Lạc đà Kuwait, khỉ tuyết cảnh báo sự tuyệt chủng do con người gây ra
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Steve McCurry đã phô bày mối quan hệ phức tạp của con người và thiên nhiên thông qua cuốn sách mới nhất của ông, tập trung vào chủ đề động vật.
Steve McCurry, nhiếp ảnh gia tài năng của Mỹ, một huyền thoại trong làng nhiếp ảnh tài liệu, có tình yêu mãnh liệt với động vật. Đó cũng là chủ đề cuốn sách mới ra mắt của ông – Steve McCurry. Động vật. Cuốn sách tổng hợp những bức ảnh yêu thích của nhiếp ảnh gia, từ mèo ở Myanmar đến lạc đà ở Jordan. Trong ảnh là con khỉ tuyết, còn gọi là khỉ Nhật Bản, trong công viên Jigokudani Yaen-koen, Nhật Bản, 2018.
“Tôi thích chụp động vật vì sự ‘không đoán trước được của chúng”, ông McCurry nói. “Chúng luôn vận động, có suy nghĩ riêng và hiếm khi chú ý đến ống kính của nhiếp ảnh gia. Hiểu hành vi của động vật là điều cần thiết để tạo ra những bức đẹp, giống như hiểu hành vi của con người có thể giúp chụp ảnh chân dung của ai đó”. Trong ảnh, khách du lịch nghỉ dưỡng bên hồ bơi khi một con voi đi qua ở Bentota, Sri Lanka, 1995.
Bức ảnh chụp ở Ulgii, vùng Altai, Mông Cổ, năm 2018. Ý tưởng chụp ảnh động vật và con người đã nảy ra trong đầu McCurry kể từ khi ông là một nhiếp ảnh gia trẻ. Em gái của ông đã tặng ông cuốn sách ảnh đầu tiên. Đó là bộ sưu tập hình ảnh về những chú chó và chủ nhân của chúng của Elliott Erwitt, có tựa đề Con chó cái. “Đó là lần đầu tiên tôi thấy một cuốn sách về động vật với cách kể chuyện hóm hỉnh, “bệnh” và tuyệt vời”, ông cho biết.
Những hình ảnh trong cuốn sách mới ông McCurry ghi lại một cách trực quan hành trình từ châu Á đến Nam Mỹ, Bắc Mỹ và châu Âu. Nhiều trong số các bức ảnh không có sự hiện diện của con người nhưng ám chỉ những gì họ bỏ lại phía sau. Trong ảnh, người phụ nữ cho chim bồ câu ăn trước Nhà thờ Hồi giáo Xanh ở trung tâm Mazar-i-Sharif, Afghanistan, năm 1991.
Một trong những bức ảnh nổi bật nhất, từng giành giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1992, được chụp ở Kuwait vào cuối cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Trong đó, 3 con lạc đà đang tìm kiếm thức ăn và nước uống ngay cạnh một đám cháy dữ dội ở phía sau. Cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein đã ra lệnh cho các binh sĩ của mình đốt cháy các giếng dầu mà họ bỏ lại khi rút khỏi Kuwait, gây ra một thảm họa sinh thái.
Video đang HOT
Bộ sưu tập của McCurry vươn xa khỏi các cuộc chiến tranh, đến với những chú chó ở Beverly Hills (Mỹ), ngựa đua ở Hong Kong và dê ở miền bắc Pakistan. Trong ảnh là cậu bé chăn cừu gần Magdeburg, Đông Đức, năm 1989.
Một hình ảnh McCurry đặc biệt thích là nhà sư ngồi đọc các tác phẩm Phật giáo vào buổi chiều muộn ở chùa Aranyaprathet, Thái Lan, gần biên giới với Campuchia. “Tôi đã quan sát ánh sáng thay đổi khi các nhà sư thực hiện cả hai nhiệm vụ trần tục và thiêng liêng trong ngày. Chỉ với gỗ và vải, màu nghệ tây chuyển từ vàng mù tạt đến màu cam đậm, môi trường xung quanh họ rất thanh tịnh. Một con mèo nằm cạnh đó được hưởng sự thanh bình”, ông giải thích.
