Lạc vào thế giới phép thuật Harry Potter ở xứ sở Scotland (phần 1)
Sau hơn 20 năm kể từ ngày ra mắt, Harry Potter đã là một cái tên quen thuộc trên toàn cầu, nhưng bạn có biết rằng JK Rowling đã viết phần lớn tác phẩm này tại thành phố Edinburgh, Scotland ?
Scotland đang là một trong những tâm điểm của vòng loại Euro 2020 khi rạng sáng ngày 19/6 họ sẽ thi đấu với đội tuyển Anh trong trận “derby Vương quốc Anh”.
Nhưng suốt hơn 20 năm qua, trong tâm trí của rất nhiều thế hệ thì Scotland chính là xứ sở phù thủy và phép thuật, thánh địa của Harry Potter.
Nhà văn Rowling thường kể rằng bà hoàn thành cuốn truyện Harry Potter đầu tiên trong các tiệm cà phê của thành phố Edinburgh. Từ đó nhiều năm qua, Edinburgh đã tiếp đón hàng triệu du khách vốn là người hâm mộ Harry Potter.
Nếu có dịp ghé thăm thành phố này, dạo quanh những con đường sỏi đá, ngắm nhìn những ngôi nhà kiến trúc thời George hay tòa lâu đài kiến trúc Trung cổ, bạn sẽ cảm nhận được Hogwarts và Thế giới Phù thủy, ngay tại thủ đô của Scotland.
Du khách có thể nhâm nhi cà phê ở nơi Rowling chấp bút Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (1997) hoặc đi lang thang xuống Hẻm Xéo đặc trưng của Edinburgh.
The Elephant House và Spoon Café
The Elephant House : 21 George IV Bridge, Edinburgh, EH1 1EN
Spoon Café : 6A Nicolson Street, Edinburgh, EH8 9DH
Rowling đã hình thành ý tưởng về Harry Potter vào năm 1990 khi đang ngồi trên chuyến tàu từ Manchester đến London. Sau cuộc hôn nhân tan vỡ, bà quay trở về sinh sống ở Edinburgh với những ý tưởng cho tác phẩm Harry Potter và Hòn đá phù thủy .
Một trong những nơi mà bạn không thể bỏ qua chính là quán cà phê Elephant House Cafe tại Edinburgh. Bà thường ngồi đằng sau nhà hàng, nhìn về phía lâu đài Edinburgh và nghĩa trang Greyfriars Kirkyard.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tránh đám đông, hãy đi bộ khoảng 5 phút đến Spoon Café trên Phố Nicolson. Quán cafe này có người chủ là anh rể Rowling, và nhiều người cho rằng phần lớn cuốn sách Harry Potter đầu tiên được viết ở đây.
Nghĩa trang Greyfriars Kirkyard
26A Candlemaker Row, Edinburgh EH1 2QE
Giữa các buổi sáng tác ở các quán cà phê ở Edinburgh, JK Rowling thường đi dạo quanh các đường phố của Edinburgh, nơi đóng vai trò là nguồn cảm hứng của bà cho vũ trụ Harry Potter.
Có lẽ hơi khác biệt khi bà dạo quanh nghĩa trang Greyfriars Kirkyard gần đó và ngắm nhìn các bia mộ.
Một số cái tên được khắc trên bia mộ đã truyền cảm hứng vào trong tác phẩm như William McGonagall (một nhà thơ nổi tiếng), Elizabeth Moodie và Daniel Scrymgeour.
Tuy nhiên, cư dân nổi tiếng và đặc biệt nhất Greyfriars Kirkyard chính là Thomas Riddle, tên tuổi của ông là nguyên mẫu để xây dựng hình ảnh chúa tể Voldemort hoặc “”Kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy”.
Đường Victoria
Video đang HOT
Đi ngang qua Grassmarket và bạn sẽ tìm thấy khúc quanh của Phố Victoria và The West Bow, nơi đây với những cửa hàng nhỏ san sát được sơn màu sặc sỡ.
