La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của không quân Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

Cùng với những leo thang của Bắc Kinh trên thực địa cũng như những bóp méo, nhào nặn trong các tuyên bố ngoại giao về vấn đề biển Đông của giới chức Trung Quốc, một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến lại tiếp tục luận điệu xuyên tạc và dọa nạt các bên.

La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa - Hình 1

La Viện là một trong số các viên tướng học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc thường xuyên viết bài mang tính chất bóp méo sự thật, tuyên truyền sai lệch về biển Đông

La Viện, thiếu tướng, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập 1 đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

La Viện vu khống Việt Nam “gây hấn”

Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc tỉnh Hải Nam quản lý (phi lý, phi pháp và vô hiệu) đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái leo thang bất chấp mọi quy định của luật pháp quốc tế và công luận.

Khúc Tinh, Viện trưởng viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nhận định, động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là nhằm phản ứng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển – một kiểu phản ứng hết sức phi lý, phi pháp bất chấp mọi thông lệ và luật pháp quốc tế – PV.

La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa - Hình 2

Khúc Tinh: Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa nhằm có cớ rót tiền đầu tư (trái phép, vô hiệu) cho việc xây dựng (trộm) cơ sở vật chất tại một số đảo, đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)

Tuy nhiên, cũng theo Khúc Tinh, việc nâng cấp quản lý từ Văn phòng lên thành phố chẳng qua chỉ là cái cớ để Bắc Kinh rót tiền của nhiều hơn cho các hoạt động (trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) mà thôi.
Cái gọi là “gây hấn” mà La Viện hoặc không hiểu tí gì về ý nghĩa của từ này, hoặc hiểu và cố tình chụp mũ cho Việt Nam khi ông ta cố tình xuyên tạc 2 sự kiện vốn dĩ là công việc nội bộ của Việt Nam, hoàn toàn không liên quan, không dây dưa gì đến Trung Quốc: “Không quân Việt Nam thị sát quần đảo Trường Sa và Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển thành “hành động gây hấn”- La Viện nói.

La Viện khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.
Theo đó, viên thiếu tướng này đề xuất các chiến đấu cơ, chiến hạm Trung Quốc phải thực hiện cái gọi là hoạt động tuần tra cảnh giới không định kỳ trên biển Đông nhằm ứng phó với hoạt động của quân đội Việt Nam – tuần tra vùng biển và quần đảo chủ quyền hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và hợp lý của mình – PV.

La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa - Hình 3

Một hạm đội Nam Hải được đầu tư trang bị vũ khí nhanh và nhiều một cách bất thường vẫn chưa đủ cho âm mưu độc chiếm biển Đông, theo La Viện phải có thêm một sư đoàn nữa hoặc tương đương (ảnh: hạm đội Nam Hải diễn tập)

Thành lập một đơn vị cấp sư đoàn (phi lý, phi pháp, vô hiệu) thuộc cái gọi là “Tam Sa”
La Viện cho rằng cần thiết phải thành lập một đơn vị quân sự cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa và coi đó như một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc.
Nhằm cản trở hoạt động tuần tra định kỳ đối với quần đảo Trường Sa của quân đội Việt Nam, La Viện kêu gọi giới chức Trung Quốc thành lập khu vực “phân biệt không phận”, “không phận cảnh giới” và “khu vực phòng không” đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh cứ khăng khăng nhận vơ là của mình.
Viên thiếu tướng này còn đưa ra ý tưởng yêu cầu giới chức Trung Quốc phải vạch rõ các đường hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông để tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại dễ dàng theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, một động thái dễ hiểu rằng Bắc Kinh muốn tránh mặt Mỹ trên biển Đông.

La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa - Hình 4

Video đang HOT

Mỹ là đối tượng số 1 khiến Trung Quốc phải e dè và cân nhắc trước khi leo thang trên biển Đông, nhưng dường như có những lúc lòng tham của Bắc Kinh lớn hơn cả sự sợ hãi

Ngoài ra La Viện đề xuất thêm quân đội Trung Quốc cần tăng cương củng cố và đầu tư thêm cho sân bay quân sự, căn cứ hải quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cùng với những gì Trung Quốc đang nói và làm một cách phi pháp, hung hăng, táo tợn trên biển Đông, những bình luận mang tính chất bịa đặt, bóp méo sự thật và quy chụp cho các nước khác của La Viện và một số học giả Trung Quốc là điều hết sức đáng lên án, vạch trần trước công luận.

Dư luận quốc tế, khu vực cần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh truyền thông nhằm vạch trần những âm mưu của nhóm học giả như La Viện phục vụ cho ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh bởi nếu không Trung Quốc, truyền thông và học giả nước này sẽ càng được đà lấn tới, dư luận sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm và hiểu nhầm.

Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ cho biết:

Chúng ta đều rất bức xúc và bất bình trước hành động gọi thầu đến chín lô dầu khí, nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa - Hình 5

TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ

Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.

Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế… nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ.

Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.

Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.

* Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?

- Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ.

Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí… nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác.

Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển

* Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?

La Viện hô hào TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng Sa - Hình 6

Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN – Đồ họa: N.Khanh

- Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.

Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản… Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.

* Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?

- Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp.

Theo GDVN

Hoàng đế Pháp Napoleon vừa "hồi sinh" tại Litva

Napoleon Bonaparte người thấp đậm đang vẫy chiếc mũ hai quai nổi tiếng của ông trước hàng quân, chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Nga của quân Pháp. Đó là hình ảnh tái hiện những trận đánh nổi tiếng hai thế kỷ về trước ở Litva.

Hoàng đế Pháp Napoleon vừa hồi sinh tại Litva - Hình 1

Người vào vai Napoleon là Oleg Sokolov, giáo sư tại Đại học Sorbonne, Paris. (Nguồn: AFP)

"Vive la France, vive la Pologne (Nước Pháp muôn năm, Ba Lan muôn năm)", vị hoàng đế Pháp hô to trên lưng ngựa trước sự hoan hô vang dội của hàng trăm binh sĩ mặc quần áo kiểu quân đội thế kỷ 19.

Cảnh tượng này được tái hiện ngày thứ Bảy vừa rồi tới tại bờ sông Neman ở Kaunas, miền trung Lithuania: hơn một nghìn người sẽ tham gia sự kiện này, tập lập cuộc xâm lăng của Bonaparte vào ngày 24/6/1812 vào nước Nga Sa hoàng.

Người vào vai Napoleon là Oleg Sokolov, giáo sư tại Đại học Sorbonne, Paris.

"Những sự kiện như thế này là cuộc đời tôi", Sokolov, một người Nga, nói với AFP khi vẫn còn đang mặc bộ quân phục màu xanh với các vạch đỏ và cầu vai màu vàng.

Theo lệnh của ông, hàng trăm binh sĩ sẽ băng qua sông Neman trên thuyền, trong tiếng vỗ tay vang dội của hàng nghìn người đến xem, nhưng bên kia sông, họ chạm trán với một cuộc xung phong sấm sét của quân đội hoàng gia Nga.

Những tiếng nổ và khói mù mịt bắn ra từ một khẩu pháo giả càng làm khung cảnh chiến trận thêm sinh động, khi quân Pháp dần buộc quân Nga phải rút lui.

Hoàng đế Pháp Napoleon vừa hồi sinh tại Litva - Hình 2

Quân Pháp vượt sông Neman (Nguồn: AFP)

"Tái hiện một trận đánh với pháp, ngựa và gươm nghiêm túc hơn nhiều so với trên sân khấu hay trong phim ảnh" - một người yêu thích lịch sử Lithuania, Arvydas Pociunas, đóng vai tư lệnh quân Nga Sa hoàng, nói với AFP. "Bạn phải có con mắt sắc sảo trong từng giây một."

Sự kiện này đã thu hút hơn 1.000 người tham gia từ Pháp, Nga và trong cả vùng Baltic và Đông Âu, bao gồm Litva, Ba Lan, Belarus, Latvia, Ukraine và Cộng hòa Séc, theo lời các nhà tổ chức.

Quân số thực của quân Pháp khi băng qua sông Neman vào đêm ngày 24/6/1812 là 220.000 người.

"Giống như một sân khấu ngoài trời với không khí tuyệt vời," du khách người Bỉ Francois Forget, 35 tuổi, tới theo dõi trận đánh giả lập và đội mũ Napoleon, nói.

Sử gia Svetlana Pantchenko cùng chồng Alexander đã đến Litva từ vùng lãnh thổ tách rời thuộc Nga giáp Lithuania là Kaliningrad, để giúp tái hiện sự kiện này. "Chúng tôi có một câu lạc bộ nghiên cứu về pháo thời đó bao gồm các kỹ sư, giáo viên, thợ xây và chúng tôi có dịp gặp nhau tất cả ở đây," Pantchenko nói.

Vượt sông Neman, hay Nemunas trong tiếng Litva, là bước đầu tiên của Napoleon trong cuộc xâm lược thất bại miền tây nước Nga.

Sau những thành công ban đầu, trong mùa đông tiếp theo, Napoleon hứng chịu một thất bại sống còn với kế hoạch thống trị châu Âu của ông.

Với Litva, một nước Baltic ba triệu dân, sự có mặt của vị hoàng đế Pháp giúp họ khơi lại hy vọng tìm kiếm tự do từ đế quốc Nga.