Sự đa dạng của các quốc gia và các nền văn hóa, cụ thể là thái độ của con người đối với động vật và vật nuôi, được phản ánh rõ rệt qua cuốn sách mới của ông McCurry. “Nhiều người trong chúng ta tin rằng chó là người bạn tốt nhất của con người, nhưng trong một vài nền văn hóa, chúng bị coi là bẩn thỉu và ô uế. Trong các nền văn hóa khác, chó thậm chí còn là món ăn ngon”, nhiếp ảnh gia cho biết. Trong ảnh, Mahout và con voi của mình tại một khu bảo tồn ở Chiang Mai, Thái Lan, 2010.
“Bò được coi là thiêng liêng ở Ấn Độ, nhưng ở những nơi khác, thịt của nó là niềm tự hào cho ngành công nghiệp chăn nuôi của họ. Có những khác biệt khó hiểu, điều quan trọng là phải hiểu được những vấn đề nhạy cảm ở từng khu vực địa lý”, ông giải thích thêm. Bức ảnh trên chụp ở Kathmandu, Nepal, 2013.
McCurry hy vọng rằng những hình ảnh của ông sẽ truyền cảm hứng cho con người để động vật được đối xử tốt hơn, đồng thời cảnh báo về sự tuyệt chủng hàng loạt do hoạt động của con người gây ra. “Một thảm họa không thể tưởng tượng được, một điều đáng buồn sắp thành hiện thực. Chúng ta mất thêm một vài loài vật mỗi năm. Động vật hoang dã bị hủy hoại đến mức trong một vài năm nữa, một số loài sẽ tuyệt chủng ngay trong môi trường sống tự nhiên của chúng”. Trong ảnh, người đàn ông đọc báo cùng con chó của mình bên ngoài một nhà hàng ở Rome, Italy, 1994.
Theo news.zing.vn
Chuyên gia Oxford vừa tính ra tỷ lệ tuyệt chủng của con người trong những năm kế tiếp và phát sợ vì nó cao tới bất ngờ
Tỷ lệ con người diệt vong là hoàn toàn tồn tại. Vấn đề là bao nhiêu?
Bất kỳ giống loài nào tồn tại trên đời, dù cực thịnh đến đâu cũng tồn tại một khả năng bất ngờ tuyệt chủng. Dù là vì biến đổi khí hậu, do cạnh tranh tiến hóa, hay thậm chí là thảm họa thiên nhiên - tất cả đều có rủi ro.
Như khủng long - đây là một minh chứng rõ rệt nhất cho giả định này. Ở thời điểm cực thịnh, chúng đã rơi vào cảnh tuyệt chủng toàn bộ sau khi thiên thạch khổng lồ Chicxulub rơi xuống vào hơn 86 triệu năm về trước.
Khủng long thời kỳ cực thịnh nhất đã bị quét sạch bởi thiên thạch khổng lồ, kéo theo chuỗi thảm họa thiên nhiên khác
Vậy còn loài người thì sao? Ở thời điểm hiện tại, Trái đất đang dần nóng lên, các loài vi khuẩn cũng đang dần tiến hóa để kháng lại gần như toàn bộ thuốc của nhân loại. Với những rủi ro như thế, liệu khả năng tuyệt chủng của con người là thế nào?
Cùng chung thắc mắc, các chuyên gia từ Viện Tương lai Nhân loại thuộc ĐH Oxford đã quyết định thực hiện một nghiên cứu về khả năng con người bị tuyệt chủng trên tất cả các năm. Họ muốn tìm hiểu xem tỷ lệ con người bị quét sạch bởi các thảm họa tự nhiên là như thế nào, và từ đó giúp chúng ta tính toán được những rủi ro có thể xảy ra.
