từ thịt trâu tươi loại 1, giữ nguyên được hương vị, độ ngọt của thịt kết hợp cùng nhiều loại gia vị độc đáo.
3. Giá thành
Mặc dù đây không hẳn là tiêu chí đánh giá chuẩn xác, bởi nhiều gian thương vẫn đội giá thịt trâu gác bếp "rởm" lên cao ngất như loại thịt chất lượng loại 1, nhưng nếu giá rẻ so với bình thường thì bạn cũng nên xem xét.
Thịt trâu gác bếp chuẩn xịn bao giờ cũng có giá thành khá cao, bởi nguyên liệu làm ra cũng đã khá đắt đỏ. Để làm ra một cân thịt trâu khô phải cần đến 3kg thịt nguyên liệu tươi, cùng với các gia vị đi kèm, chi phí nhân công nên cũng có thể hiểu được tại sao thịt trâu gác bếp lại có giá lên đến gần cả triệu cho một cân thịt trâu khô.
Trong khi đó, thịt trâu gác bếp làm từ thịt lợn có giá bán rẻ hơn. Nhiều người muốn bán được nhiều hàng thậm chí còn giảm giá sâu khiến món đồ đặc sản này rẻ hơn rất nhiều so với hàng chuẩn. Khi mua hàng, bạn cũng nên đặt ra câu hỏi vì sao lại có giá thịt trâu gác bếp rẻ như vậy. Đừng quên tiền nào của nấy nhé!
Thịt trâu gác bếp mua về bị mốc là hàng "rởm"?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thịt trâu gác bếp chuẩn được làm hoàn toàn thủ công, không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào nên để bên ngoài vài ngày có thể xuất hiện hiện tượng mốc trắng. Đây là chuyện rất bình thường chứ chưa phải là tiêu chí đánh giá đây là thịt trâu gác bếp "rởm".
Chuyên gia khuyên, tốt nhất khi mua hàng về dùng Tết, người dân nên chú ý điều kiện bảo quản để có thể bảo quản được lâu nhất, tốt nhất mà vẫn giữ được trọn vẹn hương vị của đồ ăn. Có thể bảo quản cấp đông, nếu sử dụng ngay có thể để ngăn mát tủ lạnh để tránh hiện tượng mốc trắng.
Quán đặc sản ngon ở Đà Nẵng Đà Nẵng ghi điểm thực khách bởi ẩm thực địa phương đặc sắc. Bánh xèo, bún mắm nêm, gỏi cá Nam Ô... là món ngon nên thử khi ghé thăm phố biển miền Trung. Đà Nẵng được biết đến là thiên đường ẩm thực với hàng loạt món ăn độc đáo, mang hương vị đậm đà, cay cay đặc trưng. Bên cạnh hải...