Hoàng đế Pháp Napoleon vừa hồi sinh tại Litva - Hình 3

Quân đội Nga Sa hoàng đáp trả (Nguồn: AFP)

Sau khi Nga, Phổ và Áo chia nhau Ba Lan và Litva theo một hiệp ước năm 1795, phần lớn lãnh thổ Litva thuộc quyền Sa hoàng và người dân nước này coi cuộc chiến của Napoleon là cơ hội để giành lại độc lập.

"Nhiều người Litva hy vọng Napoleon sẽ đánh bại đế quốc Nga," Bộ trưởng quốc phòng Litva, Rasa Jukneviciene, nói trong bài phát biểu ngay trước khi trận đánh được tái hiện. "Sau khi thua trận ở Nga, vị hoàng đế chạy về Pháp và cùng với ông là hy vọng phục hồi độc lập của Litva nhờ sự giúp đỡ của người Pháp".

Litva và Ba Lan chỉ giành lại độc lập sau thế chiến thứ nhất./.

Theo TTXVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khaiTổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai
07:19:53 19/12/2024

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Phản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXHPhản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXH
18:43:52 19/12/2024
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)
18:06:28 19/12/2024
Chàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phêChàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phê
20:15:36 19/12/2024
Kẻ tống tiền cố diễn viên "Ký sinh trùng" nhận án tùKẻ tống tiền cố diễn viên "Ký sinh trùng" nhận án tù
17:04:08 19/12/2024
Tình trạng bất ổn của Hwang Jung Eum sau khi bị đại gia ngành thép "cắm sừng"Tình trạng bất ổn của Hwang Jung Eum sau khi bị đại gia ngành thép "cắm sừng"
16:22:23 19/12/2024
Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồngShowbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng
19:49:38 19/12/2024

Tin mới nhất

Tướng Nga bị sát hại ở Moscow: Tín hiệu nguy hiểm cho cuộc chiến ở Ukraine?

Tướng Nga bị sát hại ở Moscow: Tín hiệu nguy hiểm cho cuộc chiến ở Ukraine?

21:59:02 19/12/2024
Sự việc Trung tướng Nga Igor Kirillov bị sát hại có thể là chỉ dấu báo hiệu một giai đoạn mới tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cuộc chiến ở Ukraine.
Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

20:13:08 19/12/2024
Ông Sarkozy là cựu Tổng thống Pháp đầu tiên bị kết án tham nhũng và phạt tù tại nước này.
Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

20:04:56 19/12/2024
Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới.
Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

20:02:29 19/12/2024
Do đó theo báo cáo, cần những thay đổi cơ bản sâu sắc trên toàn hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng đang cùng xảy ra này và ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ sinh thái.
Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

19:58:37 19/12/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump.
Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấn công trái đất

Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấn công trái đất

19:36:12 19/12/2024
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck (Đức), các nhà khoa học cảnh báo trái đất đang đối mặt với một siêu bão mặt trời có sức tàn phá hơn hàng tỉ quả bom nguyên tử, đe dọa sự sống còn của nhân loại.
Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

19:30:41 19/12/2024
Yonhap ngày 17.12 đưa tin ông Park An-su bị bắt theo lệnh tòa án, với cáo buộc có vai trò then chốt trong cuộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực.
Sôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông Trump

Sôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông Trump

19:21:29 19/12/2024
Đường về Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã liên tục nhận sự ủng hộ từ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, đặc biệt ở giới công nghệ.
Triều Tiên: Hợp tác với Nga nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực toàn cầu

Triều Tiên: Hợp tác với Nga nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực toàn cầu

19:16:20 19/12/2024
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đồng thời lên án tuyên bố gần đây của Washington và các đồng minh chống lại mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Bình Nhưỡng và Moskva.
Đan Mạch cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Bắc Cực

Đan Mạch cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Bắc Cực

19:12:26 19/12/2024
Ngoài ra, Bắc Cực cũng có tầm quan trọng chiến lược về quân sự vì đây là khu vực triển khai tàu ngầm hạt nhân, có thể ẩn dưới băng và trong trường hợp xảy ra xung đột, có thể tấn công hầu hết Bắc Mỹ và châu Âu.
Lý do Tổng tham mưu trưởng Nga đánh giá không thể sớm 'giải phóng' Kursk

Lý do Tổng tham mưu trưởng Nga đánh giá không thể sớm 'giải phóng' Kursk

19:08:03 19/12/2024
Tuy nhiên, bất chấp những tổn thất của Nga, quân đội Ukraine ở Kursk dường như ngày càng ở thế yếu trước lợi thế của Nga về nhân lực và trang thiết bị.
Lại xuất hiện ảnh vệ tinh mới cho thấy Nga thu dọn thiết bị tại căn cứ ở Syria

Lại xuất hiện ảnh vệ tinh mới cho thấy Nga thu dọn thiết bị tại căn cứ ở Syria

18:54:18 19/12/2024
Đây là dấu hiệu Nga đang giảm bớt hiện diện quân sự ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ bất ngờ hồi đầu tháng này.