Không có gì ngạc nhiên khi con phố đầy màu sắc này được đồn đại là nguồn cảm hứng cho con đường mua sắm huyền diệu của London, Hẻm Xéo.
Con phố ma thuật này không xa lạ với những câu chuyện phù thủy, nơi đây từng là chốn cư ngụ của Major Weir, một người đàn ông nổi tiếng bị hành quyết vì tội phù thủy vào năm 1670.
Người ta cho rằng ngôi nhà của phù thủy đã bị phá hủy hoàn toàn khi Phố Victoria được xây dựng vào những năm 1830, nhưng vết tích nó vẫn còn đó và nay là Quaker Meeting House
Dấu tay của JK Rowling tại The City Chambers
Edinburgh City Chambers, 253 High St, Edinburgh EH1 1YJ
Chỉ cần ra khỏi Royal Mile, bạn có thể tìm thấy các dấu tay của tác giả nổi tiếng được tái hiện trên tấm bia đá trong khu tứ giác phía trước Edinburgh City Chambers. Dấu tay này được in lên khi JK Rowling nhận Giải thưởng Edinburgh vào năm 2008.
Bạn cũng sẽ tìm thấy dấu tay của những người nhận Giải thưởng khác, bao gồm Sir Chris Hoy, Ian Rankin OBE, Doddie Weir và hay Tom Gilzean.
Trường George Heriot
Lauriston Pl, Edinburgh EH3 9EQ
Mặc dù nguyên mẫu của Hogwarts chưa bao giờ được xác định chính thức, nhưng người ta đồn rằng JK Rowling đã lấy cảm hứng dựa trên trường George Heriot nổi tiếng ở trung tâm thành phố Edinburgh.
Được xây dựng vào năm 1628 với bốn tòa tháp và mang hơi thở kiến trúc Gothic, bạn có thể tự cảm thấy câu chuyện về thế giới phép thuật Harry Potter ở đâu đây.
Ngôi trường không mở cửa rộng rãi cho các du khách, nhưng lại là điểm tổ chức Lễ hội Edinburgh vào tháng 8 hàng năm.
Khách sạn Balmoral
1 Princes St, Edinburgh EH2 2EQ
Khách sạn Balmoral là đỉnh cao của sự sang trọng ở Edinburgh và nơi đây còn tô điểm cho câu chuyện từ lúc cơ hàn đến giàu sang của JK Rowling.
Khách sạn Balmoral.
Ban đầu, bà viết sách trong không gian khiêm tốn của các quán cà phê ở Edinburgh, và hoàn thành những trang cuối của bộ truyện Harry Potter và Bảo bối Tử thần tại một trong những căn phòng sang trọng nhất của khách sạn Balmoral.
Căn phòng này sau được đổi tên thành The JK Rowling Suite để vinh danh nữ tác giả.
Top 10 lâu đài rộng nhất thế giới
Theo thống kê trên trang Touropia.com, lâu đài Malbork (Ba Lan) lớn nhất thế giới với diện tích hơn 100.000m2.
1. Lâu đài Malbork (Ba Lan)
Với diện tích 143.591 m2, Malbork (Ba Lan) là lâu đàilớn nhất thế giới. Lâu đài được xây dựng hoàn toàn bằng gạch theo kiến trúc Gothique từ thế kỷ 13. Trải qua thời gian, lâu đài nhiều lần được mở rộng để đủ chỗ cho 3.000 người.
Năm 1997, lâu đài Malbork đượcUNESCO công nhậnlàdi sản thế giới.
2. Mehrangarh Fort (Ấn Độ)
.
Dù có tên chính thức là pháo đài nhưng Mehrangarh Fort cũng có thể coi như một lâu đài của Ấn Độ. Công trình nằm trên ngọn đồi cao 122m tại thành phố Jodhpur, được bao quanh bởi những lớp tường thành cao 36m và rộng tới 21m.
