Lạc lối ở Trà Sư
Trà Sư, cái tên vừa nghe thấy quen quen lại vừa thấy là lạ.
Ai đó bảo tôi, đi Trà Sư rồi thì thấy được một phần hay ho của mảnh đất Nam Bộ, đi rồi không phải tìm nơi khác tương tự đi nữa. Thế là tranh thủ mấy ngày nghỉ ở Sài thành, chạy xe, đi luôn.
Tham bèo tấm xanh mướt
Có hẳn ba cách để khám phá Trà Sư: Đi xuồng xuyên qua rừng tràm, chạy xe máy vào tận lõi rừng hay đi bộ theo cây cầu tre có chiều dài gần 4 km vừa mới đưa vào sử dụng đầu năm 2020 này.
Thời điểm tháng 10, 11 trong năm là lúc Trà Sư khoác lên mình chiếc áo đẹp nhất. Ngồi trên đò máy để vào trong khu rừng tràm, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của khu rừng. Đò máy rẽ nước chạy chậm rãi vào bên trong. Những cây tràm đứng ngay hàng thẳng lối như đang chào đón du khách. Sau khi vào sâu hơn, chúng tôi chuyển qua xuồng chèo tay để khám phá khu rừng.
Con xuồng máy lướt qua những đầm hoa sen đang trong mùa nước nổi rực rỡ nhất. Cả rừng tràm được điểm bởi bèo tấm, xuồng vừa rẽ sóng đi qua đã thấy bèo lấn trở lại, khiến mặt đầm không còn chút nào dấu vết của một con xuồng vừa đi qua. Những cánh rừng biếc xanh bạt ngàn mênh mông được điểm xuyết bởi những đóa hoa điên điển, những cây thủy liễu uốn mình mềm mại trong làn nước trong, vài ba chú cá bơi lội tung tăng và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa trên mặt nước.
Sau khi di chuyển một đoạn bằng xuồng máy để vào sâu lõi rừng, tôi được hướng dẫn để đi lên đài quan sát để khám phá vẻ đẹp rừng tràm. Từ nơi cao nhất này, thấy mênh mông một màu xanh bất tận của cây cỏ.
Rời đài quan sát, tôi chuyển sang chiếc thuyền chèo tay để vào tràm chim. Người lái thuyền đưa tôi chiếc nón, vừa để tránh nắng vừa để tránh bị chim ị trên đầu. Tiếng khua mái chèo đều đều trên con nước đưa tôi đi xuyên qua rừng tràm vào sâu trong rừng. Mặt nước biến ảnh những sắc màu kì lạ sau mỗi ánh mặt trời. Thảng khi là ánh bạc, màu xanh ngọc bích, màu hổ phách, màu xanh ve chai và nhóng nhánh nhiều sắc màu. Rừng chông năn kim xanh thẫm, bông điên điển vàng tươi khoa sắc, vài bông súng dập dờn trên lá biếc, vẫn còn lác đác đâu đây mong manh vài cánh sen hồng. Những bông hoa tràm trắng muốt, đặc sản của mảnh đất này thấp thoáng soi bóng hình. Không gian của Trà Sư thu hút tôi vì lần đầu tiên tôi được bước vào một mô hình rừng nước ngập mặn khác hẳn với những khu rừng đã từng vào trước đó. Những thân tràm la đà vươn mình trong nước, vạm vỡ và khỏe khoắn.
Buổi chiều là khoảng thời gian sống động nhất của cánh rừng tràm. Cả cánh rừng rộng 845 ha này tràn ngập tiếng chim ríu ran, vang dội khắp cánh rừng. Vô số loài chim đậu san sát nhau trên cành. Một vài loài tôi biết tên như: Cò, diệc, cồng cộc, chích, le le, gà nước, điên điển, chao liệng trên khắp cánh rừng, đáp nhẹ trên thân tràm có dáng thâm sẫm như những chú chăn uốn mình.
Rừng tràm với rất nhiều tổ chim khi thì nằm tuốt trên ngọn cây, lúc lưng lửng thân cây, có tổ gần sát mặt nước. Nghe đủ các thanh âm mà không phân biệt nổi ra loài nào với loài nào. Cách xuồng của tôi không xa có một xuồng chở khách nước ngoài, các cô gái da trắng mắt xanh vừa chỉ chỏ vừa ồ lên đầy thú vị khi nghe người phiên dịch giới thiệu về một chú chim đáng yêu nào đó.
Video đang HOT
Những chiếc nón phát huy tác dụng đặc biệt khi không rõ có bao nhiêu “bom” của không biết bao nhiêu loài thi thoảng lại bắn tóe lên dưới làn nước. Ngay kể cả khi ngẩng đầu chụp ảnh các chú chim bay qua cũng phải hết sức cẩn thận. Dù vậy, đồ đạc trên xuồng cũng vẫn bị “dính” ít nhiều. Đi trong Trà Sư, bạn cũng nên chú ý mặc quần dài vì có không ít các bạn muỗi sẵn sàng lao ra tấn công từ tứ phía bởi rừng tràm vùng nước ngập lại tối nên cũng là nơi để muỗi sinh sống và phát triển, chưa kể tôi là người “lạ” nên dễ hút muỗi hơn cũng nên.