Có thể bạn quan tâm

Song Joong Ki hack tuổi thần sầu khiến MXH bùng nổ, chia sẻ về nhà vợ mới bất ngờ

Song Joong Ki hack tuổi thần sầu khiến MXH bùng nổ, chia sẻ về nhà vợ mới bất ngờ

Hậu trường phim

22:00:19 19/12/2024
Song Joong Ki lại tiếp tục gây chú ý bởi màn hack tuổi thần sầu vô cùng xuất sắc. Dù đã 39 tuổi nhưng ông bố hai con lại vô cùng trẻ trung, như thể chưa đầy 30.
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh

Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh

Sao việt

21:53:18 19/12/2024
Việt Hương được biết tới là người đàn em khá thân thiết, gắn bó với Hoài Linh ở cả sân khấu lẫn ngoài đời. Cả hai từng đóng chung rất nhiều tiểu phẩm hài đình đám ở cả hải ngoại lẫn trong nước.
Cặp đôi Hoa ngữ đang làm điên đảo MXH: Nhan sắc phong thần, diễn xuất đỉnh cao mang tới cả bầu trời chemistry

Cặp đôi Hoa ngữ đang làm điên đảo MXH: Nhan sắc phong thần, diễn xuất đỉnh cao mang tới cả bầu trời chemistry

Phim châu á

21:44:24 19/12/2024
Lý Quân Nhuệ và Mạnh Tử Nghĩa đang được khen khắp cõi mạng khi thể hiện diễn xuất quá đỉnh ở tập mới của phim Cửu Trọng Tử.
Nam thần Vbiz gây sốc vì xấu tàn canh gió lạnh, visual lạ lùng tới độ netizen cũng phải kêu cứu

Nam thần Vbiz gây sốc vì xấu tàn canh gió lạnh, visual lạ lùng tới độ netizen cũng phải kêu cứu

Phim việt

21:42:09 19/12/2024
Bộ phim Việt Nam Tiểu Tam Không Có Lỗi ở những diễn biến mới nhất có thêm sự xuất hiện của một nhân vật mới gây ra không ít tò mò cho khán giả.
Khởi tố đối tượng giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển gây hậu quả chết người

Khởi tố đối tượng giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển gây hậu quả chết người

Pháp luật

21:36:57 19/12/2024
Trước đó, ngày 25/8, tại quốc lộ 32 thuộc khu 4, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông xảy ra vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm anh Chu Quốc T (SN 2008 ở xã Thái Hoà, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) tử vong.
Nữ diễn viên bị gạ gẫm khiếm nhã hàng chục năm chỉ vì cảnh hở sốc trong phim Sex is Zero

Nữ diễn viên bị gạ gẫm khiếm nhã hàng chục năm chỉ vì cảnh hở sốc trong phim Sex is Zero

Sao châu á

21:16:54 19/12/2024
Phim Sex is Zero là một trong những tác phẩm hài 18+ đình đám của điện ảnh xứ Hàn. Dù đã trải qua 22 năm nhưng tới nay, Sex is Zero vẫn được xem là một tượng đài khó thay thế.
Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường khâm phục quyết tâm của ca sĩ Vũ Thùy Linh

Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường khâm phục quyết tâm của ca sĩ Vũ Thùy Linh

Nhạc việt

20:54:03 19/12/2024
Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường bày tỏ khâm phục khi chứng kiến hành trình nỗ lực của ca sĩ Vũ Thùy Linh để mang làn điệu dân gian đến khán giả trẻ.
3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

Netizen

20:43:52 19/12/2024
Olympia đã phát sóng được 24 mùa và vẫn giữ vững sức hút với khán giả cả nước, trở thành sân chơi học thuật uy tín nhất với học sinh lứa tuổi THPT.
Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Phong cách sao

20:30:11 19/12/2024
Hình ảnh của nữ ca sĩ tại sự kiện thời trang này đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp các nền tảng mạng xã hội và nhận được nhiều lời khen ngợi.
Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Sao thể thao

20:26:32 19/12/2024
Tiền đạo người Pháp luôn biết cách tỏa sáng trong các trận chung kết cả ở cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia.
Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

19:58:55 19/12/2024
Tối 18/12, cộng đồng Army - fandom BTS có phen nức nở khi Jung Kook bất ngờ lộ diện sau thời gian dài nhập ngũ.