Lạc quan thương mại đưa chứng khoán Trung Quốc lên đỉnh 8 tháng
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên đầu tuần đạt mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái, khi những tín hiệu khả quan mới từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung giúp củng cố thêm niềm tin cho nhà đầu tư.
Từ đầu năm đến nay, giá trị vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng thêm 1,5 nghìn tỷ USD – Ảnh: Bloomberg
Lúc đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index tăng 1,1%. Có lúc chỉ số này tăng 3,2% trong phiên giao dịch, nhưng không giữ được toàn bộ thành quả tăng đến hết phiên vì nhiều nhà đầu tư chốt lời nhanh. Trên sàn Thượng Hải, cứ 7 cổ phiếu tăng giá mới có một cổ phiếu giảm giá phiên này.
Kể từ mức đáy thiết lập hôm 3/1 đến nay, Shanghai Composite Index đã tăng 23%, giúp đưa tổng giá trị vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng thêm 1,5 nghìn tỷ USD.
Theo hãng tin Bloomberg, lực tăng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc chưa khi nào mạnh như hiện nay kể từ giai đoạn đỉnh điểm của bong bóng chứng khoán hồi năm 2015.
Video đang HOT
“Thị trường đang rất nóng”, nhà quản lý quỹ Chen Weining thuộc Miyuan Investments ở Bắc Kinh nhận xét. “Các chỉ số kỹ thuật đều đang báo hiệu sự đi lên, nhưng cần đảm bảo chắc chắn rằng sự sụt giảm như hồi năm 2015 không lặp lại”.
Tăng điểm cũng là xu hướng chung của các thị trường chứng khoán chủ chốt khác ở châu Á trong phiên đầu tuần. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản chốt phiên với mức tăng 1%. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản tăng 0,3%, nâng tổng mức tăng từ đầu năm đến nay lên 10%.
Chứng khoán Australia tăng 0,4% phiên này, còn chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 0,7%.
Đợt tăng điểm từ đầu năm đến nay của chứng khoán Trung Quốc trái ngược hẳn với những gì diễn ra vào năm 2018, khi nỗi lo về thuế quan của Mỹ và sự giảm tốc của nền kinh tế khiến Shanghai Composite Index sụt 25%.
Đối mặt với sự lao dốc của giá cổ phiếu, Bắc Kinh đã nới lỏng kiểm soát thị trường chứng khoán và tung nhiều biện pháp kích cầu nền kinh tế. Gần đây, khả năng Mỹ-Trung đạt thỏa thuận xuống thang cuộc chiến thương mại song phương cũng giúp ích nhiều cho tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc đại lục.
Giới thạo tin nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể gặp vào giữa hoặc cuối tháng 3 này để ký kết một thỏa thuận thương mại.
Giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc cũng đang chờ những thông tin mới từ kỳ họp Quốc hội nước này chuẩn bị diễn ra ở Bắc Kinh, nơi nhiều chính sách kinh tế mới có thể được công bố.
Không chỉ chứng khoán Trung Quốc mà đồng Nhân dân tệ nước này cũng tăng giá mạnh trong năm nay. Tính từ đầu năm, Nhân dân tệ đã tăng 2,7% so với đồng USD, trở thành đồng tiền chủ chốt tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á, sau khi giảm 5% trong năm ngoái.
Theo vneconomy.vn
Các ngân hàng lớn nhắm tới các công ty công nghệ ở châu Á
Các ngân hàng trên toàn cầu, trong đó có Citigroup và HSBC, đang đẩy mạnh các nỗ lực cung cấp dịch vụ cho các công ty công nghệ mới đang phát triển nhanh của châu Á.
Mảng dịch vụ phục vụ các nhu cầu hoạt động của các công ty như tài chính thương mại hay quản lý tiền mặt đang là nguồn lợi nhuận ổn định mà không đòi hỏi số vốn lớn cho các ngân hàng ở châu Á, khu vực thương mại lớn nhất trên thế giới.
Dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa gây ra tác động mạnh, một phần nhờ thỏa thuận tạm thời giữa hai nước này về hoãn thực hiện kế hoạch tăng thuế từ ngày 1/1/2019, giới phân tích nhận định những căng thẳng đã ảnh hưởng đến triển vọng của các nền kinh tế châu Á và thương mại hàng hóa, khiến lĩnh vực dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn.
Theo quản lý cấp cao của các ngân hàng và các nhà tư vấn, mục tiêu mà các ngân hàng nhắm đến là các công ty thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động và các công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe, từ Ant Financial của Trung Quốc và Grab ở Đông Nam Á tới PayTM and Flipkart ở Ấn Độ.
Rajesh Mehta, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương phụ trách các giải pháp thương mại và tài chính của Citi, cho biết châu Á đang chứng kiến tốc độ số hóa tiền mặt diễn ra nhanh chóng và nhu cầu về nền tảng giao dịch trực tuyến gia tăng và nhu cầu quản lý tiền mặt của các công ty về thương mại điện tử với chuỗi phân phối trải dài trong khu vực đang là cơ hội tốt, khi các công ty này phát triển và mạng lưới chuỗi cung ứng lớn hơn và phức tạp hơn.
Doanh thu của Citi từ các khách hàng trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm các các công ty thương mại điện tử, cho tới thời điểm này của năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với mức tăng 17% của năm 2017, và đây là phân khúc tăng trưởng mạnh nhất trong mảng giải pháp thương mại và tài chính tại châu Á - Thái Bình Dương của họ.
Các quan chức ngành ngân hàng cho rằng tăng trưởng trong phân khúc khách hàng công nghệ có thể sẽ gia tăng nhờ lượng giao dịch liên quan đến các nền tảng kỹ thuật số ở châu Á tăng vọt và khi nhiều công ty công nghệ mở rộng hoạt động ra nước ngoài, nhờ đó hạn chế tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Theo công ty tư vấn Accenture, thị trường thương mại kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng gấp đôi, lên hơn 1.100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, chiếm gần 2/3 toàn cầu.
Lê Minh (Theo Reuters)
Những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất 2018 (Kỳ 1): Cổ phiếu ngành thủy sản, dệt may thắng lớn Điểm số chung của thị trường chứng khoán đang thấp hơn mức đầu năm, nhưng không ít cổ phiếu tăng giá mạnh, tập trung vào nhóm ngành dệt may, thủy sản, bất động sản... Kỳ 1: Cổ phiếu ngành thủy sản, dệt may thắng lớn Bối cảnh xuất khẩu thuận lợi đã giúp nhiều doanh nghiệp dệt may, thủy sản có một năm...