Sau gần tiếng đồng hồ vật lộn với máy ảnh và chim chóc, tôi cũng săn được kha khá ảnh đẹp, dù trong lòng vẫn cảm thấy tiếc nuối vì trình chụp ảnh của mình quá kém, vẫn chưa lột tả được hết vẻ đẹp của khu rừng. Thuyền lại đưa về nơi cũ và con xuồng máy lớn đợi sẵn, kết thúc chuyến đi bằng xuồng trong rừng Tràm nhiều ấn tượng.
Một cách khác để khám phá rừng tràm Trà Sư là chạy xe máy xuyên qua con đường hai bên rợp bóng mát cây tràm, đi một vòng trong rừng. Đi trên con đường nhỏ ấy, bạn sẽ thích mê vì vô vàn những thân tràm như những đôi bàn tay mềm mại ôm ấp lấy con đường, reo vui trong gió lồng lộng. Con đường này chạy một vòng ôm lấy rừng tràm và có đường rẽ vào trạm quan sát nằm giữa rừng. Chạy xe chầm chậm trong rừng, bạn sẽ gặp khá nhiều người dân đang vơ lá tràm khô về đun bếp, hương tràm cháy rất nỏ và thơm.
Những tháng cuối năm là thời điểm đẹp nhất ở miền Tây khi con nước tràn về, mang theo sự trù phú và màu mỡ cho vùng đất phương Nam này. Những cánh đồng ngập nước, các dòng sông no đầy phù sa và khu rừng tràm xanh thẳm đẹp ngỡ ngàng góp phần tạo nên một bức tranh đặc sắc. Để ngắm nhìn nét đẹp hiền hòa và độc đáo của miền Tây vào thời điểm hiếm hoi này trong năm, bạn đừng quên đến rừng tràm Trà Sư.
Ghé rừng tràm đẹp nhất miền Tây, nơi phim "Đất rừng phương Nam" bấm máy
Rừng tràm Trà Sư (An Giang) đang dần trở thành một "phim trường lớn", hút khách sau khi xuất hiện trong phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam".
Đại cảnh chợ nổi là một trong những phân đoạn hoành tráng nhất của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam"(Ảnh: Ban quản lý rừng Trà Sư cung cấp từ tư liệu phim "Đất rừng phương Nam").
Đại cảnh này có sự góp mặt của gần 400 diễn viên quần chúng, sử dụng hơn 500 bộ phục trang.
Theo thông tin từ Ban quản lý rừng Trà Sư, để thiết kế đại cảnh chợ nổi, đoàn làm phim đã xuống khảo sát trước nhiều tháng. Hơn 20 nhân công địa phương phải làm việc xuyên suốt 60 ngày trước khi bấm máy.
Đoàn làm phim đã tái hiện chợ nổi miền Tây Nam Bộ với hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, hai bên bờ là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. Tới nay, các căn nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của phim vẫn được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, chụp hình.
Hiện nay, người dân miền Tây phần lớn sử dụng ghe, thuyền bằng nhựa composite nên đoàn phim phải đặt đóng lại 50 thuyền gỗ ở Đồng Tháp, sau đó vận chuyển đến rừng Trà Sư để phục vụ quay cảnh phim.
Theo ông Trần Minh Trí - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (đơn vị quản lý và khai thác du lịch tại rừng Trà Sư), sau khi đoàn phim quay xong, đơn vị cố gắng giữ lại những phân cảnh trong phim, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Trà Sư đến du khách và bạn bè quốc tế.
"Những nghệ nhân của đoàn phim đã làm việc cực kỳ sáng tạo để dựng lên hình ảnh cây cầu Kiều đầy nét hoài cổ", ông Trí chia sẻ.
Không chỉ được đoàn phim "Đất rừng phương Nam" chọn làm bối cảnh quay hình, trước đó từng có những đoàn làm phim, gameshow đến bấm máy tại khu vực rừng Trà Sư như phim Thất Sơn tâm linh, chương trình Đại chiến ẩm thực...
Nơi đây dần trở thành một "phim trường lớn", được những người đam mê văn hóa, nghệ thuật quan tâm.
Năm 2020, Trà Sư được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi. Mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đón tiếp cả ngàn lượt khách nội địa và quốc tế đến tham quan.
Rừng Trà Sư được trồng theo mô hình hệ sinh thái của vùng ngập nước, cùng thảm thực vật đa dạng, khí hậu mát mẻ, ôn hòa.
Nơi đây cũng được đánh giá là cánh rừng có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại vùng đồng bằng, là điểm đến cho các nhà nghiên cứu thiên nhiên hoang dã.
Tại rừng tràm Trà Sư, du khách có thể di chuyển xuyên các cánh rừng bằng tàu máy hoặc xuồng chèo tay, với giá vé 50.000/khách mỗi loại. Ngoài ra, còn có dịch vụ đạp xe đạp xuyên bìa rừng, dã ngoại, cùng nhiều hoạt động lý tưởng.
Theo đại diện Vivu Journeys (Tập đoàn du lịch Thiên Minh), cùng với cơn sốt của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam", rừng tràm Trà Sư đang thu hút lượng lớn du khách quan tâm tìm hiểu, đặt tour tham quan trải nghiệm.
Rừng tràm Trà Sư - bối cảnh phim 'Đất rừng phương Nam' hút khách du lịch Đó là ghi nhận của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang, khi chia sẻ về bối cảnh phim 'Đất rừng phương Nam' tại Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư thuộc thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được sử dụng làm bối cảnh trong phim. Theo đơn vị này, sau khi công chiếu phim "Đất...