Bên trong bức tường thànhbất khả xâm phạmlà vương quốc của các vị vua Jodha với khu cung điện hoàng gia, tòa án và nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc chạm khắc cầu kỳ. Pháo đài Mehrangarh Fort rộng tới 81.227 m2.
3. Lâu đài Prague (Cộng hòa Czech)
.
Lâu đài Praha có diện tích 66.761 m2, xây từ thế kỷ thứ 9 và được mở rộng nhiều lần cho đến nửa sau thế kỷ 18. Bên trong lâu đài có một quần thể các điểm tham quan bao gồm Nhà thờ St. Vitus và Nhà thờ St. George.
4. Lâu đài Windsor (Anh)
.
Windsor thường được gọi là lâu đài có người sinh sống lớn nhất trên thế giới với 54.835 m2. Đây cũng là lâu đài lớn nhất nước Anh. Xây dựng từ thế kỷ 11, vẻ đẹp nguy nga của Windsor khiến nhiều người say đắm.
Windsor là một trong những nơi ở chính thức củaNữ hoàng Elizabeth II. Nữ hoàng Elizabeth II đã dành rất nhiều kỳ nghỉ cuối tuần trong năm tại lâu đài này. Ngoài nhu cầu giải trí cá nhân, bà cũng thường sử dụng nơi đây cho những công việc của quốc gia.
5. Lâu đài Hohensalzburg (Áo)
.
Lâu đài Hohensalzburg (54.523 m2) nằm ở thành phố Salzburg của Áo là một trong những lâu đài lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu. Lâu đài xây dựng vào năm 1077 và được mở rộng nhiều trongkhoảng thời giantừ năm 1495 đến năm 1519.
6. Lâu đài Spis (Slovakia)
.
Nằm ở phía đông Slovakia, Spis là một trong những lâu đài thời Trung cổ lớn nhất ở trung tâm châu Âu. Phần thân chính của lâu đài được xây kiên cố bằng những bức tường đá vào nửa đầu thế kỷ 13. Do có vị trí đẹp ở vùng nông thôn nên lâu đài Spis được sử dụng làm địa điểm quay các bộ phim.
7. Lâu đài Buda (Hungary)
.
Buda là một lâu đài lịch sử và tổ hợp cung điện của các vị vua Hungary ở Budapest, được hoàn thành lần đầu vào năm 1265. Ngày nay, lâu đài có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc, từ Gothic đến Baroque.
8. Lâu đài Himeji (Nhật Bản)
.
Himeji (41.468 m2) được coi là lâu đàiđẹp nhất Nhật Bảnvà là một trong số ít lâu đài không bị tàn phá bởi nội chiến, động đất và đánh bom. Nó được xây dựng vào thế kỷ 14 và dần dần được mở rộng qua thời gian. Khu phức hợp lâu đài vẫn tồn tại đến ngày nay hoàn thành vào năm 1609.
9. Thành cổ Aleppo (Syria)
.
Thành cổ Aleppo (39.804 m2) là một trong những lâu đài cổ nhất trên thế giới. Công trình tọa lạc trên ngọn đồi cao 50 m ở trung tâm Aleppo, Syria.
10. Lâu đài Edinburgh (Scotland)
.
Nằm trên một vách núi lửa đã tắt, lâu đài Edinburgh (35.737 m2) nổi bật trên đường chân trời của thành phố Edinburgh ở Scotland. Một số kiến trúc tại lâu đài có từ trước thế kỷ 16. Đáng chú ý Nhà nguyện St Margaret, tòa nhà cổ nhất còn sót lại ở Edinburgh, có từ đầu thế kỷ 12.
Kinh ngạc những địa điểm trong phim Harry Potter có thật ở nước Anh Cùng chiêm ngưỡng những địa điểm nổi tiếng của nước Anh được dùng làm bối cảnh một thế giới phép thuật cho loạt phim nổi tiếng Harry Potter. Lâu đài Alnwick giống như một pháo đài xây dựng vào thế kỷ 12, là lâu đài lớn thứ 2 ở Anh, trước kia từng là chỗ ở của các công tước vùng Northumberland. Những...