Lá thư cảm động gửi “mẹ Nga” của một lính tăng Ukraine
“Khi người lính kia cùng pháo thủ và lái xe nhảy ra ngoài, chúng tôi chỉ cần bấm nút là họ sẽ bị xóa sổ khỏi thế giới này. Nhưng chúng tôi đã không làm vậy, chúng tôi đã để họ bỏ chạy”.
Mới đây, một người lính xe tăng Ukraine đã trở thành một “hiện tượng” trên Internet khi ông này chia sẻ câu chuyện về việc tha mạng cho một “lính Nga” ở miền đông Ukraine và gửi một lá thư ngỏ đầy cảm động cho mẹ của người lính đó trên Facebook.
Sau khi chiến sự nổ ra và leo thang ở miền đông Ukraine, người nông dân Alexei Chaban rời nông trại của mình để lên đường nhập ngũ, và trở thành một thiếu úy chỉ huy xe tăng thuộc Tiểu đoàn Tăng 17 quân đội Ukraine.
Cũng như nhiều người lính Ukraine khác, Chaban mang theo bên mình chiếc điện thoại di động khi ra chiến trường, để ông có thể liên lạc với người thân trong gia đình và chia sẻ những cảm nhận của mình sau mỗi trận chiến với các đồng đội thông qua mạng xã hội Facebook.
Thiếu úy Chaban bên chiếc xe tăng do ông chỉ huy
Hôm thứ Ba, Chaban kể trên trang Facebook của mình về một cuộc đụng độ ở gần làng Sanzharivka, phía bắc thị trấn Debaltseve, nơi quân đội Ukraine đang bị các chiến binh ly khai vây hãm. Chaban kể rằng ông đã chứng kiến xe tăng của phe ly khai lao qua người một binh sĩ Ukraine bị thương, khiến ông “không biết phải diễn tả cảm xúc lúc đó như thế nào”.
Sau đó, Chaban bắt đầu viết và đăng lên Facebook lá thư ngỏ gửi tới “người mẹ Nga” của một người lính đối phương đã được ông tha mạng trong một cuộc đấu hỏa lực xe tăng diễn ra hôm 22/1.
Chaban kể lại: “Chiếc xe tăng của tôi bắn trúng xe tăng T64-BV của đối phương, khiến nó đứng im bất động. Khi người lính kia cùng pháo thủ và lái xe nhảy ra ngoài, chúng tôi chỉ cần bấm nút là họ sẽ bị xóa sổ khỏi thế giới này. Nhưng chúng tôi đã không làm vậy, chúng tôi đã để họ bỏ chạy”.
Video đang HOT
Chaban đã tìm thấy trong chiếc xe tăng bị bắn trúng trên một chiếc điện thoại gắn thẻ sim của Nga. Chaban đã đăng một bức ảnh ông tìm thấy trong chiếc điện thoại này lên Facebook, chụp một người lính trung tuổi mặc đồ rằn ri và đội mũ lính tăng của Nga.
Bức ảnh chụp người “lính Nga” do Chaban đăng lên mạng
Chaban cho rằng người đàn ông này là một lính Nga nên đã quyết định gửi một lá thư ngỏ cho mẹ của ông ta, kèm với đó 3 số điện thoại và địa chỉ được cho là của người mẹ trên mà ông tìm thấy trong chiếc điện thoại bị bỏ lại.
Trong lá thư ngỏ đầy cảm động trên, Chaban đã giải thích với “người mẹ Nga” rằng người Ukraine đã phải đối mặt với nhiều vấn đề như tham nhũng, tội phạm, nghèo đói, thất nghiệp, nên họ phải lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chaban cũng đảm bảo với “người mẹ Nga” rằng người Ukraine không phải là những kẻ phát xít ăn thịt trẻ em hay cưỡng hiếp người tàn tật, mà chỉ là những con người bình thường yêu hòa bình, yêu đất nước, yêu trẻ em.
Chaban viết: “Xin hãy nói với con trai của bà rằng kiếm sống trên nỗi khổ đau của người khác là không tốt. Anh ta có thể về nhà và tìm một công việc khác. Anh ấy có thể sống cuộc đời thanh bình mà không cảm thấy tội lỗi trong tâm hồn”.