Theo Andrew E. Snyder-Beattie - chuyên gia đứng đầu nghiên cứu, các chuyên gia đã tính đến những rủi ro đến từ biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân, đồng thời tập trung vào các thảm họa mà loài người tinh khôn (Homo Sapien) đã từng phải đối mặt suốt 200.000 năm tồi tại (siêu núi lửa phun trào, thiên thạch)...
Và kết quả, rủi ro khiến loài người tuyệt chủng sẽ rơi vào khoảng 1:14.000.
"Sử dụng các thông tin kể từ khi loài người tinh khôn tồn tại suốt 200.000 năm qua, chúng tôi xác định rằng tỉ lệ loài người tuyệt chủng vì các thảm họa tự nhiên vào bất kỳ năm nào sẽ rơi vào khoảng 1:14.000 đến 1:87.000," - Snyder viết trong báo cáo nghiên cứu.
1:14000 - nghe có vẻ nhỏ đúng không? Ồ không đâu, nó rất cao đấy
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng đây là tỉ lệ cao nhất có thể xảy ra, dựa trên các mô hình kể từ khi loài người tồn tại 200.000 năm trở lại đây. Khi sử dụng dữ liệu khoảng 300.000 năm, tỷ lệ sẽ tăng lên 1:22.800. Và nếu là 2 triệu năm, tỉ lệ sẽ xuống tới 140.000.
Tỉ lệ 1:14.000 có nghĩa là 99,993% loài người không thể tuyệt chủng. Nhưng xét trên một góc độ khác, tỉ lệ xảy ra tai nạn trên 100.000 chuyến bay thương mại mỗi ngày cũng tương tự như vậy. Theo thống kê, mỗi ngày có 7 chuyến bay có khả năng rơi. Mà trên thực tế, các vụ tai nạn máy bay vẫn xảy ra, đúng không?
Tỷ lệ 1:14000 là không hề nhỏ
Tất nhiên, phân tích này cũng có nhiều hạn chế. Tỷ lệ ấy chỉ áp dụng khi xem xét các rủi ro xảy ra thảm họa thiên nhiên. Nó chưa hề tính đến các rủi ro đến từ chính con người.
"Việc 200.000 năm qua con người không bị tuyệt chủng vì chiến tranh hạt nhân thực ra không có nhiều ý nghĩa, vì vũ khí nguyên tử mới được phát triển khoảng 70 năm trở về trước thôi."
Nói cách khác nếu tính tất cả các yếu tố, tỉ lệ trên thậm chí sẽ còn cao hơn.
Việc đánh giá khả năng tuyệt chủng của con người chỉ xét trên các yếu tố tự nhiên cho phép chúng ta xác định và tính toán được rủi ro lớn nhất mà nhân loại có thể gặp phải. Ít ra vào lúc này, chúng ta có thể tạm yên tâm rằng con người sẽ chưa bị hủy diệt bởi các thảm họa tự nhiên. Tuy vậy, chẳng có gì đảm bảo được tỉ lệ trên là hoàn toàn chuẩn xác, bởi "các yếu tố tổ tiên chúng ta không phải đối mặt thì chẳng có gì nói trước được."
Tham khảo: IFL Science
Theo helino
Dự báo "lạnh gáy" về tỷ lệ tuyệt chủng của loài người trong năm tới Trong cuộc sống, một cá nhân có khoảng 1 trong số 700.000 nguy cơ bị thiên thạch đâm phải. Tuy nhiên, nguy cơ nhân loại tuyệt chủng lại lớn hơn nhiều lần. Nhân loại sẽ "tuyệt chủng" chỉ trong vòng 1 năm nữa ? (Ảnh: Getty) Theo những số liệu mới được thống kê, con người có tỷ lệ 1/1.000.000 nguy cơ bị...