Theo Khampha
Triều Tiên: Muốn hội đàm, phải nộp 10 tỉ USD
Trong cuốn sách chuẩn bị được công bố, cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tiết lộ một thông tin gây sốc, đó là Triều Tiên đã từng đòi Hàn Quốc phải nộp 10 tỉ USD và nửa triệu tấn lương thực vào năm 2009 như một điều kiện tiên quyết để tổ chức hội đàm.
Người tiền nhiệm của ông Lee là cựu Tổng thống Kim Dae-jung đã từng tổ chức thành công cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il vào năm 2000. Ông Kim Dae-jung đã từng được ca ngợi là người có công xây dựng một thời kỳ quan hệ nống ấm với Triều Tiên.
Thế nhưng sau đó danh tiếng này trở nên hoen ố khi người ta biết được rằng chính ông đã góp phần chuyển 500 triệu USD cho Triều Tiên để mở được cuộc hội đàm cấp cao đó.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tiết lộ thông tin gây sốc về Triều Tiên. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ông Lee Myung-bak, người đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Hàn Quốc từ năm 2008-2013 đã không làm như vậy, và ông kiên quyết từ chối các yêu cầu mà phía Triều Tiên đưa ra.
Trong cuốn sách sắp xuất bản, ông Lee viết: "Tài liệu mà Triều Tiên trao cho chúng tôi giống như là một &'hóa đơn hội đàm', trong đó liệt kê những hàng hóa mà chúng tôi phải cung cấp cũng như tiến trình cung cấp số hàng đó".
Trong bản tài liệu này, số hàng hóa mà Triều Tiên đưa ra để làm "điều kiện cho hội đàm" là 400.000 tấn gạo, 100.000 tấn ngô, 300.000 tấn phân bón và 10 tỉ USD tiền mặt để Triều Tiên có thể thành lập một ngân hàng.
Ông Lee viết: "Chúng tôi quyết định từ chối vì không nên mặc cả cho một cuộc hội đàm".
Trong khi đó, người kế nhiệm của ông Kim Dae-jung là cựu Tổng thống Roh Moo-hyun cũng đã gặp ông Kim Jong-il trong một cuộc hội đàm cấp cao lần thứ hai vào năm 2007.
Cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (phải) và cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun
Đến năm 2011, ông Kim Jong-il trước khi qua đời cũng thúc đẩy một cuộc hội đàm nữa với Hàn Quốc, nhưng không đưa ra các đòi hỏi vật chất đi kèm vì ông không chịu thừa nhận vụ tấn công bằng ngư lôi làm chìm một tàu chiến Hàn Quốc, ông Lee viết trong cuốn sách.
Chiếc tàu chiến Cheonan của hải quân Hàn Quốc đã bị trúng ngư lôi vào năm 2010 khiến 46 sĩ quan, thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Hàn Quốc cho rằng chính tàu ngầm của Triều Tiên đã phóng ra quả ngư lôi định mệnh trên, trong khi Bình Nhưỡng phủ nhận mọi sự liên quan.
Sau khi từ chối đòi hỏi để tổ chức hội đàm trên, ông Lee Myung-bak kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il một lần nào.
Mới đây, nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên là Kim Jong-un và đương kim Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết họ đã sẵn sàng cho một cuộc hội đàm cấp cao liên Triều.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bình Nhưỡng cũng đã yêu cầu Hàn Quốc dỡ bỏ những lệnh cấm vận do chính quyền của ông Lee Myung-bak áp đặt đối với Triều Tiên sau vụ tàu chiến Cheonan bị đánh chìm.
Theo Khampha
Ly khai tấn công, 31 lính Ukraine thương vong trong một ngày Chiến sự ở đông Ukraine trở nên tồi tệ nhất khi phe ly khai mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố cảng Mariupol và bao vây thị trấn Debaltseve, nơi giao tranh đang diễn ra ác liệt nhất. Ngày 26/1, người phát ngôn quân đội Ukraine Vladislav Seleznyov cho biết những cuộc giao tranh dữ dội với phe ly khai...